Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em, hướng điều trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh, bởi các triệu chứng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển cơ thể của bé. Nhận biết sớm các triệu chứng bất thường của bệnh là cách tốt nhất để kịp thời điều trị và ngăn ngừa bệnh ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng dị ứng. Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sức đề kháng còn yếu, đặc biệt là bé trong độ tuổi dưới 6 tuổi rất dễ mắc bệnh lý này (Chiếm khoảng 75 – 80% tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh).

Bệnh gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… khiến cơ thể trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, cần quan sát kỹ các biểu hiện bất thường của trẻ và kịp thời xử lý ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng bệnh phổ biến
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng bệnh phổ biến

Tình trạng viêm mũi dị ứng ở bé thường chia làm 2 nhóm:

  • Bệnh có tính chu kì: Nghĩa là bệnh xảy ra vào một mùa nhất định trong năm. Thường sẽ xuất hiện vào thời điểm giao mùa, mùa xuân, mùa nóng, mùa hoa nở,…
  • Bệnh không có tính chu kì: Có thể xuất hiện vào bất kì thời điểm nào trong năm ngay khi có tiếp xúc với các dị nguyên. Các triệu chứng của bệnh cũng bị tái phát thường xuyên.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Cũng giống như tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng ở các đối tượng khác, bệnh ở trẻ em cũng có các dấu hiệu giống. Cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện bất thường ở bé để chủ động đưa trẻ đi khám, điều trị ngăn chặn bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ có thể kế đến như:

Trẻ bị sổ mũi, quấy khóc là triệu chứng của bệnh
Trẻ bị sổ mũi, quấy khóc là triệu chứng của bệnh
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi lỏng có màu trong
  • Trẻ hắt xì liên tục đặc biệt vào buổi tối và sáng ra
  • Trẻ bị nghẹt mũi, thở khó khè, nhiều trường hợp nặng có thể gây khó thở, nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện chứng ngừng thở
  • Trẻ bị đau họng, đau đầu, nhức mắt, ù tai
  • Bé quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi, mất ngủ về đêm
  • Một số trường hợp nặng trẻ có thể bị chảy máu cam rất nguy hiểm

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ, đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn, các triệu chứng bệnh nếu diễn tiến sang mãn tính, kéo dài, tái phát sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi dị ứng do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em, đó có thể do các tác nhân từ bên ngoài môi trường hoặc những tác động bất thường bên trong cơ thể. Có thể kể đến một số yếu tố như:

  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Trẻ nhỏ tiếp xúc với các tác nhân như bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa… sẽ rất dễ bị kích ứng, khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và gây viêm nhiễm.
  • Khói bụi công nghiệp: Trẻ em sống gần các khu công nghiệp, tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại sẽ dẫn đến tình trạng bệnh.
  • Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể trẻ không kịp thay đổi, thích ứng sẽ gây ra các tình trạng dị ứng và bệnh về đường hô hấp, trong đó có dị ứng thời tiết.
  • Di truyền: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Cha mẹ mắc bệnh khi sinh con sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn.

Ngoài những tác nhân trên, viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn có thể gây ra do trẻ thường xuyên tiếp xúc với nước hoa, khói bụi, khói thuốc lá,… Do đó, cha mẹ cần lưu ý những tác nhân này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh của bé.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên với đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì bệnh là một trong những bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Bởi, cơ thể trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng yếu rất dễ bị kích ứng, dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu không được can thiệp, điều trị tốt có thể dẫn đến một số ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm như:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Bệnh về đường hô hấp: Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, vùng niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công, gây viêm nhiễm đường hô hấp. Đây là nguyên nhân gây các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang,… rất khó điều trị.
  • Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn: Đây là một trong những bệnh lý mãn tính nguy hiểm, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các cơn hen suyễn cấp, mãn tính nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Tổn thương thị giác: Triệu chứng viêm mũi dị ứng nặng có thể lan rộng lên vùng mắt gây ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt,… nguy hiểm hơn có thể gây tổn thương vùng viêm kết mạc.

Không chỉ gây ra các bệnh lý, tổn thương về đường hô hấp bệnh viêm mũi dị ứng còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của bé. Trẻ nhỏ thường xuyên mất ngủ, quấy khóc, bỏ ăn,… lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em như thế nào hiệu quả?

Chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em là cách tốt nhất để kiểm soát sự phát triển triển và các triệu chứng khó chịu của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng, tùy thuộc vào từng tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của trẻ nhỏ.

Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé tại nhà

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để kiểm soát và giảm triệu chứng khó chịu của bệnh. Cách chữa này phù hợp với những trường bệnh nhẹ, giai đoạn đầu và rất an toàn với trẻ nhỏ, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Các mẹo chữa tại nhà đơn giản các mẹ có thể tham khảo dùng trong điều trị cho con như:

  • Nước muối: Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Mẹ dùng nước muối y tế để vệ sinh và làm sạch dịch nhày ở vùng mũi của trẻ, giúp giảm các triệu chứng viêm, tắc mũi.
  • Nước ép tỏi: Tỏi tươi ép lấy nước, trộn với mật ong nhỏ mũi là cách chữa phù hợp với những trường hợp trẻ nhỏ từ 3 – 6 tuổi bị viêm mũi dị ứng.
  • Ngải cứu: Mẹ có thể đun nước lá ngải cứu cho bé uống hoặc xông mũi, nấu với các món ăn hàng ngày để giảm triệu chứng khó chịu ở trẻ.
Chữa viêm mũi dị ứng cho bé bằng ngải cứu an toàn
Chữa viêm mũi dị ứng cho bé bằng ngải cứu an toàn

Còn nhiều cách chữa cho trẻ nhỏ sử dụng các nguyên liệu như: lá bạc hà, lá trầu không, gừng,… cũng có thể cho hiệu quả rất tốt. Để quá trình điều trị an toàn và hiệu quả mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất ở trẻ em

Dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ thường chỉ áp dụng với các trường hợp trẻ trên 3 tuổi và có xuất hiện các triệu chứng cấp tính, nghiêm trọng. Bởi, cơ thể trẻ còn non nớt rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc xịt, thuốc xông mũi.

Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

Cha mẹ cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Cha mẹ cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị dị ứng, giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt xì, sổ mũi,… Một số loại thuốc phổ biến như: Clorpheniramin, Fexofenadine,…
  • Thuốc chống viêm: Thường là các loại thuốc xịt, có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn, giảm viêm ở niêm mạc mũi. Thuốc được chỉ định dùng trong thời gian ngắn. Thuốc phổ biến gồm: Rhinocort, Flixonase,  Pivalone,…
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng. Một số loại thuốc như: Amoxicillin, Cefuroxim,…

Khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, phác đồ và thời gian dùng thuốc.

Chăm sóc, phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Theo bác sĩ Lê Phương, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu rất dễ bị viêm nhiễm, tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần chủ động có phương pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh cho con.

  • Giữ vệ sinh tai mũi họng cho bé. Vệ sinh hàng ngày để vùng họng, mũi luôn sạch sẽ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa bệnh
  • Vệ sinh nhà ở, chăn màn, đệm và môi trường sống của trẻ
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa. Vào mùa hè mẹ cần thường xuyên lau mồ hôi ở lưng, cổ cho bé để cơ thể không bị nhiễm lạnh, ngăn ngừa nguy cơ mác các bệnh đường hô hấp.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng
  • Cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước trái cây mỗi ngày

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị, kiểm soát do đó cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ lâu dài của trẻ.

4/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?