Bệnh ho lao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho lao là một chứng bệnh lao phổi về lâu dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mặc dù nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng biết rõ về bệnh cũng như các cách phòng tránh hiệu quả. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh ho lao trong bài viết sau đây.

Bệnh lao hô hấp là gì?

Lao (TB) là một dạng bệnh lý đường hô hấp do nhiễm một loại vi khuẩn tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB). Khi bị nhiễm bệnh, Mycobacterium Tuberculosis sẽ tấn công, hủy hoại các mô trong cơ thể gây phản ứng ho. Và có thể dễ dàng lây truyền từ người sang người qua đường không khí.

Bệnh ho lao là nỗi lo lắng của nhiều người
Bệnh ho lao là nỗi lo lắng của nhiều người

Bệnh ho lao thường phát triển theo 2 giai đoạn chính là giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh. 

Khi bệnh nhân mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh (hay còn gọi là bệnh lao tiềm tàng) các triệu chứng bệnh thường không biểu hiện ra ngoài. Sau đó một khoảng thời gian có thể trong vài tuần cho tới vài năm (tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh), vi khuẩn MTB bắt đầu hoạt động và tạo ra các triệu chứng bệnh. Khi đó bệnh lao chính thức xuất hiện.

Đặc biệt với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, ví dụ như người bệnh HIV, người bị ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh ho lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh lao ảnh hưởng chính đến phổi nhưng có thể phát tán, lây lan đến xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và một số cơ quan khác.

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

Theo nghiên cứu, vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis chính là tác nhân chủ lực gây ra bệnh ho lao. Đây là loại vi khuẩn lây truyền qua không khí rất nhanh. Một người khỏe mạnh chỉ cần tiếp xúc gần với người bệnh và hít vào không khí có chứa vi khuẩn MTB thì bệnh có thể truyền nhiễm lập tức.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, khuẩn lao MTB không hoạt động ngay mà sẽ ở trạng thái “ngủ đông”. Đây chính là giai đoạn ủ bệnh trong tiến trình phát triển của bệnh lao. Bởi vì vi khuẩn chưa hoạt động nên không có biểu hiện bệnh và không lây lan. Tuy nhiên nếu xét nghiệm, kết quả vẫn sẽ dương tính với vi khuẩn này. Nguy cơ bệnh lao có thể giảm đáng kể và chữa trị dễ dàng hơn nếu phát hiện sớm từ giai đoạn này.

Tuy nhiên trên thực tế, cứ mười người bị nhiễm vi khuẩn MTB thì sẽ có một người bị phát bệnh. Vi khuẩn ho lao sẽ tấn công cơ thể khi hệ miễn dịch của người nhiễm chưa kịp chống lại chúng. Hoặc chúng sẽ chờ tới khi hệ miễn dịch bị suy yếu đi (như ở người cao tuổi, người ốm, người nhiễm HIV,…) rồi tấn công các mô. 

Vì vậy, thời gian ủ bệnh ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Khi đã hoạt động, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển và ăn mòn tại phổi trước, sau đó theo máu di chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể tiếp tục phá hủy.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh lao cũng cao hơn nếu người ủ bệnh mắc phải một số trường hợp suy giảm hệ miễn dịch như:

  • HIV/ AIDS
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận giai đoạn cuối
  • Một số căn bệnh ung thư
  • Bệnh suy dinh dưỡng
  • Đang hoá trị liệu, xạ trị
  • Đang dùng thuốc điều trị viêm khớp, bệnh Crohn và bệnh vảy nến

Dấu hiệu bệnh ho lao

Thời gian ủ bệnh của bệnh ho lao phổi dài hay ngắn tùy thuộc vào khả năng chống trả lại các tác nhân gây ho lao của người bệnh. Do ở thời kỳ này, người bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nên bệnh rất khó để phát hiện. 

Ho lao thường đi kèm nhiều biểu hiện gây khó chịu
Ho lao thường đi kèm nhiều biểu hiện gây khó chịu

Khi bệnh lao tiến triển và bắt đầu bộc phát, tùy vào từng cơ quan mà vi khuẩn ho lao tấn công, mỗi người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Đối với ho lao, người bệnh thường có các triệu chứng sau đây: 

  • Ho kéo dài, ho gắt liên tục, có thể là ho khan hoặc ho kèm theo đờm, dịch hô hấp, ho ra máu từ 3 tuần đến vài tháng
  • Thường xuyên đau tức ngực, thỉnh thoảng lên cơn khó thở
  • Thường xuyên đổ mồ hôi về đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh khi trời chuyển về chiều tối
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược và bị sút cân bất thường
  • Sau khi ho có thể bị buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi và yếu ớt, hay bị mất sức, không có sức
  • Sưng tấy một số vị trí kín như cổ, nách, háng,…

Cách điều trị bệnh lao đường hô hấp

Khi bị bệnh lao, sức đề kháng của người bệnh gần như bằng không bởi vậy quá trình điều trị lao có quyết định rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, đa số người bị bệnh ho lao đường hô hấp đều được chữa trị thành công dựa trên liệu trình điều trị như sau:

Chẩn đoán

Các chẩn đoán ban đầu về bệnh ho lao hô hấp dựa trên các triệu chứng đặc thù mà người bệnh mắc phải. Khi bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của bệnh phổi ho ra máu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các bài test, xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác hơn.

