Chia sẻ 3 cách chữa viêm họng mủ trắng hiệu quả và những lưu ý quan trọng

Chữa viêm họng mủ trắng theo dân gian, tây y, đông y cách nào an toàn nhất? Viêm họng có mủ trắng hay còn gọi là viêm họng hốc mủ, là giai đoạn chuyển biến nặng của bệnh viêm họng, nguy cơ gặp biến chứng cao. Người bệnh không được chủ quan trong điều trị mà cần dùng các biện pháp có khả năng chữa trị tận gốc, dứt điểm hoàn toàn.

Các cách chữa viêm họng có mủ trắng an toàn, hiệu quả

Viêm họng có mủ trắng là một trong những tình trạng bệnh viêm họng nặng, mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng xuất hiện mủ trắng và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bệnh gây ra các triệu chứng đau rát, ho khó chịu, có đờm và mủ ở họng, khiến hơi thở có mùi hôi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. 

Có nhiều cách điều trị viêm họng có mủ trắng tùy vào tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Phổ biến nhất là 3 cách chữa viêm họng bằng dân gian, bằng đông y và tây y. Cụ thể như sau:

Cách chữa viêm họng có mủ trắng tại nhà bằng dân gian

Để điều trị viêm họng, dân gian có đến hàng trăm bài thuốc được bào chế từ các cây cỏ tự nhiên, lành tính. Tuy nhiên, có nhiều bài thuốc không có tác dụng thực sự, tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Để hỗ trợ chữa viêm họng tại nhà an toàn, người bệnh nên sử dụng các cây thuốc nam lành tính. Hoặc lấy tỏi, quất, chanh, mật ong, gừng là những nguyên liệu có mặt ngay trong nhà bếp nhưng cho hiệu quả trị viêm họng tương đối tốt”. 

Để bào chế bài thuốc chữa viêm họng mủ trắng tại nhà, người bệnh có thể tham khảo công thức dưới đây:

  • Cam thảo: Lấy một vài lát cam thảo hãm cùng 200ml nước sôi và uống hàng ngày, 1-2 cốc/ngày, thực hiện liên tục cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Củ cải trắng: Lấy 1 củ cải trắng nhỏ cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng và trộn cùng 2-3 thìa mật ong, bọc kín rồi ủ qua đêm. Sang ngày hôm sau có thể sử dụng được, người bệnh chắt phần nước cốt pha cùng một ít nước ấm và uống, dùng 2-3 lần/ngày. Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc, cha mẹ có thể thay thế bằng đường phèn.
  • Lá xương sông: Lá xương sông sau khi rửa sạch thì để ráo, phơi khô hoàn toàn và đem nấu nước sôi uống hàng ngày, có thể thay luôn cho nước lọc cho đến khi bệnh khỏi.
  • Quất và mật ong: Quất sau khi rửa sạch thì trộn cùng mật ong vừa đủ, đem hấp cách thủy trong khoảng 10-15 phút. Sau đó bỏ bã, chắt lấy nước cốt dùng. Có thể pha hỗn hợp này cùng một ít nước ấm để dễ uống, sử dụng bất cứ khi nào bạn thấy đau họng, khô họng.
  • Tỏi: Tỏi thái thành từng lát mỏng rồi ngậm sống trong khoảng 5 phút mới nuốt xuống từ từ. Nếu bạn không thể ăn tỏi sống, hãy nướng chín rồi nhai kỹ từ từ.
  • Gừng: Gừng thái thành từng lát mỏng, hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút rồi uống, một ngày uống 2 chén vào sáng và tối. Nếu khó uống, bạn có thể pha thêm cùng mật ong hoặc đường phèn.
Cách chữa viêm họng mủ theo dân gian
Cách chữa viêm họng mủ theo dân gian
  • Xạ Can: Xạ can lấy phần củ đem nướng chín và giã nhuyễn, đặt vào bình thủy tinh, trộn cùng một ít muối và đậy nắp thật chặt. Sau khi hỗn hợp đã nguội thì lấy để ngậm, một ngày thực hiện 3 lần. 
  • Rau diếp cá: Lấy 200g diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn và hòa cùng 500ml nước vo gạo đem đun sôi. Sau đó bỏ phần bã và chắt lấy phần nước cốt để uống. Chia hỗn hợp thành 3 phần và uống trong ngày.
  • Lá bạc hà: Lấy một vài lá bạc hà đem rửa sạch và hãm cùng nước sôi trong khoảng 10 phút để tạo thành trà, uống 3-4 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Mẹo dân gian phải kiên trì dùng trong khoảng 3-5 ngày mới bắt đầu thấy sự cải thiện. Hiệu quả của bài thuốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, không phải ai dùng cũng có hiệu quả giống nhau. Quá trình chế biến cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối để không tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Điều trị viêm họng có mủ màu trắng bằng Tây y

Do nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu là do virus và vi khuẩn nên Tây y có hai hướng điều trị chủ yếu. Thứ nhất là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp cùng với thuốc điều trị triệu chứng trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn. Thứ hai là chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng trong trường hợp bệnh do virus gây ra, để cơ thể tự sản sinh miễn dịch loại bỏ virus. Bác sĩ có thể phối hợp những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh beta-lactam (Penicillin, roxithromycin, amoxicillin, cephalexin), một số cephalosporin (thế hệ thứ nhất) và macrolid (Roxithromycin, Clarithromycin). Không uống thuốc azithromycin hoặc cephalosporin khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Streptococcus A.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve), acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc trừ ho: Thuốc ho Codein, Dextromethorphan, Pholcodin, Alimemazin, Noscapin, Diphenhydramin.
  • Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Thuốc chứa một trong các chất Hexylresorcinol, Benzydamine, Benzocaine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics hoặc được bào chế từ thảo dược Đông y.
Cách chữa viêm họng mủ theo Tây y
Cách chữa viêm họng mủ theo Tây y

