Ho khan về đêm: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả, triệt để

Ho khan về đêm là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể bị suy nhược và suy giảm chất lượng cuộc sống. Dưới đây là nguyên nhân ho khan ngứa cổ về đêm và các cách chữa ho khan ban đêm hiệu quả được nhiều người áp dụng. Mời bạn tham khảo cụ thể. 

Nguyên nhân ho khan về đêm 

Ho khan vào ban đêm hiểu đơn giản là hiện tượng ho nhưng không kèm theo chất đờm từ cổ họng. Triệu chứng này gây cảm giác kích thích dẫn đến ngứa rát, khó chịu ở cổ họng. Ho khan nhiều vào đêm kéo dài dai dẳng chính là hồi chuông cảnh báo những bệnh lý hô hấp nguy hiểm.

Ho khan về đêm gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, mất ngủ, suy nhược cơ thể,...
Ho khan về đêm gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…

Vậy bạn đã biết được ho khan về đêm là bệnh gì? Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ho khan về đêm bao gồm: 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Nguyên nhân hàng đầu gây ho khan về đêm là do nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó còn đi kèm các biểu hiện khác như sút cân đột ngột, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, ra mồ hôi đêm, đau ngực và thậm chí là khó thở. Bệnh có tính lây lan rộng và để lại nhiều di chứng nên cần phát hiện và điều trị sớm.
  • Hội chứng tiết dịch mũi sau: Hội chứng này khá đặc biệt và không được nhiều người biết. Bệnh lý này gây ra tình trạng dịch nhầy chảy từ khu vực từ mũi xuống họng, thường xảy ra nhiều hơn về đêm do tư thế nằm và tác động của thời tiết. Từ đó gây kích thích trẻ em ho khan về đêm dai dẳng, đặc biệt là khi cơ thể bị cảm lạnh, dị ứng hay bệnh lý hô hấp khác,…
  • Hen phế quản: Hen phế quản là bệnh lý phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ kích thích tiết dịch nhầy và phù nề đường thở. Ho khan kéo dài về đêm là triệu chứng tiêu biểu của bệnh này. Hen phế quản còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp khác như khó thở, thở khò khè, cảm giác đau ngực khó chịu,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược acid dạ dày thực quản là bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị và dễ tái phát thường xuyên. Với tư thế nằm ngủ và hoạt động của dạ dày vào ban đêm, dịch acid dễ dàng trào ngược lên thực quản, kích thích niêm mạc và gây ho khan liên tục. Bạn có thể dễ dàng nhận biết với các biểu hiện khác như ợ nóng, ợ chua, đau họng khàn giọng,…
  • Ung thư phế quản: Nếu ho khan về đêm và sáng kéo dài ở người hút thuốc lá lâu năm, kèm theo ho ra máu thì nên sớm kiểm tra. Đây có thể là biểu hiện ra ngoài của ung thư phế quản. Bạn có thể xác định bệnh bằng thao tác chụp X – quang phổi, CT ngực, nội soi và cuối cùng là sinh thiết phế quản.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Bé ho khan nhiều về đêm một phần nguyên nhân cũng do tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc kê đơn thường được sử dụng trong các trường hợp tăng huyết áp, hoặc bệnh lý tim mạch. Tình trạng này thông thường sẽ xuất hiện sau 1 tuần điều trị và sẽ chóng hết nên không cần quá lo lắng.

Biến chứng của triệu chứng ho khan về đêm

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng trẻ bị ho khan về đêm là triệu chứng thông thường, dễ gặp do thay đổi thời tiết nên chủ quan không điều trị. Nhưng đến khi bệnh biến chứng nặng hơn sẽ vô cùng nguy hiểm.

Bệnh gây ra các biến chứng, trong đó có viêm đau dây thanh quản
Bệnh gây ra các biến chứng, trong đó có viêm đau dây thanh quản

Một vài hậu quả nghiêm trọng có thể kể đến như: 

  • Dây thanh quản sau khi bị kích thích quá nhiều sẽ bị tổn thương, từ đó dẫn đến đổi giọng, đau dây thanh quản.
  • Tần suất người bệnh ợ hơi, buồn nôn nhiều hơn.
  • Trẻ sơ sinh ho khan về đêm còn khiến huyết áp tăng và gây vỡ mạch máu ở kết mạc.
  • Người bệnh ho về đêm sẽ cảm thấy cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn và không có năng lượng.
  • Người bị loãng xương ho khan về đêm thậm chí có thể bị gãy xương sườn.

Như vậy có thể thấy rằng các biến chứng của ho khan về đêm vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc điều trị ho khan kịp thời là vô cùng cần thiết. 

Ho nhiều vào ban đêm phải làm sao? Cách chữa hiệu quả

Trẻ ho khan nhiều về đêm không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát triển. Vì vậy nhiều người loay hoay tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này.

Có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng hay ho khan về đêm, mỗi hướng chữa bệnh có ưu và nhược điểm riêng biệt. 

Áp dụng mẹo nhỏ dân gian tại nhà chữa ho khan về đêm

Áp dụng mẹo dân gian tại nhà chữa bé bị ho khan về đêm là phương pháp được lưu truyền từ xa xưa. Ông cha ta đã dùng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên, rất dễ kiếm, dễ tìm.