Một số kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao phổi thường được sử dụng là:

  • Nhuộm soi tiêu bản đờm
  • Nuôi cấy vi khuẩn lao trong phòng thí nghiệm
  • Chụp X – quang phổi
  • Xét nghiệm Xpert – MTB
  • Phản ứng Tuberculin

Sau khi kết luận về khả năng mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định kê đơn, xây dựng lộ trình điều trị cho người bệnh.

Một kết quả chụp CT của người bị ho lao
Một kết quả chụp CT của người bị ho lao

Điều trị

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh lao hô hấp được sử dụng phổ biến nhất là kết hợp dùng nhiều loại thuốc kháng sinh (thường sử dụng từ 3 – 4 loại) trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn; cho đến khi vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt và đào thải hết ra ngoài. 

Tuy nhiên phác đồ điều trị cụ thể cho từng ca bệnh thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phải kể đến: độ tuổi, sức đề kháng của hệ miễn dịch và tình trạng kháng thuốc của người bệnh.

Sau khi dùng thuốc điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, quá trình điều trị sẽ chưa hoàn tất kể cả khi các triệu chứng đã biến mất. 

Ngoài ra, bệnh lao rất dễ tái phát trở lại do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis có khả năng thích nghi rất cao và dễ dàng lan đến các phần khác của cơ thể theo đường máu và lây nhiễm cho người khác qua đường không khí. Bởi vậy, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng chỉ định từ bác sĩ điều trị. Các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần với người bị bệnh ho lao cũng nên được theo dõi để xác nhận có mắc bệnh hay không.

TOP 13 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhất, lưu ý khi điều trị

Cách phòng tránh ho lao hiệu quả

Do đặc tính dễ xâm nhập và thích nghi của vi khuẩn lao MTB nên bệnh rất dễ mắc bệnh và lây lan sang cho người khác. Vì vậy, để phòng tránh ho lao hiệu quả, mọi người nên đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt như sau:

Tiêm phòng vacxin ngừa bệnh ho lao đường hô hấp 

Tiêm phòng vẫn là biện pháp phòng tránh bệnh lao tốt nhất hiện nay cho mọi người dân. Vắc xin phòng bệnh sẽ giúp tạo khả năng miễn dịch chủ động cho cơ thể để chống lại sự gây bệnh của vi khuẩn lao. 

Hiện nay, vắc xin BCG là loại vắc xin phổ biến nhất được các cơ quan y tế sử dụng để tiêm phòng lao cho trẻ em. Việc tiêm phòng lao cho người dân cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin không phải là 100%.

Sử dụng khẩu trang bảo hộ

Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc gần với người bệnh lao phổi, người có biểu hiện nghi ngờ bị lao phổi là cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm bệnh.

Với người mắc bệnh, để tránh lây lan nguồn bệnh ra cộng đồng cũng cần chủ động đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi và giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với người thân, bạn bè.

Đeo khẩu trang bảo hộ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước vi khuẩn lao
Đeo khẩu trang bảo hộ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước vi khuẩn lao

Vệ sinh thường xuyên 

Vi khuẩn MTB rất dễ phát tán ra không khí và ẩn nấp tại các bề mặt đồ vật bởi vậy, mọi người cần chú ý thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, sinh hoạt chung sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân, không ngủ cùng phòng với người bệnh, ngủ nơi đông người,…

Khám sức khỏe định kỳ

Với tất cả các bệnh lý, kể cả ho lao, để điều trị tốt nhất và tránh những biến chứng đáng tiếc đều yêu cầu phải phát hiện bệnh sớm và kịp thời. Do vậy, hãy duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Để nâng cao sức đề kháng trước các tác nhân gây lao phổi, mọi người cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng cần luyện tập các bài thể dục, thể thao vừa sức để cải thiện hệ miễn dịch.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ho lao hiện nay đều được điều trị thành công nếu phát hiện sớm, có phác đồ điều trị đúng đắn và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc điều trị. Do vậy, nếu có biểu hiện bệnh, mọi người hãy chủ động, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám, điều trị và lấy lại sức khỏe bản thân.

4.8/5 - (13 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?