Ho ra máu cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị và dự phòng tốt nhất

Ho ra máu thường là hiện tượng sức khỏe bất thường, có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bởi vậy, hãy tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết về bệnh ho ra máu dưới đây để nắm được cách xử trí tốt nhất.

Ho ra máu là bị gì? Các nguyên nhân ho ra máu

Ho là một dạng phản ứng phản xạ của cơ thể trước các tác nhân lạ xâm nhập. Khi người bệnh xuất hiện tình trạng ho kèm theo máu cũng có nghĩa là tình trạng bệnh đã chuyển biến xấu hơn và bắt đầu đi vào giai đoạn nghiêm trọng, buộc phải điều trị ngay không thể trì hoãn thêm. 

Vậy ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây ho kèm theo máu thường gặp?

Ho ra máu thường là biểu hiện khi tình trạng của người bệnh chuyển biến xấu
Ho ra máu thường là biểu hiện khi tình trạng của người bệnh chuyển biến xấu

Có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến biểu hiện ho ra máu, phải kể đến như:

Bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh lý phổ biến nhất gây tình trạng ho ra máu. Khi mắc bệnh lao phổi, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ho khạc có dịch đờm trên 2 tuần, trong khi ho có thể kèm theo máu tươi hoặc đờm vướng máu. Lượng máu chảy do ho ít hay nhiều phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mà người bệnh đang mắc phải.

Thông thường, những bệnh nhân bị bệnh lao phổi có triệu chứng ho có máu thường bị chán ăn, gầy sút, mệt mỏi, đôi khi sốt nhẹ, chảy mồ hôi đêm, đau tức vùng ngực, khó thở. 

Ho kèm máu tươi do bị lao phổi có thể được chẩn đoán bằng kết quả chụp X quang phổi hoặc xét nghiệm đờm. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, có khả năng lây từ người sang người nên cần phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

Ho ra máu do ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính diễn ra thầm lặng nên rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Đến khi xuất hiện tình trạng ho kèm theo máu thì người bệnh thường đã bị ung thư phổi giai đoạn 2, 3 hoặc 4. Càng gần giai đoạn cuối người bệnh càng bị ho kéo dài hơn, lượng máu tiết theo cũng tăng dần kèm theo các triệu chứng khó thở, đau ngực, sụt cân.

Do giãn phế quản

Giãn phế quản cũng là một bệnh lý có nguy cơ ho kèm tiết máu cao. Biểu hiện của bệnh là lượng máu ho ra ít (chỉ khoảng 3 – 5ml) và có thể tự khỏi trong khoảng 3 – 5 ngày. 

Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu này tái diễn nhiều lần thì lần sau sẽ bị nặng hơn lần trước và có thể ra lượng máu nhiều hơn 200ml gây tử vong.

Ho ra máu do các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý như trên, ho ra máu còn là biểu hiện của:

  • Các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản cấp, nhiễm trùng hô hấp cấp, áp xe phổi, nấm phổi, thuyên tắc động mạch phổi,…
  • Các bệnh lý về tim mạch như: suy tim xung huyết, tăng huyết áp,…
  • Các bệnh lý toàn thân như: nhiễm khuẩn huyết, thiếu vitamin C,…
  • Các bệnh lý ngoại khoa như: chấn thương ngoại khoa, dập lồng ngực, gãy xương sườn,…

Ho ra máu có nguy hiểm không? Ho ra máu có chết không?

“Ho ra máu có nguy hiểm không?” chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người. Theo giải đáp đến từ các chuyên gia đầu ngành, ho có máu ở lượng ít sẽ không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu lượng máu bị mất do ho, khạc nhổ nhiều hơn 100ml có thể gây mất máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe và thể trạng của người bệnh. Đặc biệt, khi lượng máu chảy ra quá 200ml, đây là tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu ngay nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Ngoài ra, khi máu trong cơn ho chuyển dần từ màu đỏ tươi sang đỏ thẫm hoặc ho có kèm các cục máu đông nhỏ cũng có nghĩa rằng sức khỏe người bệnh đang gặp nguy hiểm khẩn cấp. Máu bị đông lại ở phía trong đường hô hấp sẽ gây bít tắc khu vực phế quản, làm cho người bệnh tức ngực, khó thở, nghẹt thở thậm chí là đột tử do không thở được. 

Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe, người bị ho ra máu cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để kiểm soát các chuyển biến của bệnh. Nếu có các biểu hiện như sút cân nhanh, đau ngực, sốt cao, khó thở hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cách xử trí ho ra máu tốt nhất

Hầu như ai khi phát hiện mình bị ho ra máu đều vô cùng hoảng hốt, lo sợ. Tuy nhiên, ho ra máu sẽ chia làm nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Với mỗi trường hợp ho ra máu khác nhau sẽ có cách xử lý riêng, cụ thể:

Với trường hợp bệnh nhẹ

Lượng máu bị mất do ho ở mức dưới 50ml/ ngày. Máu chảy ra thường có dạng vệt, thường lẫn trong dịch ho hấp khạc ra cùng hoặc ho trực tiếp có kèm vài ngụm máu nhỏ. 

Với trường hợp này, bệnh nhân cần tĩnh dưỡng, nằm nghỉ ngơi yên tĩnh và kết hợp dùng một số loại thuốc an thần cầm máu, giảm ho. Đồng thời phải hạn chế vận động; nên uống nước mát; ăn đồ ăn dạng lỏng (sữa, nước ép, súp,…) hoặc dạng đồ ăn dạng nửa lỏng (cháo, mì, miến, phở,….).

Khi ho kèm một ít máu, bệnh nhân có thể được điều dưỡng và chăm sóc tại nhà. Khi cầm được máu thì tình trạng bệnh nhân sẽ ổn định. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây ra bệnh từ đó có biện pháp điều trị triệt để.

Bác sĩ thường chỉ định dùng steroid để làm giảm tình trạng viêm, sưng do vi khuẩn tấn công
Bác sĩ thường chỉ định dùng steroid để làm giảm tình trạng viêm, sưng do vi khuẩn tấn công

Với trường hợp trung bình

Lượng máu do ho chảy khá nhiều, nằm trong khoảng 50 – 200 ml/ ngày. Với trường hợp này, khả năng cầm máu tại nhà khá thấp. Bởi vậy, bệnh nhân cần đến bệnh viện để điều trị bệnh. 

Phương pháp để chẩn đoán bệnh lý ho, khạc nhổ đi kèm máu cận lâm sàng tại các cơ sở y tế là dựa theo các kết quả chụp X quang ngực, chụp CT ngực, xét nghiệm máu, siêu âm tim, nội soi khu vực phế quản. Từ đó xác định được tỉ lệ số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu để kết luận nguyên nhân gây ho có máu và kê đơn điều trị phù hợp.

Với trường hợp bệnh nặng

Lượng máu tiết do ho nhiều, thường là trên 200ml/ ngày. Với các bệnh nhân này, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị và theo dõi lâu dài tại bệnh viện. Người bệnh cũng được tiến hành các xét nghiệm kiểm tra tương tự như trường hợp trên gồm chụp X quang, chụp cắt lớp CT, nội soi phế quản và xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bệnh phù hợp. 

Ngoài ra, để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể tiến hành một số các thủ thuật cầm máu như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi cầm máu hoặc thậm chí làm cả tiểu phẫu/ phẫu thuật.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ho kèm theo máu chính xác, và cầm máu thành công, người bệnh sẽ tiếp tục điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân. Thông thường bao gồm:

  • Uống thuốc kháng sinh để điều trị ho ra máu do viêm phổi hay lao phổi
  • Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ho có máu do ung thư phổi
  • Dùng steroid để làm giảm tình trạng viêm, sưng do vi khuẩn tấn công
  • Dùng thuốc ức chế ho để giảm tần suất ho và mất máu

Với trường hợp mất máu quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu kết hợp uống thuốc để kiểm soát bệnh.

Ho ra máu thường cảnh báo những chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, mọi người không nên chủ quan và cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa nếu xuất hiện triệu chứng bệnh. Đồng thời, hãy thường xuyên rèn luyện thân thể, cải thiện chế độ ăn để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tốt nhất.

4.9/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?