Việc chủ động trong nguồn nguyên liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Không những vậy, các loại thảo dược này cũng vô cùng an toàn, lành tính và có thể dùng được cho trẻ nhỏ, mẹ bầu và người già.

Sử dụng các dược liệu có sẵn trong thiên nhiên để cải thiện bệnh lý nhanh chóng tại nhà
Sử dụng các dược liệu có sẵn trong thiên nhiên để cải thiện bệnh lý nhanh chóng tại nhà

Dưới đây là một vài cách chữa ho khan về đêm hiệu quả bạn có thể tham khảo: 

  • Trẻ ho khan sốt về đêm – Dùng giá đỗ: Giá đỗ được xem là loại thực phẩm có vị ngọt mát, thường được sử dụng trong các bữa ăn của người Việt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tinh chất bên trong giá đỗ có tác dụng điều trị ho khan, thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Bạn có thể sử dụng nước luộc giá đỗ để uống hàng ngày và điều trị ho khan về đêm.
  • Chữa ho khan về đêm với gừng: Gừng được biết đến như là một loại kháng sinh hoàn hảo. Các tinh chất tự nhiên bên trong gừng có công dụng kháng viêm và kháng khuẩn cao, hỗ trợ điều trị chứng ho khan ho nhiều về đêm và làm dịu vòm họng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn hạt hạnh đào với vài lát gừng thái mỏng, sử dụng hỗn hợp để nhai trực tiếp trong miệng. Các tinh chất sẽ thấm vào cổ họng và đem đến hiệu quả từ từ. Đây cũng là cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông rất tốt.
  • Chữa ho khan về đêm bằng vỏ bưởi: Trong vỏ bưởi đã được chứng minh có chứa rất nhiều tinh chất có lợi cho cơ thể như xilam, vitamin, pectin,… Các tinh chất này có tác dụng cải thiện tình trạng bé ho khan về đêm rất hiệu quả và an toàn. Cách làm cũng không quá khó khăn, bạn chỉ cần cho vỏ bưởi và đường phèn bát hấp trong 20 phút và uống hỗn hợp này hàng ngày. Sau khoảng 3 – 4 lần như vậy, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Những mẹo dân gian chữa ho khan về đêm có dược tính không cao. Chính vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện, tránh bỏ dở giữa chừng. Hiệu quả đạt được còn phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa mỗi người. Không những vậy, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề chọn lọc và sơ chế nguyên liệu kỹ càng. 

Tây y chữa ho khan về đêm

Sử dụng thuốc Tây chữa ho khan về đêm cũng là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn hiện nay. Hướng điều trị này giúp tiết kiệm tối đa thời gian, đem lại hiệu quả cao và rõ rệt.

Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh ho khan về đêm
Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh ho khan về đêm

Bạn có thể sử dụng các chất ức chế hoạt động bằng cách làm giảm kích thích ho như pholcodin, dextromethorphan, dihydrocodeine, pentoxyverine, eucalyptine, alyptin, chericof hay codeine,…

  • Hoạt chất codein: Hoạt chất này khá phổ biến trong việc giảm đau. Thế nhưng với những trường hợp ho khan mãn tính do bệnh lý thì codein không đủ hiệu lực. Tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng loại thuốc này là táo bón.
  • Các thuốc pholcodin và dextromethorpan: Các hoạt chất này hay dùng để trị ho, hiệu quả nổi bật và có ít tác dụng phụ so với codein.
  • Dextromethophan: Đây là loại thuốc hỗ trợ giảm ho có tác dụng lên trung tâm hành não. Người bệnh sẽ được sử dụng để giảm kích thích ở phế quản, họng, ho khan về đêm mãn tính.
  • Các thuốc ho có chứa codein hay các opioid khác: Những loại thuốc này cho hiệu quả cao nhưng không nên dùng cho trẻ em.

Những loại thuốc Tây trị ho trên cho hiệu quả cao nhưng người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc ho để điều trị. Mỗi dạng bệnh lý cùng với nguyên nhân khác nhau sẽ cần dùng những loại thuốc đặc trị riêng.

Vì vậy, chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới hiểu tình trạng của bệnh nhân để kê thuốc. Tuyệt đối không dùng những loại thuốc trên trong trường hợp ho có đờm. Bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần đối mặt với các tác dụng phụ nhất định. 

Đông y hỗ trợ khắc phục tình trạng trẻ ho khan về đêm 

Từ xa xưa, sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị các bệnh đường hô hấp như ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi hay thậm chí là ho khan về đêm vẫn luôn được nhiều người bệnh lựa chọn. Đây được xem là hướng chữa bệnh an toàn từ sâu bên trong.

Theo quan niệm của Đông y, trẻ bị ho khan nhiều về đêm thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bị phong nhiệt hoặc nhiễm phong hàn. Từ đó tạo ra thể đàm, bị tích tụ độc tố trong cơ thể và gây mất cân bằng âm dương.

