Bà bầu bị ho là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Ho trong quá trình mang thai là vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng. Bà bầu thường bị ho trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho ngứa cổ họng? Bà bầu bị ho điều trị thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé?

Bà bầu bị ho là bệnh gì? Triệu chứng bệnh

Một trong những hiện tượng khá thường gặp ở phụ nữ đang mang thai là bị ho. Ho có thể chỉ là triệu chứng do kích thích tại vùng hầu họng. Tuy nhiên ho cũng có thể là triệu chứng liên quan đến một số bệnh lý đường hô hấp.

Vậy khi bà bầu bị ho thường gặp phải những triệu chứng nào? Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bà bầu sẽ có những triệu chứng khác nhau.  

Bà bầu bị ho ngứa họng sổ mũi nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia y tế, bị ho khi mang thai có thể do sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. 

Nguyên nhân sinh lý

Tình trạng bà bầu bị ho có thể do một số nguyên nhân kể đến như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch khiến mẹ bầu bị ho: Khi phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến sức đề kháng suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bà bầu có thể mắc phải các bệnh như: Viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản…
Bà bầu bị ho thường gặp những triệu chứng như: Ho khan, ho có đờm, khó thở, ngực do ho kéo dài
Bà bầu bị ho thường gặp những triệu chứng như: Ho khan, ho có đờm, khó thở, ngực do ho kéo dài
  • Thời tiết thay đổi dẫn đến bị ho khi mang thai: Giao mùa cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị ho. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, cùng với sức đề kháng yếu làm cho bà bầu rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh. Ho là triệu chứng điển hình của các bệnh này.
  • Do dị ứng: Các triệu chứng của ho có thể xuất hiện khi mẹ bầu tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng như: Lông chó mèo, thức ăn, bụi, hoá chất hay phấn hoa…

Các nguyên nhân bệnh lý khiến mẹ bầu bị ho

Ngoài ra, việc bà bầu bị ho có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Trào ngược dạ dày: Vào thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung to ra, tạo áp lực lên ổ bụng gây trào ngược dạ dày. Tình trạng này cũng là một nguyên nhân gây ra bị ho khi mang thai.
  • Bệnh lý liên quan đến phổi: Có nhiều bà bầu trước khi mang thai đã mắc các bệnh liên quan đến phổi như: Phổi tắc nghẽn mãn tính, bụi phổi, hen phế quản, viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, xoang….Trong quá trình mang thai, sức đề kháng suy giảm, tình trạng ho càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Bị ho khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Đây là điều mà hầu hết bà bầu đều lo lắng. Nếu chỉ là triệu chứng ho thông thường các bà bầu có thể yên tâm vì cơn ho sẽ chấm dứt sau khoảng 1 – 2 ngày.

Tuy nhiên trong trường hợp ho kéo dài, ho khan gây khó thở tức ngực…bà bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và quá trình phát triển của bé.

Bị ho khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Những cơn ho kéo dài liên tục trong nhiều ngày, ho mạnh sẽ dẫn đến co thắt tử cung, gây động thai, sảy thai hoặc sinh non.
  • Các cơn ho kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sức khỏe ngày càng yếu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị ho nặng có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi dẫn đến những dị tật bẩm sinh…
Bà bầu nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Bà bầu nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Điều trị bệnh ho khi mang thai an toàn và hiệu quả

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm. Việc điều trị không thể tùy tiện, bừa bãi vì có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài cách chữa ho cho bà bầu an toàn.

Tây y trị ho khi mang thai

Khi bà bầu bị ho hầu hết các loại thuốc Tây y đều không được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc Tây y thường có hiệu quả nhanh, tiện dụng tuy nhiên cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm nếu lạm dụng và không được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.

Trong số trường hợp khi mẹ bầu bị ho kéo dài, nhiều đờm, khó thở, tức ngực… một số nhóm thuốc Tây y vẫn được sử dụng. Tuy nhiên mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh an toàn cho bà bầu như nhóm Penicillin, được sử dụng trong trường hợp ho nhiễm khuẩn, bội nhiễm,…Với những trường hợp ho nặng hoặc dị ứng với Penicillin, bác sĩ sẽ kê nhóm Macrolid.
  • Thuốc ho Prospan: Chỉ định khi mẹ bầu ho kèm viêm họng,  ho khan, nhiều đờm. Thuốc sử dụng trong khoảng 7 ngày sẽ có tác dụng. 
  • Kẹo ngậm ho cho bà bầu: Trong thành phần thường có dextromethorphan, menthol, bạc hà, mật ong,…đây đều là thảo dược thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Dùng để súc miệng, rửa mũi hàng ngày làm sạch cổ họng, giảm ho, tiêu đờm. 
  • Thuốc bổ, vitamin: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm cho mẹ bầu một số loại thuốc bổ để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm ho nhanh. 

Chữa ho khi mang thai bằng bài thuốc Đông y

Những bài thuốc Đông y cũng là một cách trị ho hiệu quả được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Thuốc Đông y hầu hết đều an toàn, sử dụng lâu dài cũng không có tác dụng phụ.

Các bài thuốc Đông y giúp chữa ho, viêm họng tận gốc và đặc biệt hiệu quả với những triệu chứng ho có đờm, ho khan,… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến mẹ bầu bị ho có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1 

  • Chuẩn bị: Kha tử 100g, cát cánh 12g và thêm khoảng 8g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Các loại dược liệu đem rửa sạch và đun với 500ml nước. Phần nước thuốc thu được chia đều làm 2 phần và sử dụng vào sáng và tối.

