Dấu hiệu trẻ em bị viêm mũi xuất tiết và biện pháp điều trị

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là một trong những bệnh lý tai mũi họng thường gặp nhất trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ lạnh. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi… gây nhầm lẫn khi nhận biết, dẫn đến điều trị sai cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông hữu ích giúp cha mẹ nhận biết và biết cách xử lý an toàn khi trẻ bị viêm mũi họng xuất tiết.

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm mũi xuất tiết còn gọi là bệnh viêm mũi xoang xuất tiết hay viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em là tình trạng sưng viêm, phù nề niêm mạc mũi xoang, gây tắc mũi thường xuyên. Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa lạnh, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường.

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em thường xuất hiện bằng dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi trong. Khi đó mũi niêm mạc mũi bắt đầu bị kích thích, phù nề, sung huyết và tăng tiết nhiều dịch nhầy khiến trẻ liên tục sụt sịt, thò lò, thở khò khè…. Tình trạng này có thể tự hết sau một 5 -7 ngày nếu được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, không ít trường hợp viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiến triển nặng hơn, gây ra tình trạng quá phát, viêm tai giữa… do cha mẹ chủ quan hoặc sai lầm trong điều trị. 

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em thường xuất hiện vào màu đông hoặc giai đoạn chuyển mùa
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em thường xuất hiện vào màu đông hoặc giai đoạn chuyển mùa

Ở Việt Nam, viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, tỷ lệ thống kê cho thấy tỷ lệ các bé trai mắc bệnh thường cao hơn bé gái. Bệnh cũng thường xuất hiện sau các đợt cảm cúm, viêm VA… khi sức đề kháng của trẻ đang có dấu hiệu suy giảm. 

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Bệnh có thể bắt đầu từ những dấu hiệu viêm mũi dị ứng điển hình như hắt hơi, chảy nước mũi, sau đó mới nặng hơn và gây sung huyết mũi. Tùy vào cơ địa và điều kiện chăm sóc của cha mẹ, bệnh có thể giảm dần rồi biến mất hoặc nghiêm trọng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng giúp cha mẹ dễ nhận biết bệnh viêm mũi họng xuất tiết của trẻ:

Khi bị viêm mũi xuất tiết, trẻ thường xuyên chảy nước mũi trong, sau đó mới chuyển sang đục hoặc vàng
Khi bị viêm mũi xuất tiết, trẻ thường xuyên chảy nước mũi trong, sau đó mới chuyển sang đục hoặc vàng
  • Ngạt mũi: Bé thường ngạt cả 2 bên cánh mũi, đôi khi là một bên. Tình trạng này khiến trẻ phải thở bằng miệng, gây tiếng khò khè, thậm chí là tiếng rít khi hi thở, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Chảy dịch mũi: Mũi bị sung huyết, tăng tiết dịch khiến trẻ liên tục bị chảy nước mũi. Nước mũi có thể chảy ra ngoài hoặc chảy cả xuống họng, làm tăng nguy cơ viêm họng kèm theo ho. Ban đầu, nước mũi thường là dịch trong, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng.
  • Phù nề niêm mạc mũi: Niêm mạc mũi có dấu hiệu đỏ, hơi sưng nề và dễ bị kích thích. Tình trạng này quan sát rõ nhất khi nội soi mũi, nhìn thấy cuối cuốn mũi sưng đỏ, to, tụ nhiều dịch.
  • Dấu hiệu khác: Sốt, ho, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, mệt mỏi, hắt hơi…

Các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể mờ nhạt và khó nhận biết hơn. Do vậy, nếu nhận thấy sự bất thường ở sức khỏe của trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi), cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là đối tượng tấn công của các tác nhân gây bệnh do có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do vậy, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ trong cơ thể hoặc ngoài môi trường xung quanh cũng có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. 