Thuốc Đông y dùng để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả dài lâu
Thuốc Đông y dùng để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả dài lâu

Để điều trị hiệu quả, mạch cần điều dưỡng chính khí, phế cần được cải thiện, bồi bổ. Ngoài ra cũng cần tăng cường sức đề kháng để bệnh được loại bỏ triệt để và tránh tình trạng tái phát khi thời tiết thay đổi.

Một vài bài thuốc chữa ho bằng Đông y bạn có thể tham khảo như: 

  • Bài thuốc số 1: 12g trần bì, 12g kim ngân hoa, 12g bạch môn, 12g xương bồ, 12g liên kiều, 16g thiên môn, 16g tía tô, 16g tang diệp và 16g cỏ mực.
  • Bài thuốc số 2: 10g kim ngân hoa, 10g phòng phong, 10g bạn hạ, 10g trần bì, 12g liên kiều, 12g huyền sâm, 12g cam thảo, 16g lá húng chanh, 16g kinh giới, 16g tía tô và 20g bồ công anh.
  • Bài thuốc số 3: 8g vỏ quế; 100g thiên niên kiện, 10g bạch cự, 10g ngũ mai tử, 12g tục huyền, 12g cam thảo, 12g độc diệp thảo, 12g xà hưu thảo, 16g mã kế, 16g khương giới, 16g đương quy, 16g xương bồ và 16g cát cánh.
  • Bài thuốc Nam của nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Đây là bài thuốc nam gia truyền nổi tiếng hiện nay. Các loại thảo dược thiên nhiên như cát cánh, bồ công anh, kha tử, đẳng sâm, thục địa, kim ngân hoa,… kết hợp với nhau theo tỉ lệ vàng,… Tình trạng ho khan về đêm sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
  • Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang: Đây là bài thuốc nổi tiếng của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102, đặc biệt phù hợp cho mọi đối tượng khác nhau. Cơ chế điều trị tận gốc từ căn nguyên gây bệnh, loại bỏ triệu chứng khó chịu và bồi bổ chính khí. 

Tất cả các bài thuốc trên bạn chỉ cần sắc lên và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Hiệu quả còn phụ thuộc vào sự kiên trì, thể trạng mỗi người cũng như khả năng đáp ứng thuốc. 

Với các đối tượng đặc biệt bị ho như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người đang cho con bú nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Bạn cũng có thể trực tiếp tới thăm khám tại các phòng khám y học cổ truyền chất lượng, uy tín để hiểu rõ bệnh tình hơn. 

Phòng ngừa ho khan về đêm như thế nào?

Ho khan về đêm là tình trạng nhiều người gặp phải, việc điều trị không quá khó khăn nhưng tỉ lệ tái phát lại rất lớn. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa bệnh quay lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hãy nằm nghiêng khi ngủ để giảm thiểu tối đa nguy cơ ho khan về đêm
Hãy nằm nghiêng khi ngủ để giảm thiểu tối đa nguy cơ ho khan về đêm

Cụ thể là: 

  • Gối cao đầu và nên nằm nghiêng khi ngủ: Một trong những cách phòng tránh ho khan về đêm đơn giản mà hiệu quả là gối cao đầu đi ngủ. Chiều cao lý tưởng vào khoảng 15 – 20cm, lúc này dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng sẽ bị hạn chế, đồng thời axit trong dạ dày cũng không có cơ hội trào ngược lên vùng phổi và ngực. Ngoài ra với tư thế gối cao đầu, bạn có thể nằm nghiêng để thư giãn.
  • Giữ phòng ngủ sạch sẽ và thông thoáng: Lưu ý tiếp theo cũng khá quan trọng đó chính là giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng. Đặc biệt với những người bị dị ứng hay hen suyễn thì điều này rất quan trọng. Bởi bụi bẩn, lông động vật hoặc tóc rụng chính là nguyên nhân gây ra dị ứng, Từ đó gây ra nghẹt mũi và ho khan về đêm kéo dài.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột chính là nguyên nhân khiến bạn ho khan về đêm dai dẳng và trầm trọng. Vì thế, hãy luôn giữ ấm cơ thể để phòng tránh nhiễm lạnh. Nếu đang bị cảm lạnh, bạn hãy uống nhiều nước ấm, ăn cháo hay súp để làm nóng cơ thể. Bên cạnh đó cũng nên xịt mũi hoặc nhỏ nước mũi sinh lý hàng ngày để giữ mũi luôn sạch sẽ, ngăn chặn hiệu quả tình trạng hắt hơi và ho khan kéo dài.
  • Có lối sống lành mạnh: Để phòng và trị ho khan về đêm, bạn cần chủ động xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực. Theo đó, tuyệt đối không hút thuốc, sử dụng rượu bia hay bất kỳ chất kích thích nào nếu bạn đang bị ho mãn tính. Tập thể dục thể thao thường xuyên, dậy sớm cũng sẽ giúp bạn có một tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng. 

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về nguyên nhân cũng như cách điều trị ho khan về đêm hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích, bạn sẽ hiểu đúng tình trạng này, từ đó xác định được phác đồ chữa bệnh hiệu quả. Không nên để bé ho nhiều về đêm và gần sáng vì như vậy vô cùng nguy hiểm. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?