Top 3 cách kết hợp lê chưng đường phèn trị ho hiệu quả bất ngờ

Bạn đã từng nghe qua món lê chưng đường phèn trị ho chưa? Đây là cách làm đơn giản được khá nhiều người áp dụng để giảm triệu chứng ho. Đáng chú ý, phương pháp này rất an toàn và có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc top 3 cách kết hợp lê chưng đường phèn trị ho hiệu quả bất ngờ

Lê chưng đường phèn trị ho có tốt không?

Quả lê được biết đến với nhiều tên gọi khác như mật văn, ngọc nhũ hay khoái quả. Đây là loại trái cây được nhiều người ưa thích bởi vị ngọt, mát. Đáng chú ý hơn, trong y học cổ truyền, lê còn được xem là một vị thuốc quý với công dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có tác dụng trị ho ngay tại nhà.

Cụ thể, quả lê có vị ngọt, hơi chua, đặc tính mát, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu độc, giảm ho và long đờm. Chính vì loại quả này mới được áp dụng rộng rãi để chữa nhiều bệnh lý liên quan đến phổi như ho khan, ho gió hay ho có đờm.

Ngoài ra, trong quả lê còn chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin, canxi, phốt pho cùng một số chất chống oxy hóa. Những thành phần này đều có khả năng tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch và cải thiện cả chức năng hô hấp. Bên cạnh đó với đặc tính mát, giúp long đờm và sinh tân dịch thì quả lê còn có thể cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, giảm mất nước do sốt cao.

Lê chưng đường phèn trị ho là phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng
Lê chưng đường phèn trị ho là phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng

Đường phèn là loại đường có vị ngọt thanh và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết để làm mát họng, cắt cơn ho hiệu quả. Trong y học cổ truyền, nó thường được dùng chung với một số loại trái cây khác như lê, quất, mơ để tạo thành bài thuốc chữa nhiều bệnh.

Như vậy, khi bị ho, thay vì dùng thuốc kháng sinh thì người bệnh cũng có thể sử dụng lê hấp đường phèn để giúp long đờm, cắt cơn ho. Có thể nói, đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa hai nguyên liệu tự nhiên giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và nhuận phổi.

Chính vì vậy lê hấp đường phèn là một trong những bí quyết trị ho được đánh giá rất an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm. Bên cạnh đó, bài thuốc này cũng hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc và tránh hiện tượng “lờn thuốc”.

Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý, cách dùng quả lê hấp đường phèn chữa ho chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng và không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị khi bệnh trở nặng. Vì vậy chúng ta nên kết hợp thêm việc sử dụng thuốc và các biện pháp chăm sóc khác theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Những cách làm lê chưng đường phèn trị ho hiệu quả

Lê chưng đường phèn trị ho là một trong những phương thuốc cổ truyền được nhiều người áp dụng với 2 cách dùng phổ biến như sau:

Lê chưng đường phèn, táo tàu

Táo tàu là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học phương Đông. Loại quả này khi phơi khô có tác dụng bổ tỳ, lợi khí, giải độc, an thần và điều hòa các vị thuốc. Chính vì vậy nó thường được các lương y sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Việc thêm gia vị táo đỏ sẽ giúp điều hòa các vị thuốc
Việc thêm gia vị táo đỏ sẽ giúp điều hòa các vị thuốc

Cách dùng làm lê chưng đường phèn, táo tàu được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 2 quả lê tươi, 1,5 thìa cafe đường phèn, 8 quả táo tàu phơi khô, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lê sau đó gọi vỏ, cắt thành lát mỏng.
  • Táo tàu khô đem rửa sạch bụi.
  • Cho táo tàu, lê cùng đường phèn vào bát to rồi cho vào nồi hấp, đổ thêm 1,5 lít nước sau đó bật lửa đun sôi.
  • Khi thuốc sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục chưng cho đến khi lê và táo tàu mềm ra thì mới tắt bếp
  • Lê sau chưng xong thì đổ ra bát nhỏ, đợi cho nguội rồi ăn trực tiếp. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng trong ngày tiếp theo.
  • Dùng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày như ăn một món tráng miệng hay ăn nhẹ.

Lê chưng đường phèn và gừng chữa ho

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt mà gừng được áp dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trong đó có trị ho. Đây là dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính và có thể áp dụng cho cả người lớn và cả trẻ nhỏ bị ho. Chính vì vậy bạn nên thử làm lê chưng đường phèn và gừng để chữa ho tại nhà.