  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh là điều kiện thuận lợi nhất để gây bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ em
  • Vi khuẩn, virus: Mũi họng là cửa ngõ của hệ hô hấp. Do vậy, đây là nơi tiếp xúc đầu tiên của cơ thể với các virus, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Nếu sức đề kháng không ổn định, trẻ sẽ dễ dàng bị các tác nhân này tấn công và gây bệnh.
  • Tác nhân dị ứng: Bụi bẩn, hơi hóa chất, phấn hoa, lông động vật… có thể gây kích thích niêm mạc mũi, khiến mũi dễ bị sung huyết và phù nề hơn.
  • Ô nhiễm môi trường: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hơi hóa chất, khói thuốc lá sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ dễ bị kích thích.

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em có nguy hiểm không? Chẩn đoán bằng cách nào?

Về bản chất, viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng của trẻ. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Viêm mũi quá phát, polyp mũi
  • Viêm họng, viêm xoang, viêm VA, viêm amidan
  • Viêm thanh – khí – phế quản
  • Viêm mí mắt, ổ mắt, giảm thị lực
  • Viêm tãi giữa, suy giảm thính giác
Nội soi mũi thường được chỉ định trong chẩn đoán viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em
Nội soi mũi thường được chỉ định trong chẩn đoán viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em

Để điều trị đúng cách và tránh các biến chứng này, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh. Kết quả chẩn đoán viêm mũi xuất tiết ở trẻ sẽ dựa vào các xét nghiệm sau:

  • Khám lâm sàng: Bao gồm các triệu chứng điển hình như hắt hơi, chảy nước mũi nhiều nhưng không có mùi hôi, sưng đỏ niêm mạc mũi…
  • Khám cận lâm sàng: Nội soi mũi có giá trị chẩn đoán cao. Kết quả nội soi có thể thấy da cửa lỗ mũi và niêm mạc mũi nề, đỏ, cuốn mũi dưới to, đỏ làm hẹp đường thở. Sàn và ngách mũi dưới ứ đọng nhiều dịch nhầy.

Cách chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ triệu chứng, các bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp giúp cha mẹ cải thiện tình trạng viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là một số gợi ý điều trị cha mẹ có thể tham khảo:

Vệ sinh mũi

Vệ sinh mũi là bước đầu tiên, đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ. Các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi lỗ mũi rồi lấy tăm bông loại bỏ dịch này. 

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi xuất tiết rất tốt
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi xuất tiết rất tốt

Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể  cho trẻ nghiêng đầu một góc 45 độ, bơm trực tiếp nước muối và lỗ mũi trên để nước mũi chảy sang lỗ mũi dưới. Sau đó, thực hiện tương tự với cánh mũi còn lại của trẻ. 

Nước muối sinh lý vừa giúp làm loãng dịch nhầy, cải thiện tình trạng ngạt mũi, đồng thời giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh bị ứ đọng tại mũi. Nước muối sinh lý có nồng độ tương đương với dịch tế bào của cơ thể nên không gây ra các phản ứng kích ứng, khá an toàn với trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý thực hiện các thao tác vệ sinh nhẹ nhàng để không gây tổn thương phần niêm mạc mũi đang bị sung huyết của bé.

Thuốc trị viêm mũi họng xuất tiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết cho trẻ gồm 2 loại: thuốc xịt, nhỏ điều trị tại chỗ và thuốc uống điều trị toàn thân. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng tại chỗ trước. Nếu tình trạng bệnh nặng, trẻ sẽ được sử dụng kết hợp cả thuốc nhỏ mũi và thuốc uống.

Thuốc tại chỗ

Bao gồm các thuốc chống sung huyết, chống viêm, giảm phù nề niêm mạc mũi như:

  • Thuốc làm săn se niêm mạc mũi: Thường dùng nhóm muối bạc như Argyrol. Thời gian sử dụng không quá 10 ngày với mỗi lọ.
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Polydexa, collydexa… thường dùng dưới 7 ngày.
Argyrol thường được lựa chọn để làm săn se niêm mạc mũi, giảm sung huyết và chảy nước mũi
Argyrol thường được lựa chọn để làm săn se niêm mạc mũi, giảm sung huyết và chảy nước mũi