Trên thực tế, để xác định được bệnh do virus hay vi khuẩn nào gây ra cần thực hiện xét nghiệm nuôi cấy đờm trong phòng thí nghiệm. Quá trình này sẽ phải tốn vài ngày mới có kết quả. Trong khi đó viêm họng mủ là tình trạng tương đối nặng, cần điều trị gấp nên hiếm khi xét nghiệm này được thực hiện. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo kinh nghiệm, dùng kháng sinh phổ rộng để tránh trường hợp viêm họng do vi khuẩn nhưng không được tiêu diệt.

Thuốc Tây y có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiêu chảy…do tác dụng phụ của thuốc. Thuốc kháng sinh dùng để diệt vi khuẩn gây hại sẽ diệt cả lợi khuẩn trong cơ thể nên hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, gan, thận giải độc bài tiết kém, dạ dày bị ảnh hưởng. Trẻ em và phụ nữ có thai cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình sử dụng thuốc.

Top các bác sĩ chữa viêm họng mủ giỏi tại Hà Nội

Ngoài việc quan tâm các cách chữa bệnh viêm họng mủ hiệu quả là gì, có không ít bệnh nhân thắc mắc những bác sĩ nào nổi tiếng trong việc điều trị viêm họng. Dưới đây là các thầy thuốc, bác sĩ hàng đầu, rất mát tay hiện nay:

Ths.Bs Trần Hữu Thắng

Bác sĩ Trần Hữu Thắng rất có tiếng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Bác sĩ thực hiện khám và chữa trị cho bệnh nhân theo cả nội khoa và ngoại khoa các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng, trong đó bao gồm cả viêm họng nói chung, viêm họng mủ nói riêng. Người bệnh muốn thăm khám trực tiếp với bác sĩ Thắng có thể liên hệ tới tổng đài của bệnh viện để đặt dịch vụ khám. Liên hệ bệnh viện: 02438686050.

Thầy thuốc ưu tú Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú Lê Phương là một trong những bác sĩ hàng đầu của Y học cổ truyền, được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và yêu quý. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh, từ các trường hợp đơn giản tới phức tạp ở các chuyên khoa: Tai – mũi – họng, xương khớp, da liễu, tiêu hóa, phụ khoa,…. Hiện nay, thầy thuốc ưu tú Lê Phương đang công tác tại bệnh viện Tai mũi họng Quân Dân 102 trực thuộc Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102. Liên hệ bệnh viện: 0888598102.

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn là người đứng đầu và cũng là truyền nhân đời thứ 5 của Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường. Ông tốt nghiệp tại Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám, chữa trị và bốc thuốc. Các kỹ thuật điều trị bệnh trong Đông y đều được lương y nắm vững, điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân bị các bệnh về: Tai – mũi – họng, xương khớp, nam khoa, da liễu. Liên hệ nhà thuốc: 0984650816.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Phấn

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phấn là người đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng. Bác sĩ đã có thời gian công tác tại các bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Hiện nay, bác sĩ đã nghỉ công tác tại trong bệnh viện và thực hiện khám chữa cho người bệnh ở phòng khám tại nhà. Liên hệ phòng khám: 0988.389.990.

Lưu ý trong chữa trị viêm họng mủ trắng

Viêm họng có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn và xuất hiện mủ trắng cũng có một phần nguyên nhân là từ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do đó chế độ sinh hoạt và ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm họng hay bất cứ bệnh lý nào. Ngoài việc điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng cần lưu ý:

Khi gặp dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến bệnh viện tái khám ngay
Khi gặp dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến bệnh viện tái khám ngay
  • Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị mệt mỏi, giúp hệ miễn dịch hoạt độn có hiệu quả, tiêu diệt vi sinh gây bệnh tốt hơn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn họng, tiêu diệt mầm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất.
  • Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, khi hắt hơi, ho cần lấy tay che và vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, nước sát khuẩn sau đó.
  • Luôn luôn giữ ấm cổ họng, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, không uống nước đá, dùng đồ ăn lạnh.
  • Nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, mềm trong thời kỳ cổ họng đang rát ngứa, tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch (trái cây, rau quả giàu vitamin C).
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tạo gánh nặng cho dạ dày, các thực phẩm chua cay kích thích đến cổ họng, làm cơ thể tích tụ nhiệt độc, thức ăn tái sống, chưa chín (gỏi, nộm…).
  • Uống nhiều nước trong ngày để cơ thể giải độc tốt, cổ họng ẩm, không bị khô rát.
  • Khi gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được khắc phục kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng mủ trắng là dạng viêm họng mãn tính nghiêm trọng nhất nên người bệnh không được chủ quan trong điều trị. Cách chữa viêm họng mủ trắng theo dân gian chỉ nên làm biện pháp hỗ trợ, giúp giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu. Người bệnh hãy lựa chọn phương pháp chữa bệnh chuyên sâu, phù hợp nhất với thể trạng của mình để chữa bệnh vừa an toàn vừa hiệu quả nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?