Top 4 cách chữa ho bằng lá mơ lông bạn nên áp dụng tại nhà

Chữa ho bằng lá mơ lông là mẹo dân gian khá phổ biến từ xưa đến nay có tác dụng cải thiện cơn ho do viêm họng, cảm cúm,… Nhờ tận dụng nguồn gốc thảo dược lành tính, cách chữa này còn giúp bệnh nhân giảm phụ thuộc và tác dụng phụ của thuốc Tây y. 

Vì sao lá mơ lông có tác dụng chữa ho?

Lá mơ lông (tên khoa học là Paederia Tomentosa) trong dân gian còn có các tên gọi như lá thúi địch, mơ tròn, mơ tam thể, ngưu bì đống hay dây mơ lông. 

Theo nghiên cứu và phân tích, trong lá mơ lông có chứa một sô các thành phần đặc biệt tốt cho sức khỏe phải kể đến như:

  • Bisulfur carbon 
  • Paederin
  • Sulfur dimethyl disulphit 
  • Alcaloid
  • Methyl mercaptan 
  • Caroten 
  • Vitamin C 
  • Protein

Trong đó, hoạt chất sulfur dimethyl disulphit và paederin là hai hoạt chất nổi bật với tác dụng kháng sinh, chống viêm hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, các chất hữu cơ còn lại có trong lá mơ lông cũng có hoạt tính sính lý khá cao, là dưỡng chất tốt đối với cơ thể.

Sulfur dimethyl disulphit và paederin là hai hoạt chất nổi bật với tác dụng kháng sinh hiệu quả
Sulfur dimethyl disulphit và paederin là hai hoạt chất nổi bật với tác dụng kháng sinh hiệu quả

 Còn theo y học cổ truyền, lá mơ lông có tính bình, mát, vị hơi đắng, có mùi hôi đặc trưng. Đây là vị thuốc dân gian có tác dụng khu phong, lợi thấp, giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng, kháng viêm và giảm đau. 

Với tác dụng sát khuẩn và kháng viêm, lá mơ lông được tận dụng vào việc điều trị bệnh ho, viêm họng, đau họng do viêm nhiễm,… Không chỉ vậy, lá mơ còn giúp người đang ho tránh được sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp. Do đó, trị ho bằng lá mơ cũng được đánh giá là một trong những phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả cao. 

Các cách chữa ho bằng lá mơ lông

Lá mơ lông là một trong những loại rau ăn kèm quen thuộc đối với người Việt trong bữa cơm hàng ngày. Với đặc tính an toàn, bệnh nhân có thể yên tâm áp dụng các cách chữa ho bằng lá mơ thông qua một số cách sau: 

Chữa ho bằng nước lá mơ lông

Bệnh nhân sử dụng trực tiếp nước lá mơ lông để chữa ho giúp cơ thể hấp thụ gần như đầy đủ nhất những dưỡng chất từ lá tiết ra. 

Nguyên liệu chuẩn bị: Một nắm lá mơ lông tươi và 200ml nước ấm. 

Cách thực hiện: 

  • Lá mơ lông tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút để khử khuẩn thật sạch rồi để ráo nước. 
  • Cho lá mơ lông vào cối giã nát rồi chắt lấy nước cốt, bỏ phần bã. 
  • Hòa nước cốt lá mơ với nước ấm, rồi uống 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn. 

Lưu ý: Nước cốt lá mơ có vị hơi khó uống, bệnh nhân có thể cho thêm một thìa mật ong hoặc đường đỏ để dễ uống hơn. Phương pháp này cần thực hiện kiên trì và liên tục khoảng 7-10 ngày sẽ thấy cơn ho thuyên giảm đáng kể. 

Uống trực tiếp lá mơ tươi chữa ho là cách để cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất
Uống trực tiếp lá mơ tươi chữa ho là cách để cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất

Kết hợp lá mơ và mật ong

Mật ong là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian trị ho tại nhà cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây được xem là một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại. 

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá mơ tươi, mật ong nguyên chất. 

Cách thực hiện: 

  • Lá mơ lông tươi đem rửa sạch rồi ngâm với ít nước muối hòa tan trong 10 phút.
  • Rửa lại với nước sạch, vẩy ráo nước. 
  • Cho lá mơ vào cối giã nguyên rồi cho vào chiếc khăn xô mỏng, tiến hành vắt lấy nước cốt lá mơ. 
  • Cho mật ong vào nước cốt lá mơ với tỉ lệ 30ml nước:1 thìa mật ong. 
  • Dùng hỗn hợp này để uống hai lần mỗi ngày, hâm nóng trước khi uống. 

