Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là mắc bệnh gì? Cách xử lý

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi chắc chắn là điều mà bệnh nhân rất lo lắng khi mắc phải. Ho kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi. Vậy ho lâu ngày uống thuốc không hết là bệnh gì? Cách điều trị tình trạng ho này như thế nào? 

Tại sao bị ho kéo dài uống thuốc không khỏi?

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ho kéo dài uống thuốc mãi không khỏi. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến như sau:

Tôi từng bị viêm xoang ở tuần thứ 11 của thai kỳ nhưng chị Diễm Trinh đã "thoát bệnh" hoàn toàn mà không cần đến kháng sinh hay thuốc xịt. THAM KHẢO NGAY bí quyết chữa viêm xoang khi mang thai của mẹ bầu Diễm Trinh.

Cơ thể kháng thuốc

Người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị viêm họng, các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm ho không đúng liều lượng, quá lạm dụng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Hơn nữa, sử dụng các loại thuốc kháng sinh kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng. Khi đó, vùng niêm mạc cổ họng sẽ bị tổn thương trầm trọng hơn và gây ra các cơn ho dai dẳng.

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
Ho kéo dài uống thuốc không khỏi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Vì thế, mặc dù đã uống thuốc đều đặn nhưng các cơn ho vẫn tiếp diễn, không chấm dứt. Nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ thì vô cùng nguy hiểm, bố mẹ nên đặc biệt lưu ý.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp

Theo thống kê, cứ 5 người uống thuốc huyết áp sẽ có 1 người bị bệnh ho kéo dài và uống thuốc không khỏi. Đây là một trong các tác dụng phụ phổ biến mà người bệnh mắc phải. Một số thuốc huyết áp có thể gây ho mãn tính như Aceon, Lotensin, Monopril, Masta… 

Để giảm tác dụng phụ, người bệnh nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu các tác dụng phụ ngày một nghiêm trọng hơn bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện thăm khám. 

Cơ thể thiếu nước

Khi bị ho, cảm lạnh người bệnh nên bổ sung nhiều nước. Nước sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể làm việc tốt hơn. Ngoài ra, uống đủ nước sẽ giúp giảm đau rát họng và giảm ho hiệu quả.

Vì thế, tình trạng ho kéo dài uống thuốc không khỏi có thể xảy ra do cơ thể bị mất nước, khô miệng. Do đó, người bệnh có thể chủ động bổ sung đủ nước để giảm ho và làm loãng chất nhầy bám trong hệ hô hấp. Bạn có thể uống các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây và tuyệt đối không được uống rượu bia, chất kích thích.

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi do căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu quá nhiều có thể gây ra tình trạng cảm lạnh mãn tính. Hậu quả là có thể dẫn đến các cơn ho kéo dài. Nếu bạn càng căng thẳng, lo lắng nhiều tình trạng bệnh ho ngày càng nặng hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan mỗi ngày.

Lạm dụng các loại thuốc xịt mũi

Khi bị nghẹt mũi, nhiều người bệnh sử dụng thuốc xịt để giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc xịt mũi không đúng, quá lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tác dụng phụ điển hình là sưng màng nhầy, khiến chất nhầy bị tắc nghẽn ở cổ họng. Từ đó gây ho nặng nề hơn dù uống thuốc chữa bệnh đầy đủ.

Môi trường khô, ẩm

Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển lạnh và khô ẩm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi. Khi đó, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách giữ ấm cho bản thân để giảm ho hiệu quả. 

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng ho uống thuốc không khỏi có thể cảnh báo nhiều bệnh lý như sau:

  • Hen suyễn, dị ứng: Đây là căn bệnh mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và hệ hô hấp. Bệnh khiến bạn ho liên tục, kéo dài dai dẳng. Ngoài ra, tình trạng dị ứng do tiếp xúc nhiều với khói bụi, phấn hoa cũng gây ra triệu chứng ho liên tục.
  • Tắc nghẽn phổi mãn tính: Căn bệnh này gây ra các cơn ho kéo dài do phổi bị tắc nghẽn bởi nhiều dịch nhầy. Vì thế, người bệnh cần phải ho liên tục để đẩy dịch nhầy ra ngoài.
Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Ho kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn ho lâu ngày uống thuốc không khỏi. Một số triệu chứng có thể đi kèm như sốt, sổ mũi…
  • Trào ngược dạ dày: Đây là một bệnh lý ở đường tiêu hóa nhưng lại có thể gây ra các cơn ho kéo dài. Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản khiến người bệnh ho liên tục. Kèm theo đó là các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, buồn nôn…
  • Viêm phế quản cấp: Ho khan, ho có đờm kéo dài cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm phế quản. Căn bệnh này khiến bạn ho liên tục nhiều ngày, thậm chí vài tuần. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho phổi. 