Gừng cũng là dược liệu giúp kháng viêm, diệt khuẩn, trị ho rất tốt mà bạn có thể áp dụng
Gừng cũng là dược liệu giúp kháng viêm, diệt khuẩn, trị ho rất tốt mà bạn có thể áp dụng

Cụ thể cách thực món lê chưng đường phèn và gừng trị ho được hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 quả lê tươi, 50g gừng tươi và 50g đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Lê đem rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành hạt lựu.
  • Dừng rửa sạch, gạo vỏ và thái sợi.
  • Cho lê và gừng đã sơ chế cùng đường phèn đã chuẩn bị vào nồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Chú ý đổ lượng nước vừa phải để tránh bị trào lên thuốc.
  • Cho gừng lê đã hấp cách thủy ra bát nhỏ cho bớt nóng sau đó ăn trực tiếp. Lúc này vị đắng, nóng của gừng sẽ chữa viêm và làm sạch cổ họng, còn lê và đường phèn sẽ giúp mát cổ họng và tạo nên vị ngọt, dễ dùng.
  • Người bị ho nên dùng món gừng lê chưng đường phèn khoảng 1 đến 2 lần trong ngày và kéo dài ít nhất 3 ngày mới thấy được hiệu quả.

Lê chưng đường phèn, kỷ tử

Các nghiên cứu từ y học cho thấy việc sử dụng câu kỷ tử liên tục trong 4 tuần có thể giúp người bệnh giảm đáng kể các triệu chứng của viêm phổi. Bên cạnh đó, nó cũng kích thích các bạch cầu hoạt động mạnh để chống lại một số bệnh liên quan đến phổi như cúm, hen suyễn hay ho.

Kỷ tử là loại dược liệu tốt cho người đang mắc các vấn đề về hô hấp
Kỷ tử là loại dược liệu tốt cho người đang mắc các vấn đề về hô hấp

Chính vì vậy kỷ tử hoàn toàn có thể kết hợp với lê và đường phèn để giảm triệu chứng ho khan hay ho có đờm hiệu quả. Cụ thể cách làm như sau:

Chuẩn bị: 2 quả lê, 1,5 thìa cafe đường phèn và 1 thìa cafe kỷ tử.

Cách thực hiện:

  • Lê rửa sạch để nguyên vỏ và cắt ngang phần đầu quả.
  • Dùng do nhỏ cẩn thận khoét lõi quả lê từ vị trí vừa cắt ngang và loại bỏ phần ruột và hạt. Chú ý không làm mất nước của lê để tránh làm giảm tác dụng trị ho.
  • Xếp 2 quả lê đã khoét ruột vào nồi hấp sau đó cho thêm kỷ tử cùng đường phèn đã chuẩn bị vài.
  • Đổ lượng nước vừa đủ vào nồi và hấp nguyên liệu trên xong khoảng 40 phút thì tắt bếp.
  • Dùng muôi múc từ quả lê bỏ vào bát nhỏ cho nguội sau đó ăn trực tiếp.

Để trị ho, người bệnh nên sử dụng món lê chưng đường phèn và kỷ tử hàng ngày như một món ăn tráng miệng. Chỉ sau vài ngày, tình trạng ho của bạn có thể được cải thiện đáng kể

Lưu ý khi dùng lê chưng đường phèn trị ho

Lê chưng đường phèn là cách làm đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để trị ho. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Với người bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi không nên dùng lê để trị ho. Bởi đây là loại quả có tính hàn nên sẽ khiến tình trạng trên càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lê hấp đường phèn chỉ có tác dụng giảm ho khan và ho có đờm. Với trường hợp bị ho do nhiễm khuẩn thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ và dùng thuốc đặc trị.
  • Lê là loại quả lành tính cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên khi kết hợp nó với mật ong hay gừng thì những đối tượng này cần phải chú ý. Bởi trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong vì hệ tiêu hóa còn kém, còn gừng có đặc tính cay, nóng, trẻ và người mang thai cũng không nên dùng.
  • Khi sử dụng lê chưng đường phèn trị ho, người bị tiểu đường cần hết sức chú ý. Bởi đây là chai nguyên liệu rất giàu đường glucose và fructose có thể khiến cho lượng đường trong cơ thể người bệnh tăng cao hơn.
  • Để đạt hiệu quả trị ho tốt nhất, người bệnh cần uống nhiều nước để làm dịu cổ họng.
  • Người bệnh cần chú ý ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi đúng giờ để cơ thể được nâng cao sức khỏe, nhờ đó hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả.

Vừa rồi là top 3 cách kết hợp lê chưng đường phèn trị ho đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn, nhất là những ai đang muốn trị ho bằng liệu pháp tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Bạn nên đọc

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?