Tại sao bị viêm mũi dị ứng máy lạnh? Cách điều trị phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là một trong những bệnh lý phổ biến nhất vào mùa hè ở nước ta. Do tần suất tiếp xúc với điều hòa tăng cao trong thời điểm nắng nóng kéo dài. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biết cách giải quyết bệnh lý này triệt để, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao bị viêm mũi dị ứng máy lạnh?

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là tình trạng mũi bị kích hoạt phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với luồng khí lạnh của điều hòa. Bệnh lý này đặc biệt phổ biến với dân văn phòng khi thời gian tiếp xúc liên tục với máy lạnh tương đối dài, tối thiểu 8 tiếng/ngày. Hoặc những người thường xuyên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp.

Viêm mũi dị ứng máy lạnh do cơ địa quá mẫn cảm với luồng khí điều hòa
Viêm mũi dị ứng máy lạnh do cơ địa quá mẫn cảm với luồng khí điều hòa

Ở những người có cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch yếu, chức năng của niêm mạc mũi suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng giải phóng quá mức histamin từ tế bào mast khi độ ẩm không khí thấp và quá lạnh. 

Ngoài ra, điều hòa không được vệ sinh lâu ngày cũng là nơi tích tụ các dị nguyên gây dị ứng như nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn… Từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh gây hại xâm nhập vào mũi và hình thành bệnh.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng máy lạnh

Khi histamin bị giải phóng một cách ồ ạt, chúng có thể tạo ra các phản ứng sinh học trên mọi cơ quan của cơ thể, nhiều nhất là mắt, mũi, da, họng. Người bị viêm mũi dị ứng máy lạnh có thể nhận biết qua các biểu hiện điển hình sau:

Triệu chứng viêm mũi dị ứng máy lạnh thường gặp
Triệu chứng viêm mũi dị ứng máy lạnh thường gặp
  • Chóp mũi đỏ, ngứa ngáy, hắt hơi nhiều, hắt hơi từng tràng
  • Chảy dịch mũi nhiều, dịch có màu trong
  • Mũi tắc nghẹt, khó thở, nhất là khi ngồi hoặc nằm xuống
  • Cảm giác mũi tắc nhiều hơn vào buổi sáng hoặc về đêm

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng này có thể khiến người bệnh bị nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với các bệnh lý như viêm mũi vận mạch, viêm mũi do virus, viêm xoang. Tuy nhiên:

  • Viêm mũi vận mạch chủ yếu bị tắc nghẹt mũi, ít khi bị chảy dịch, ngứa mũi, hắt hơi. Nếu có thì các biểu hiện chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, tần suất không nhiều như viêm mũi dị ứng.
  • Viêm mũi do virus cũng có đủ các biểu hiện này nhưng bệnh thường bắt nguồn từ một cơn cảm lạnh, cảm cúm. Ngay cả khi người bệnh không ngồi máy lạnh thì các triệu chứng vẫn xuất hiện. Viêm mũi do virus cũng chỉ tồn tại trong khoảng 3-5 ngày và đáp ứng tương đối tốt với thuốc.
  • Viêm xoang cũng có thể hình thành do tiếp xúc với điều hòa nhiều, giống với viêm mũi dị ứng ở triệu chứng chảy nhiều dịch, tắc nghẹt mũi. Tuy nhiên, dịch của viêm xoang là dịch viêm nên thường có màu xanh hoặc vàng. Mũi sưng nề nhiều, đau nhức từ mắt, hốc mắt đến đỉnh đầu hoặc sau gáy.

Ngoài ra, một số người bệnh bị viêm mũi dị ứng máy lạnh còn có các biểu hiện không điển hình như:

  • Đau họng, ho nhiều do viêm họng
  • Mắt đỏ, ngứa hoặc đau do viêm kết mạc dị ứng

Viêm mũi dị ứng máy lạnh có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng viêm mũi dị ứng máy lạnh không nguy hiểm. Trên thực tế, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh có thể làm trầm trọng viêm phế quản, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng
Bệnh có thể làm trầm trọng viêm phế quản, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng

Ở người có tiền sử hen suyễn, hen phế quản, viêm kết mạc, bệnh viêm mũi dị ứng có thể khiến các bệnh lý nền này chuyển biến xấu, diễn tiến sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Chất dịch tắc nghẽn tại mũi còn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, virus phát triển và hình thành bệnh viêm xoang. Đồng thời khiến mô mềm bị thoái hóa, tích tụ nước, mọc khối u giả là polyp mũi. Chất dịch chảy nhiều xuống họng cũng thường gây viêm thanh khí phế quản.

Biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng máy lạnh hiệu quả

Tùy vào từng giai đoạn và tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng máy lạnh bằng các phương pháp:

Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng do điều hòa tại nhà

Mẹo dân gian thường sử dụng các cây thuốc nam quen thuộc như tỏi, gừng, bạc hà, hoa ngũ sắc, hạt gấc, kim ngân hoa… để làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản và an toàn sau:

Xông tinh dầu làm thông thoáng mũi
Xông tinh dầu làm thông thoáng mũi
  • Xông mũi với bạc hà: Bạc hà có tác dụng tiêu sưng, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, chống dị ứng nên được ứng dụng điều trị viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể mua sẵn tinh dầu về sử dụng. Chỉ cần nhỏ 2-3 giọt vào nước sôi và xông mũi trong khoảng 10 – 15 phút để thải dịch và giảm ngạt mũi.
  • Nhỏ dung dịch cây ngũ sắc: Đây là một trong những cây thuốc có tác dụng kháng khuẩn, đào thải dịch viêm và chống dị ứng vượt trội. Người bệnh có thể bào chế cây ngũ sắc thành dung dịch nhỏ mũi. Cách làm đơn giản như sau: sơ chế sạch cây ngũ sắc, bỏ phần rễ và đem thân, lá, hoa vào xay nát. Chỉ lấy phần nước cốt để thoa vào mũi, khi xuất tiết dịch thì xì mũi một cách nhẹ nhàng để đào thải dịch viêm.

Tuy nhiên, hầu hết mẹo dân gian chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời. Tỷ lệ bị tái phát sau một thời gian sử dụng tương đối cao. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc dân gian nếu bị tái phát quá nhiều lần. Việc ủ bệnh kéo dài có thể làm lỡ “giai đoạn vàng” trong điều trị.

Người bệnh có thể sử dụng mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bên cạnh các phương pháp chính như đông y hoặc tây y. Trước khi phối hợp thuốc cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh trường hợp các loại thuốc tương tác kém, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng máy lạnh uống thuốc gì? Thuốc tây y

Để làm giảm phản ứng sinh học của histamin, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh kháng histamin đường uống. Đồng thời phối hợp dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid để ngăn ngừa triệu chứng chảy nhiều dịch, giảm tắc nghẽn và chống nhiễm trùng mũi.

Nhìn chung, thuốc tây y cũng chỉ kiểm soát được triệu chứng bệnh và không thể điều trị tận gốc viêm mũi dị ứng. Trong khi thuốc kháng sinh tiềm ẩn các tác dụng phụ như gây buồn ngủ, khô miệng, đau đầu, chóng mặt… thì thuốc xịt thường gây khô niêm mạc, chảy máu mũi.

Thuốc tây y chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh
Thuốc tây y chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh

Việc dùng thuốc không đúng liều lượng còn gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi, các cơ quan như gan, thận, dạ dày, mắt đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguy cơ nhiễm trùng mũi tăng cao… 

Trẻ em, phụ nữ có thai được khuyến cáo thật thận trọng khi sử dụng thuốc tây y để điều trị viêm mũi dị ứng. Không dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng máy lạnh

Để nâng cao hiệu quả của thuốc cũng như phòng ngừa tái phát sau điều trị, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý người bệnh nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Kiểm soát nhiệt độ điều hòa: Nhiệt độ lý tưởng dao động trong khoảng 26 – 28 độ C. Nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến bạn dễ bị viêm họng, viêm mũi.
  • Điều chỉnh hướng gió điều hòa hợp lý: Không nên để gió phả trực tiếp trên đỉnh đầu hoặc mặt, các dị nguyên có thể xâm nhập và gây bệnh dễ dàng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm chính bao gồm đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nhưng không được lạm dụng nhóm thực phẩm đường – chất béo, hạn chế dùng đồ quá ngọt và nhiều dầu mỡ. Không sử dụng đồ ăn lạnh, giảm nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, trứng, sữa…trong suốt quá trình điều trị.
  • Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện: Người bệnh nên ngủ đủ giấc, không thức khuya, tăng cường tập luyện thể dục để cải thiện sức đề kháng. Các động tác trong Yoga làm giảm triệu chứng bệnh tương đối tốt.

Viêm mũi dị ứng máy lạnh có thể là cơn ác mộng đối với nhiều người bệnh có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu. Hãy lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và phối hợp tốt với chế độ chăm sóc, vừa triệt tiêu triệu chứng bệnh vừa nâng cao sức đề kháng để điều trị bệnh triệt để nhé.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?