Lưu ý: Thời điểm uống thuốc để phát huy tác dụng tốt nhất là vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống, bệnh nhân nên dùng khi còn ấm nóng và uống từ từ.

Đặc trưng của lá mơ là vị cay nồng, mùi hôi nên khá khó uống, bệnh nhân cần phải kiên trì và chịu khó. Đặc biệt, mỗi ngày chỉ nên uống không quá 30ml hỗn hợp này. 

Chữa ho bằng lá mơ lông và mật ong nên uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ
Chữa ho bằng lá mơ lông và mật ong nên uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ

Kết hợp lá mơ lông với trứng chữa ho

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng có lợi cho cơ thể, đặc biệt là tác dụng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp, trong đó có chứng ho khan

Nguyên liệu: Lá mơ lông tươi và 3 quả trứng gà ta. 

Cách làm: 

  • Lấy một nắm nhỏ lá mơ đem rửa sạch, để ráo rồi băm nhỏ. 
  • Đập 3 quả trứng gà ra bát rồi cho lá mơ băm nhỏ vào trộn đều, cho gia vị vừa đủ để ăn. 
  • Mang hỗn hợp đi hấp cách thủy trong 20 phút. 
  • Món ăn này dùng khi còn nóng đem lại hiệu quả trị ho vô cùng tốt. 

Lưu ý: Món ăn này phù hợp với bệnh nhân bị ho do cảm cúm hoặc viêm họng cấp tính. Đối với các trường hợp ho mãn tính, ho lâu ngày không khỏi, có thể dùng món ăn này trong bữa cơm hàng ngày, kết hợp cùng thuốc đặc trị. 

Lá mơ và trứng gà là sự kết hợp tuyệt vời trong điều trị các bệnh về đường hô hấp
Lá mơ và trứng gà là sự kết hợp tuyệt vời trong điều trị các bệnh về đường hô hấp

Bài thuốc chữa ho bằng lá mơ

Lá mơ lông có thể kết hợp cùng một số vị thuốc Đông y có tác dụng bổ trợ giúp cải thiện bệnh ho do cảm lạnh, viêm họng, ho gà ở trẻ em,… 

Nguyên liệu: 200g lá mơ lông. Bách hộ, rau má, cỏ nhọ nồi, rễ chanh, cỏ mần trầu mỗi loại 250g. Cam thảo và trần bì mỗi loại 150g kết hợp cùng 50g gừng tươi. 

Cách làm: 

  • Đem tất cả nguyên liệu trên, sắc với khoảng 1 lít nước.  
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 350ml nước thì tắt bếp. 
  • Thuốc dùng để uống 2 lần/ngày sau bữa ăn.

Lưu ý: Nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ thì có thể cho thêm ít đường khi sắc thuốc để dễ uống hơn. Bệnh nhân cũng có thể chia thuốc uống 3 lần mỗi ngày tùy vào tình trạng bệnh. 

Lưu ý khi chữa ho bằng lá mơ lông đảm bảo hiệu quả

Triệu chứng ho hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm khi bệnh nhân dùng lá mơ đúng cách. Bên cạnh chữa ho bằng lá mơ, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày như: 

  • Vệ sinh vòm họng mỗi ngày bằng cách súc miệng nước muối sinh lý sau khi đánh răng.
  • Vào thời tiết lạnh, bệnh nhân nên  bảo vệ cổ họng thật ấm khi ra ngoài. 
  • Hạn chế uống nước đá, đồ uống lạnh, rượu bia và các chất kích thích. 
  • Khi bị ho, bệnh nhân tránh ăn các thực phẩm có vị tanh như cá biển, hải sản, tôm, mực,… hoặc da gà, đồ chiên rán, cay nóng. 
  • Tham khảo các món ăn dạng mềm và lỏng như súp nấm, cháo sườn, canh hầm xương,… 
  • Nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể phòng trừ các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng như các bệnh cảm cúm. 
  • Giữ thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ họng, ngăn chặn sự tấn công của các virus gây bệnh. 

Chữa ho bằng lá mơ lông được coi là một trong những mẹo chữa dân gian hiệu quả và an toàn. Song hiệu quả điều trị có nhanh chóng hay không phụ thuộc vào cơ địa và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Khi cơn ho dai dẳng và trầm trọng, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?