Triệu chứng ho uống thuốc mãi không khỏi

Khi bị ho kéo dài uống uống thuốc không khỏi, người bệnh có thể nhận biết bởi các triệu chứng như sau:

  • Bị ho khan, ho có đờm kéo dài. Kèm tình trạng chảy mũi, ngạt mũi, có cảm giác dịch mũi chảy xuống thành sau họng. 
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau rát họng, muốn hắng giọng.
  • Có triệu chứng khàn tiếng, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Ợ chua, có vị chua ở miệng.
  • Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị ho ra máu.

Cách xử lý tình trạng ho kéo dài uống thuốc không khỏi

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là một triệu chứng mà người bệnh không nên chủ quan. Lúc này, bệnh nhân cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm nhất. Tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ở phổi, cổ họng…

Thăm khám và uống thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh không được tự tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ khiến tình trạng ho diễn ra dai dẳng và không khỏi cho dù có uống thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc Tây đặc trị bệnh ho được bác sĩ kê toa:

  • Thuốc giảm ho: Đây là các loại thuốc giảm đau và ức chế trung tâm hô hấp. Nhóm thuốc này có chứa codein nên thích hợp dùng cho người trưởng thành và ho không có đờm. 
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát cổ họng khi ho kéo dài. Một số loại thuốc kháng viêm được sử dụng như Ibuprofenen, Diclophenac..
  • Thuốc tiêu đờm: Thuốc tiêu đờm giúp làm giảm độ đặc của đờm và giảm ho hiệu quả. Một số loại thuốc tiêu đờm được kê toa như Erdosteine, Carbocistein…

Nội dung chú ý

Sử dụng thuốc Tây y giúp kiểm soát các cơn ho hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y giúp kiểm soát các cơn ho hiệu quả

Tuy nhiên, như đã nói, người bệnh phải sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được uống sai liều lượng, lạm dụng thuốc. Vì điều này sẽ khiến tình trạng ho không thuyên giảm mà còn kéo dài dai dẳng. 

Mẹo dân gian nâng cao sức đề kháng

Nếu bị ho uống kháng sinh không khỏi thì người bệnh có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị bệnh. Các thảo dược thiên nhiên sẽ giúp giảm ho và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Mật ong: Mật ong có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng viêm. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất để làm lành tổn thương ở niêm mạc. Bạn có thể kết hợp mật ong, chanh, gừng và uống mỗi ngày để đẩy lùi các cơn ho ngay tại nhà.
  • Gừng: Hoạt chất gingerol trong gừng có tính tiêu viêm, chống sưng, giảm ho. Đồng thời ngăn chặn các dị ứng ở đường hô hấp. Bạn có thể chưng gừng với đường phèn, uống trà gừng muối để giảm ho.
  • Vỏ quýt: Vỏ quýt có tác dụng cấp ẩm, trị ho và lưu thông khí huyết. Bạn có thể dùng 12g vỏ quýt sắc với 200ml nước đến khi còn phân nửa nước. Cho thêm một ít đường và mật ong cho dễ uống. 

Bài thuốc Đông y chữa ho kéo dài

Sử dụng các loại thuốc Đông y chữa bệnh ho kéo dài uống thuốc không khỏi là biện pháp được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc ho chữa bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: 10g kha tử, 12g cát cánh, 8g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc thuốc 1 thang và uống mỗi ngày để điều trị bệnh.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: 12g bách bộ, 8g kinh giới, 6g cam thảo, củ gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Bạn sơ chế sạch các nguyên liệu trên, sắc thành thang thuốc và uống khi nước còn ấm. 

Bài thuốc 3: Giải pháp điều trị ho Quân Dân 102

Qua một thời gian nghiên cứu chuyên sâu, bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền (YHCT) Quân Dân 102 đã cho ra đời bài thuốc điều trị bệnh ho kéo dài. Bài thuốc được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên dưới dạng cao uống giải độc, giảm triệu chứng ho.