Bài thuốc số 2 

  • Chuẩn bị: Các loại dược liệu sau mỗi loại 100g: Cát cánh, lá tỳ bà, quả la hán, na sâm sa.
  • Cách thức hiện: Các loại dược liệu trên đem rửa sạch dược liệu và sắc nước uống. Thuốc được uống vào sáng và tối. 

Bài thuốc số 3 trị ho: 

  • Chuẩn bị: 100g thịt lợn nạc, 6g trần bì và nửa quả la hán.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu. Thịt lợn nạc luộc cùng trần bì và quả la hán. Đun khoảng 30 phút cho thịt lợn đủ chín và mềm. Cuối cùng mẹ bầu vớt thịt lợn đã chín ra và ăn như bình thường. Bạn cũng có thể uống cả phần nước luộc thịt để trị ho.

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y trị ho nhìn chung đều an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên với những trường hợp ho nặng, ho kéo dài lâu ngày… các mẹ bầu vẫn nên tham khảo chỉ định chuyên môn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Mẹo dân gian trị ho cho bà bầu

Ngoài sử dụng kháng sinh Tây y, bài thuốc Đông y, để điều trị dứt điểm những cơn ho, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Một số mẹo dân gian trị ho hiệu quả mẹ bầu có thể tham khảo như:

Bà bầu bị ho và sổ mũi uống trà gừng mật ong

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 4 – 5 thìa cà phê mật ong và 1 củ gừng tươi
  • Gừng rửa sạch và thái thành từng lát mỏng hoặc thái sợi.
  • Cho vào cốc hoặc bát, thêm khoảng 200 – 300ml nước sôi.
  • Hãm trong 15 phút rồi đổ mật ong vào và khuấy đều

Cách dùng: Nhấp từng ngụm nhỏ khi nước còn ấm. Có thể ngậm lát gừng để tăng hiệu quả. 

Bà bầu bị ho nên dùng gì? Quất và mật ong chữa ho hiệu quả

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 10 quả quất, 4 – 5 thìa mật ong
  • Quất rửa sạch, để nguyên vỏ, bổ đôi
  • Cho quất và mật ong vào bát rồi trộn đều, có thể thêm 1 chút muối hạt
  • Hấp cách thuỷ 15 phút

Cách dùng: Ăn dần trong ngày, nên ngậm và ăn cả miếng quất để hiệu quả hơn. Cách này đặc biệt hiệu quả với tình trạng bà bầu bị ho có đờm. 

Mẹ bầu ho uống lê hấp đường phèn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả lê nhỏ và khoảng 50g đường phèn
  • Lê rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng nhỏ
  • Trộn đều lê với đường phèn
  • Hấp cách thuỷ khoảng 15 phút

Cách dùng: Ngày uống đều đặn 3 lần, sử dụng trong khoảng 2-3 ngày là cơn ho sẽ giảm hiệu quả. 

Trị ho bằng lê hấp đường phèn giúp cơn ho của bà bầu giảm nhanh hiệu quả
Trị ho bằng lê hấp đường phèn giúp cơn ho của bà bầu giảm nhanh hiệu quả

Bà bầu bị ho nên dùng gì – Cam nướng

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị từ 2 – 3 quả cam chín, rửa sạch và lau khô 
  • Nướng trực tiếp trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, lưu ý trong quá trình nướng lật liên tục để vỏ không bị cháy

Cách dùng: Bóc vỏ cam và ăn luôn lúc còn nóng, hoặc cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào trà dùng hãm để uống. Đây là một cách rất hiệu quả để giảm ho, đặc biệt là khi bà bầu bị ho có đờm. 

Trà bạc hà trị ho nhanh chóng

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi và 1 ít đường
  • Rửa sạch lá bạc hà và để cho ráo nước
  • Vò xát lá bạc hà cho ra nước rồi cho vào cốc
  • Đổ thêm khoảng 200 – 300ml nước sôi và hãm trong khoảng 15 phút
  • Thêm đường vào và uống khi nước còn ấm
  • Có thể cho thêm 1 chút gừng hoặc xả vào nước ấm

Cách dùng: uống khi còn ấm, rất nhiều bà bầu bị ho khi dùng đều đặn đều thấy cơn ho sẽ giảm nhanh chóng.

Ngoài 5 mẹo, còn rất nhiều phương pháp trị ho cho bà bầu tại nhà khác. Dựa vào từng cơ địa và sức đề kháng mà mỗi cách sẽ đem đến hiệu quả khác nhau.

Tuy nhiên với những trường hợp bà bầu bị ho kéo dài liên tục gây mệt mỏi nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ đề điều trị dứt điểm và đảm bảo an toàn nhất.

Biện pháp phòng tránh ho khi mang thai

Sức khỏe của bà bầu và thai nhi là điều quan trọng nhất, vì vậy bà bầu nên chủ động tăng sức đề kháng, tránh bị cảm, giảm ho với những lưu ý sau đây:

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế vận động quá mạnh cũng như những công việc gây stress. Nghỉ ngơi đầy đủ và đảm bảo ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch, phòng ngừa lây nhiễm cho cả mẹ và bé. 
  • Chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Trong thời gian mang bầu bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C, uống nước đầy đủ, ăn các loại hoa quả như nho, cam, bưởi, táo,…
  • Nên tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm lâu và tắm muộn. Mùa đông nên giữ ấm đầy đủ bằng tất và khăn quàng cổ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, khu vực có ổ dịch…
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ: Trước và trong khi mang thai phụ nữ nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Khám, theo dõi sức khỏe định kỳ đảm bảo cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh và an toàn. 

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mình và bé. Bà bầu bị ho sẽ là vấn đề không đáng lo ngại khi các mẹ đảm bảo đủ sức đề kháng, thực hiện các biện pháp phòng tránh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

5/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?