Ho gà ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh có mức độ lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát. Vậy ho gà ở người lớn là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được câu trả lời và tìm ra cách điều trị bệnh hiệu quả.

Ho gà là gì? Dấu hiệu ho gà ở người lớn

Ho gà ở người lớn là một trong những bệnh về đường hô hấp trên bao gồm cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng, ho… Bệnh ho gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với người lớn, ho gà là bệnh lý ít nghiêm trọng hơn và có thể khỏi nếu được điều trị sớm và đúng cách.

Vậy ho gà ở người lớn có những dấu hiệu nào? Dưới đây là những dấu hiệu ho gà phổ biến theo từng giai đoạn mà bạn đọc nên tham khảo. Vì mỗi giai đoạn sẽ có từng triệu chứng khác nhau. Do đó, bạn đọc cần hết sức lưu ý để nhanh chóng phát hiện bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh: Sẽ kéo dài trung bình khoảng từ 6-20 ngày. Giai đoạn này người bệnh chưa có bất kỳ dấu hiệu nào.

Giai đoạn viêm long: Người bệnh bắt đầu có các triệu chứng như sốt, ho, chảy nước mũi hoặc hắt xì hơi. Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Do có dấu hiệu giống bệnh cảm lạnh thông thường nên người bệnh rất dễ chủ quan trong giai đoạn này. Đây cũng là thời điểm bệnh dễ lây lan và phát tán mạnh nhất. Cuối thời điểm này, cơn ho sẽ phát triển mạnh, kéo dài dai dẳng.

Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi là những dấu hiệu ho gà ở người lớn
Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi là những dấu hiệu ho gà ở người lớn

Giai đoạn khởi phát bệnh: Bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 6 tuần. Thậm chí lên tới 10 tuần với những triệu chứng nặng như:

  • Ho rũ rượi thành từng cơn: Người bệnh sẽ ho liên tục. Mỗi cơn ho từ 15 – 20 tiếng.
  • Thở rít vào: Sau mỗi cơn ho, người bệnh sẽ thở hít vào để lấy không khí. Tiếng thở nghe như tiếng gà rít.
  • Khạc ra đờm: Cuối cơn ho, người bệnh có thể khạc ra dịch đờm màu trắng trong và dính. Đờm này mang theo vi khuẩn ho gà. Từ đó trở thành nguồn lây bệnh sang người khác.

Giai đoạn hồi phục: Tần suất các cơn ho ít dần đi. Bệnh nhân không còn cảm thấy sốt, mệt mỏi nữa. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không phòng ngừa bệnh thì ho gà có thể tái diễn nghiêm trọng hơn thành viêm phổi.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở người lớn và các biến chứng

Nguyên nhân gây ra ho gà ở người lớn do vi khuẩn Bordetella pertussis tấn công vào đường hô hấp. Vi khuẩn này sẽ lây truyền thông qua hoạt động nói chuyện, cười đùa. Hoặc khi người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ đờm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể của người tiếp xúc gần. Từ đó chúng phát triển và hình thành bệnh ho gà.

Vi khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân chính gây bệnh ho gà cho người lớn
Vi khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân chính gây bệnh ho gà cho người lớn

Ho gà rất dễ lây lan mạnh trong các môi trường như trường học, nhà ở,… Bởi những nơi này rất đông người, ít thoáng khí tạo điều kiện để vi khuẩn dễ phát tán. Vì vậy, ngay khi phát hiện mình bị ho gà, người bệnh cần chủ động cách ly để tránh lây lan trong cộng đồng.

Ở người lớn cũng có biến chứng ho gà nhưng với mức độ nhẹ, ít nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh chóng
  • Không kiểm soát được bàng quang, đi tiểu liên tục
  • Viêm phổi
  • Do ho nhiều và nặng có thể khiến xương giòn, dễ gãy
  • Gián đoạn giấc ngủ thường xuyên, liên tục

Cách trị bệnh ho gà ở người lớn

Ho gà ở người lớn không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan. Bởi ho gà kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời gây khó chịu, mệt mỏi trong sinh hoạt hằng ngày. Để tránh gặp phải điều này, người bị ho gà nên chủ động điều trị bệnh sớm.

Dưới đây là một số cách trị bệnh ho gà ở người lớn mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Trị ho gà cho người lớn bằng kháng sinh Tây y

Một trong những cách trị ho gà cho người lớn nhanh và hiệu quả nhất là sử dụng thuốc Tây y. Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm tần suất cơn ho trông thấy.

Người bệnh có thể dùng những thuốc sau để điều trị ho gà.

  • Erythromycin: Đây là loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị ho gà. Erythromycin có khả năng ngăn cản hoạt động của vi khuẩn ho gà khiến cho chúng không thể phát triển. Từ đó giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh về đường hô hấp. Liều lượng được áp dụng để chữa trị ho gà là 50 mg/kg/ngày. Người bệnh cần dùng đều đặn trong vòng 14 ngày.
  • Kháng sinh Ampicillin: Tương tự Erythromycin thuốc cũng có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể như bệnh viêm họng, viêm xoang, ho khan, ho có đờm, ho gà. Liều lượng sử dụng thuốc là 70-100 mg/kg/ngày. Người bị ho gà cần sử dụng liên tục từ 8-10 ngày.
  • Cephalosporin/ Amoxicillin: Hai loại thuốc này có khả năng phòng ngừa bội nhiễm.
Thuốc Amoxicillin có khả năng điều trị ho gà ở người lớn hiệu quả
Thuốc Amoxicillin có khả năng điều trị ho gà ở người lớn hiệu quả
  • Kháng sinh Histamin tổng hợp: Đây là thần dược trị ho hiệu quả có thể ngăn ngừa ho khan, ho có đờm, ho gà.
  • Siro phenergan: Nếu người bệnh bị ho dai dẳng thành từng cơn kèm theo viêm mũi có thể sử dụng siro phenergan. Mỗi ngày người bệnh cần sử dụng 10-20 ml/ngày để điều trị bệnh hiệu quả.