Thuốc toàn thân

Được dùng trong trường hợp nặng hơn, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1 chọn lọc: Chlorpheniramin maleat, loratadin, fexofenadin hydroclorid, desloratadin… thường được dùng kéo dài không quá 2 tuần cho mỗi đợt điều trị. Thuốc có một số tác dụng phụ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, buồn ngủ hoặc kích thích, khó tiêu, mệt mỏi. Nên thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi. 
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng trong các trường hợp viêm mũi do nhiễm vi khuẩn hoặc có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc tây và tự điều trị cho trẻ tại nhà. Điều này có thể khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng, diễn biến phức tạp, dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến số lượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm mũi xuất tiết phải nhập viện tăng cao trong nhiều năm gần đây.

Ngoài thuốc tây, với một số trường hợp không đáp ứng thuốc hoặc bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số phương pháp điều trị khác như: 

  • Dùng khí dung
  • Điện di dung dịch Novocain 5%
  • Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi
  • Đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện trong giai đoạn quá phát

 

Cách chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ bằng thuốc đông y

So với phương pháp dùng thuốc tây, các bài thuốc nam chữa viêm mũi xuất tiết được đánh giá có hiệu quả và độ an toàn vượt trội hơn.

Về hiệu quả, các bài thuốc đông y không chỉ chú trọng cải thiện triệu chứng bên ngoài như tây y mà còn giúp cơ thể loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Theo các tài liệu đông y, viêm mũi xuất tiết ở trẻ xuất phát từ sự mất cân bằng âm dương, vệ khí, chính khí suy giảm, tạo điều kiện cho ngoại tà xâm nhập. 

Các bài thuốc đông y sẽ dựa trên cơ chế này, một phần tác động vào căn nguyên, bổ chính, bổ phế, cân bằng âm dương, loại bỏ căn nguyên. Phần khác, thuốc còn khu phong, tán hàn, giải độc, đẩy lùi các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi và sung huyết bên ngoài. 

Phòng bệnh cho trẻ

Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, bác sĩ Lê Phương khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý những vấn đề trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dưới đây để giúp trẻ phòng tránh bệnh viêm mũi xuất tiết hiệu quả:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ hằng ngày
  • Đeo khẩu trạng cho trẻ khi ra ngoài và hạn chế đến những khu vực có khí hậu ô nhiễm, nhiều khói bụi, hơi hóa chất, khói thuốc lá…
  • Để trẻ sinh hoạt và vui chơi tránh các khu vực dễ tiếp xúc với dị nguyên như hóa chất, phấn hoa, lông động vật, mạt gà…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và các vật dụng xung quanh trẻ như chăn, màn, ga, rèm cửa, đồ chơi…. Không để trẻ ngậm những đồ vật này khi chơi đùa.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài trong thời tiết lạnh. Chú ý giữ ẩm cho trẻ, đặc biệt là khu vực cổ, miệng, mũi, bàn chân…
  • Sử dụng máy lọc không khí, máy tạo hơi ẩm, hạn chế điều hòa trong thời tiết nóng hoặc khô hanh.
  • Khi ra khỏi điều hòa, cần chú ý điều chỉnh thời gian và không gian để tránh khiến nhiệt độ thay đổi quá nhanh, gây tổn thương đến sức khỏe của trẻ.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng. Nên hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường muối, đồ ăn đóng hộp và nước có gas.
  • Khuyến khích trẻ luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng để giúp phát triển thể chất, tăng cường trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch. 
  • Tiêm phòng đầy đủ và khám sức khỏe ngay khi có trẻ có các dấu hiệu bất thường. 

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ không quá nguy hiểm. Vậy nên, điều cha mẹ cần làm là luôn cập nhật những kiến thức bệnh lý cơ bản để biết các nhận biết sớm, chăm sóc và xử lý đúng cách khi trẻ mắc bệnh. Để tham khảo chi tiết hơn về liệu pháp thảo dược đặc trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết tại Nhất Nam Y Viện, cha mẹ vui lòng liên hệ:

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?