Viêm amidan hốc mủ: Triệu chứng điển hình và cách chữa dứt điểm

Viêm amidan hốc mủ không phải là bệnh của riêng trẻ nhỏ mà còn là nỗi ám ảnh khiến không ít người lớn khổ sở. Căn bệnh này gây ra đau rát, khó chịu, hơn nữa còn khiến hơi thở có mùi, khiến người bệnh gặp trở ngại trong việc giao tiếp, ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và các mối quan hệ. Thậm chí, nếu không được điều trị sớm bệnh dễ dẫn tới viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí có thể dẫn đến ung thư amidan.

Viêm amidan hốc mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ là một trong những dạng biến chứng của viêm amidan do tình trạng nhiễm trùng lan rộng, tạo thành mủ ở giữa hoặc bao phủ lấy bề mặt amidan. Amidan là tổ chức có chức năng sản sinh ra các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh bên ngoài. Tuy nhiên, cấu trúc amidan rất đặc biệt và phức tạp với nhiều hốc, múi do vậy, một khi vi khuẩn, virus xâm nhập, khả năng bị viêm nhiễm của nó cũng cao hơn. 

Vùng viêm nhiễm xuất hiện mủ quanh hốc amidan
Vùng viêm nhiễm xuất hiện mủ quanh hốc amidan

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm amidan hốc mủ là bệnh lý hô hấp nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm dễ gây biến chứng áp xe thành họng, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí có thể dẫn đến ung thư amidan. 

Ngoài ra, người mắc viêm amidan hốc mủ cũng gặp nhiều trở ngại trong vấn đề giao tiếp do hơi thở có mùi. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới công việc cũng như các mối quan hệ bên ngoài. Do vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường, hãy gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.”

Nguyên nhân viêm amidan hốc mủ

Nhiều chuyên gia tai mũi họng nhận định nguyên nhân dẫn tới viêm amidan hốc mủ ở người lớn chủ yếu do nhiễm khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, Haemophilus Influenzae… Đặc biệt, liên cầu tan huyết beta nhóm A được đánh giá là nguyên nhân nguy hiểm nhất bởi nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề của bệnh. 

Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh là do virus, phổ biến nhất là virus Adenovirus, Rhinovirus, virus á cúm, virus hợp bào hô hấp. Bên cạnh hai nguyên nhân chính là vi khuẩn, virus, một số yếu tố cũng góp phần gây ra bệnh, cụ thể:

  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi
  • Lười vệ sinh răng miệng
  • Uống nước lạnh, ăn nhiều đồ cay nóng
  • Hệ miễn dịch kém tạo điều kiện virus, vi khuẩn tấn công cơ thể
  • Thường xuyên mắc các bệnh vùng tai – mũi- họng
  • Bị viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm

Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm amidan hốc mủ có thể là do các bã đậu trong họng. Bã đậu là những khối màu trắng, vàng xuất hiện quanh hai túi amidan. Thực tế, đây là những cặn, vụn thức ăn lâu ngày tích tụ lại. Thông thường, bã đậu khá vô hại, nhưng nếu trong miệng có một lượng lớn nó sẽ hôi miệng lâu năm, nghiêm trọng hơn, đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển và dẫn tới viêm amidan hốc mủ bã đậu. Tình trạng này khiến amidan sưng tấy, gây nên các triệu chứng khó chịu như ốm, sốt cao, buồn nôn, đau họng, ù tai…

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Bệnh viêm amidan hốc mủ thường gây ra các biểu hiện như đau họng, sốt nhẹ, ho (có thể có đờm),  đau họng, miệng hôi, thở khò khè, tiết nhiều nước bọt, sưng hàm… Khi quan sát cổ họng, có thể phát hiện hai amidan sưng đỏ, các hốc có chất màu trắng sữa.

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, viêm amidan mủ được chia thành hai dạng là viêm amidan mủ cấp tính và viêm amidan mủ mãn tính. Tùy từng trường hợp các dấu hiệu bệnh cũng có sự thay đổi. Cụ thể:

  • Viêm amidan hốc mủ cấp tính: Người bệnh sốt cao, suy nhược cơ thể, đau họng, đau ngực, ho có đờm, niêm mạc họng đỏ, sưng,..
  • Viêm amidan hốc mủ mãn tính: Có thể sốt nhẹ hoặc không, cổ họng ngứa rát, hơi thở có mùi hôi, thường ho khan vào sáng sớm, khàn giọng, thở khò khè, ngáy to về đêm,…

Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở vùng họng và nghi ngờ là bệnh viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không để bệnh lâu này, diễn biến phức tạp làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Viêm amidan có nên cắt không?