Để việc điều trị hiệu quả hơn, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc Đông y điều trị ho gà ở người lớn

Đông y cho rằng, các thể bệnh ho đều khởi phát từ tổn thương của các tạng phủ bên trong cơ thể. Còn tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, tà khí độc được coi là yếu tố trực tiếp, lợi dụng lúc cơ thể đang suy nhược đã xâm nhập vào hệ hô hấp gây ra bệnh ho. Chính vì vậy,  nguyên tắc của bài thuốc Đông y điều trị ho là: ngoài xử lý các triệu chứng thì còn cần chú trọng cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong thì mới đạt được hiệu quả bền vững.

Mẹo dân gian chữa bệnh ho gà

Ngoài Tây y và Đông y, người bệnh cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian lâu đời để chữa bệnh ho gà. Những mẹo này rất đơn giản và dễ làm với nguyên liệu chính là những thực phẩm có sẵn trong nhà.

Bạn đọc có thể áp dụng một số bài thuốc gian gian chữa ho gà ở người lớn cho thấy hiệu cao dưới đây:

Cách trị ho gà cho người lớn bằng trứng gà

Trứng gà có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng như ho gà, ho do hen suyễn, ho do lao phổi. Trứng gà cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng, giúp làm dịu vòm họng lưu thông đường thở. Ngoài ra, trong trứng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh.

Chuẩn bị các nguyên liệu: Trứng gà, mật ong, một bát nước nóng

Cách làm:

  • Pha 2-3 thìa cà phê mật ong vào bát nước nóng khuấy đều lên
  • Đập một quả trứng gà vào bát, trộn đều các nguyên liệu
  • Người bệnh nên sử dụng bài thuốc này mỗi ngày 1 lần

Mẹo dân gian này giúp người bị bệnh ho gà cải thiện triệu chứng ho kéo dài kèm theo sốt, mệt mỏi.

Điều trị ho gà hiệu quả từ lá hẹ

Lá hẹ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, lá hẹ thường được sử dụng để điều trị ho, viêm họng, viêm phế quản,… Các thành phần trong lá hẹ có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn ho gà, làm chúng không thể phát triển. Sau đây là bài thuốc dân gian điều trị ho gà bằng lá hẹ.

Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 200g lá hẹ tươi

Cách thực hiện:

  • Nhặt lá hẹ, ngâm với nước muối loãng trong vòng 10 phút rồi rửa sạch
  • Xay lá hẹ cùng với một ít nước
  • Xay xong, lọc bỏ bã lấy nước uống
  • Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày từ 1-2 lần để đạt được hiệu quả trị ho tốt nhất.
Người bị ho gà có thể sử dụng bài thuốc từ lá hẹ để mau khỏi bệnh
Người bị ho gà có thể sử dụng bài thuốc từ lá hẹ để mau khỏi bệnh

Cách điều trị bệnh ho gà bằng gừng

Theo dân gian, gừng được coi là loại kháng sinh tự nhiên trị ho hiệu quả. Gừng có thể cải thiện các triệu chứng ho khan, ho do thời tiết, do cảm lạnh và cả ho gà. Gừng có chứa hoạt chất kháng khuẩn rất tốt ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn ho gà. Đồng thời giúp làm dịu vòm họng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dưới đây là bài thuốc dân gian phổ biến điều trị bệnh ho gà bằng gừng.

Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi và mật ong

Cách làm:

  • Rửa sạch gừng, cho vào cối giã nát
  • Hãm gừng trong nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó cho 2 thìa cà phê mật ong vào nước và khuấy đều.

Người bị ho gà nên uống trà gừng mật ong 2-3 lần mỗi ngày. Trà gừng sẽ làm ấm vòm họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Các biện pháp phòng tránh ho gà ở người lớn

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ho gà ở người lớn, bạn đọc nên áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Uống nhiều nước, bởi nước sẽ làm dịu cổ họng, ngăn ngừa ho do ngứa rát cổ họng
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm rau, củ, quả có nhiều vitamin C. Vì vitamin C giúp tăng đề kháng cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa tác nhân gây ho gà.
  • Kiêng các loại thực phẩm dầu mỡ, chiên rán vì chúng dễ gây tổn thương niêm mạc họng, gia tăng tần suất ho.
  • Không uống rượu, bia, coca, pepsi.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, không gian sống để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ho gà.
  • Ngay khi phát hiện bị ho gà, người bệnh cần thực hiện cách ly và điều trị để tránh lây lan trong cộng đồng.
  • Khi ho, hắt hơi, lấy giấy để che miệng và mũi. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi ho, hắt hơi để ngăn ngừa virus, vi khuẩn.

Ho gà ở người lớn là một bệnh lý dễ lây lan qua đường hô hấp. Tuy nhiên nó không gây nên các biến chứng nguy hiểm cho người trưởng thành. Mặc dù vậy, nếu bạn thấy tình trạng ho gà kéo dài không khỏi, nên chủ động đến các cơ sở y tế để điều trị sớm, tránh hậu quả nghiêm trọng.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?