Các bài thuốc Đông y có tác dụng kiểm soát cơn ho và bồi bổ sức khỏe
Các bài thuốc Đông y có tác dụng kiểm soát cơn ho và bồi bổ sức khỏe

Liệu trình bài thuốc điều trị theo các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Tập trung giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, loại bỏ các triệu chứng ho, sốt, đau họng. Các loại thảo dược được sử dụng như liên kiều, tang diệp, bồ công anh, kim ngân hoa, diếp cá…
  • Giai đoạn 2: Tập trung điều trị căn nguyên của bệnh, kháng khuẩn, bổ phế, cải thiện hệ miễn dịch. Các loại thảo dược được sử dụng gồm ý dĩ, hoài sơn, cam thảo, hoàng kỳ, bạc hà, liên kiều…
  • Giai đoạn 3: Điều trị phục hồi, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp khỏi bệnh tật. Các loại thảo dược được sử dụng như cam thảo, bách bộ, kim ngân, thục địa, ngũ vị tử…

Tùy vào tình trạng của người bệnh, thầy thuốc sẽ gia giảm các loại dược liệu cho phù hợp. Từ đó giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Thuốc phù hợp cho cả trẻ nhỏ trên 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Đối với từng đối tượng, bác sĩ sẽ thêm bớt các dược liệu sao cho vừa điều trị bệnh hiệu quả vừa bồi bổ cơ thể. 

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi nên khám ở đâu tốt?

Khi ho kéo dài dai dẳng và uống thuốc không hết, người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám để khám và điều trị bệnh sớm nhất. Một số bệnh viện uy tín mà người bệnh có thể tìm đến như:

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ thăm khám uy tín. Bệnh viện có hệ thống máy nội soi tai mũi họng, máy siêu âm màu, máy chụp cắt lớp vi tính hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, uy tín. Nếu quá lo lắng về tình trạng ho kéo dài của mình, bạn hãy nhanh chóng đến Bệnh viện Bạch Mai để bác sĩ thăm khám và điều trị.

  • Địa chỉ bệnh viện Bạch Mai ở 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian khám từ 7 giờ 30 đến 4 giờ 30.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Nếu ở khu vực miền Nam thì bạn có thể tìm đến bệnh viện Chợ Rẫy để thăm khám bệnh. Đây là một bệnh viện đầu ngành tại TPHCM với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Bệnh viện có các thiết bị thăm khám hiện đại như máy nội soi tai mũi họng, máy X-quang, máy cộng hưởng MRI…

  • Địa chỉ bệnh viện Chợ Rẫy ở 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
  • Thời gian khám bệnh từ 6h sáng đến 17 giờ chiều. 

Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102

Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102 là địa chỉ khám bệnh kết hợp Đông – Tây y. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám bằng y học hiện đại. Đồng thời, bác sĩ sẽ bốc thuốc và chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Các bài thuốc trị ho của bệnh viện đã được nghiên cứu chuyên sâu và điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn có thể khám và điều trị ho tại Bệnh viện YHCT Quân Dân 102
Bạn có thể khám và điều trị ho tại Bệnh viện YHCT Quân Dân 102

Địa chỉ bệnh viện ở:

  • Hà Nội: 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm.
  • TPHCM: 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh. 

Thời gian khám bệnh từ 8 giờ đến 17 giờ 30 các ngày trong tuần. 

Một số lưu ý khi điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh ho kéo dài uống thuốc không khỏi

Để hạn chế mắc phải tình trạng ho kéo dài uống thuốc không khỏi cũng như lưu ý khi điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý một số điều như sau:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như mạt bụi, phấn hoa, hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp.
  • Cải thiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dứt điểm. Đồng thời chữa bệnh trào ngược dạ dày tận gốc. 
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hàng ngày. Người bệnh ho cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe tổng thể. Đồng thời khi ho nên tránh ăn thực phẩm gây kích ứng như bia, rượu, trà, cà phê, thuốc lá,…
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
  • Nếu tình trạng ho lâu ngày uống thuốc không khỏi và có dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh. 
  • Người bệnh phải tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc trị ho. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh ho kéo dài uống thuốc không khỏi. Bạn nên lưu ý phải uống thuốc đúng liều lượng, tránh lạm dụng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh. Nếu tình trạng ho trở nặng bạn không được chủ quan mà cần đến bệnh viện thăm khám sớm nhất. 

5/5 - (2 bình chọn)

Đọc ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Bác sĩ Lê Phương chữa dạ dày tại Nhất Nam Y Viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi, giá bao nhiêu?

Nhất Nam Y Viện chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Tinh Trùng Vón Cục Như Thạch Là Gì? Có Con Được Không?

TOP 18 Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Nam Tuyệt Vời Bạn Cần Biết!

Dấu Hiệu Rối Loạn Cương Dương Tạm Thời, Nguyên Nhân Cách Điều Trị

Tinh Trùng Loãng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Chồng Xuất Tinh Sớm Và 7 Điều Người Vợ Lý Tưởng Nên Thuộc Lòng

Yếu Sinh Lý Có Con Hay Không, Phòng Tránh Thế Nào? [Bác Sĩ Giải Đáp]

TOP 9 Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nam Của Úc Tốt Nhất 2020

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?