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?” Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng, Amidan là bộ phận giúp bảo vệ vòm họng khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Do vậy, không phải trường hợp nào cũng nên cắt. Cắt amidan được coi là giải pháp cuối cùng trong việc điều trị viêm amidan hốc mủ và chỉ nên thực hiện thủ thuật này trong các trường hợp:

  • Trường hợp 1: Bệnh tái phát nhiều lần, không điều trị dứt điểm bằng nội khoa.
  • Trường hợp 2: Bệnh tái phát nhiều lần kèm theo tình trạng viêm hạch cổ bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư amidan rất nguy hiểm.
  • Trường hợp 3: Bệnh nhân bị áp-xe quanh amidan và phải nhập viện để điều trị.
  • Trường hợp 4: Bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, gây cản trở đường hô hấp, khó nuốt, khó thở, ngủ không yên.
  • Trường hợp 5: Bệnh dẫn tới các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa,…

Bệnh nhân trước khi quyết định cắt amidan cần được sự đồng ý của bác sĩ và phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi quá trình cắt có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Không ít bệnh nhân từng bị hôn mê trong quá trình cắt, hoặc cắt không đúng kỹ thuật dẫn tới chảy máu trong, nhiễm trùng vết cắt. 

Ngoài ra, nếu cắt amidan, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, gan, thận nhằm tránh trường hợp máu khó đông gây ảnh hưởng tới việc phẫu thuật.

Cách chữa viêm amidan hốc mủ như thế nào?

Hiện nay, trong điều trị viêm amidan có mủ, các phương pháp thường được sử dụng phải kể tới dùng thuốc Tây y, chữa bằng Đông y và áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm amidan có mủ. Tuy nhiên, theo tư vấn của thầy thuốc ưu tú Lê Phương, dù lựa chọn phương pháp này, điều quan trọng nhất là người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ tây y

Điều trị viêm amidan mủ theo Tây y, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc hạ sốt. Đây là phương pháp giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa tác dụng phụ. Một số loại thuốc điều trị viêm họng thường dùng gồm: 

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Được kê đơn khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng ở vùng amidan và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ.
  • Thuốc tiêu đờm:  Có tác dụng điều trị triệu chứng, tình trạng đờm ở vùng họng.
  • Thuốc giảm ho: Dùng trong tình trạng người bệnh có triệu chứng ho liên tục, ho kéo dài, ho khan, ho có đờm do vùng amidan bị viêm nhiễm. 
Thuốc Tây y chữa viêm amidan
Thuốc Tây y chữa viêm amidan

Hiện nay, nhiều bệnh nhân thay vì tới khám tại bệnh viện, phòng khám thường chủ quan, mua thuốc về dùng. Hơn nữa, cũng không ít người có thói quen khi đang uống thuốc thấy bệnh đỡ liền bỏ thuốc, không sử dụng. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây biến chứng và dễ tái phát.

Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà

Các mẹo chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà cũng được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, lành tính. Một số phương pháp phổ biến phải kể đến như:

  • Chữa viêm amidan có mủ bằng rau diếp cá: Người bệnh có thể dùng rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi giã nát, thêm chút muối cùng 10ml nước khuấy đều. Lọc lấy phần nước cốt, uống 2 lần/ ngày, duy trì 1 tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt.
  • Chữa viêm amidan hốc mủ bằng nghệ: Sử dụng nghệ tươi giã nhỏ, dung sôi cùng sữa nóng, khuấy đều và uống trong 3 ngày liên tục có thể giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.
  • Chữa viêm amidan hốc mủ bằng lá húng chanh: Người bệnh có thể dùng lá húng chanh hấp cách thủy cùng đường phèn rồi chắt lấy nước uống liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm đi rõ rệt.

Những mẹo dân gian chữa viêm amidan hốc mủ kể trên thường phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, không có tác dụng trị bệnh triệt để. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh vẫn cần kết hợp với các phương pháp điều trị đặc trị khác. 

Chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y 

Điều trị viêm amidan có mủ bằng Đông y hiện cũng đang là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp này không sử dụng kháng sinh, không cần cắt nhưng vẫn mang lại hiệu quả lâu dài, không tái phát. Nguyên nhân là do các bài thuốc từ Đông y tác động trực tiếp tới nguyên nhân, gốc rễ gây ra bệnh chứ không chỉ tác động tới triệu chứng bệnh.

Thuốc Đông y chữa viêm amidan nhiều ưu điểm
Thuốc Đông y chữa viêm amidan nhiều ưu điểm

Ngoài ra, Đông y còn giúp bồi bổ chức năng của can, thận, giúp cân bằng âm dương trong cơ thể từ dó cải thiện sức để kháng, tăng khả năng phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì, kiêng gì? Phòng tránh ra sao?

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ lê Phương cho biết, bệnh nhân cần chủ động bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt không lành mạnh của mình. Cụ thể:

Viêm amidan hốc mủ kiêng gì? Ăn gì?

Trong chế độ ăn uống, người bệnh nên chú ý những thực phẩm như sau:

Viêm amidan ăn gì, kiêng gì?
Viêm amidan ăn gì, kiêng gì?

Lưu ý trong sinh hoạt cho người bệnh

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý tới một số thói quen trong sinh hoạt như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng và súc miệng nước muối  2 lần/ ngày.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay ở những nơi đông người, khu vực nhiều khói bụi.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Giữ ẩm cổ họng, không để bị sốc nhiệt, lạnh quá mức hoặc nóng quá mức.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh và đồ sinh hoạt cá nhân của họ.

Viêm amidan hốc mủ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, do vậy, bệnh nhân không được chủ quan với bệnh, cần đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu đầu của bệnh. Bệnh nếu được điều trị sớm, đúng cách có thể ngăn chặn được các tình trạng viêm nhiễm nặng cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. 

4/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?