Bị viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm mũi xuất tiết là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều bệnh nhân. Đây là một căn bệnh khá phức tạp, dễ biến chứng, đặc biệt là khó nhận biết sớm, dẫn tới  việc điều trị và phục hồi gặp nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi viêm mũi họng xuất tiết là gì và cần nhận biết, điều trị thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh viêm mũi xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi xuất tiết hay viêm mũi họng xuất tiết là những thuật ngữ chỉ tình trạng niêm mạc mũi, họng xuất hiện nhiều dịch nhầy khi người bệnh mắc các bệnh viêm mũi họng cấp, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc cúm. Bệnh thường được nhận biết bởi tình trạng sung huyết lan tỏa và phù nề niêm mạc mũi.

Viêm mũi xuất tiết xuất hiện chủ yếu khi thời tiết thay đổi, chuyển giao mùa từ nóng sang lạnh. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, độ ẩm cao hoặc nhiều tác nhân dị ứng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Viêm mũi xuất tiết gây sung huyết lan tỏa và phù nề niêm mạc mũi
Viêm mũi xuất tiết gây sung huyết lan tỏa và phù nề niêm mạc mũi

Ở mức độ cấp tính, viêm mũi xuất tiết không gây ra quá nhiều nguy hiểm tới sức khỏe và người bệnh. Các triệu chứng chủ yếu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài và diễn tiến sang mãn tính, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm.

Các biến chứng của bệnh viêm mũi xuất tiết là gì? Theo đó, các chuyên gia cảnh báo một số biến chứng của bệnh như:

  • Các bệnh lý Tai – Mũi – Họng: Vi khuẩn, virus từ mũi có thể đi tới các cơ quan lân cận như xoang, tai, họng, phế quản, mắt gây ra viêm xoang mũi xuất tiết, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, giảm thị lực, hen suyễn….
  • Biến chứng bội nhiễm: Viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm, viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm…
  • Biến chứng mắt: Người bệnh viêm mũi họng xuất tiết có thể gặp một số vấn đề về mắt như áp xe mí mắt, viêm túi lệ… dẫn tới giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
  • Biến chứng não: Bao gồm áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não….

Bệnh viêm mũi xuất tiết rất dễ gặp ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ có thai, người già hoặc đang mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch khác. Ở những cơ địa này, bệnh dễ diễn tiến nhanh, gây biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh. 

Nguyên nhân viêm mũi họng xuất tiết là gì?

Viêm mũi xuất tiết thường xuất hiện ở những người có bệnh lý về đường hô hấp, ở mọi lứa tuổi và giới tính. Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể được coi là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng xuất tiết như:

  • Vi khuẩn, virus: Các vi khuẩn virus gây bệnh đường hô hấp sẽ làm suy giảm sức đề kháng, khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh viêm mũi xuất tiết và một số bệnh lý khác.
  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hơi hóa chất… hoặc thời tiết thay đổi quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Tác nhân dị ứng: Bao gồm phấn hoa, lông động vật, không khí lạnh, khói thuốc lá, mò, mạt gà, nấm mốc…  Đây là những tác nhân có thể kích hoạt bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết, đặc biệt là ở cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường muối, chất kích thích cũng có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Triệu chứng viêm mũi xuất tiết 

Các triệu chứng ban đầu của bệnh như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… thường không đặc trưng và khó phân biệt với các bệnh lý đường hô hấp khác. Người bệnh thường chỉ có thể nhận biết rõ ràng các triệu chứng khi bệnh đã chuyển nặng. Vậy dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm mũi xuất tiết là gì?

Các triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn và khó nhận biết phân biệt
Các triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn và khó nhận biết phân biệt

Các chuyên gia cho biết, ở giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp phải các dấu hiệu tương tự bệnh cảm lạnh như nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, hắt hơi… Sau một thời gian, bệnh nặng hơn, các dấu hiệu đặc trưng sẽ xuất hiện như:

  • Cổ họng đau, khô và rát: Khi bị viêm mũi họng xuất tiết, lớp niêm mạc mũi họng sẽ giảm sản xuất chất nhầy, gây cảm giác khô, nóng, đau rát trong cổ họng và hốc mũi. Điều này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước.
  • Ho khan, khản tiếng: Tình trạng này thường xuất hiện sau một thời gian cổ họng bị khô, mất nước, đau rát. Người bệnh có thể cảm thấy đau rát khi nuốt, nói chuyện, thậm chí là không nói chuyện được.
  • Niêm mạc mũi, họng sung huyết, đỏ: Bề mặt niêm mạch mũi, họng có thể bị tấy đỏ, phù nề, sung huyết. Tình trạng này thấy rõ ở các bộ phận trụ trước, sau và thành sau họng, cuốn mũi khi nội soi.
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ kém, sốt…

Cách điều trị viêm mũi xuất tiết

Để điều trị viêm mũi xuất tiết, trước tiên người bệnh cần thực hiện cách ly các tác nhân dị ứng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp điều trị người bệnh có thể tham khảo gồm:

Các mẹo dân gian thực hiện tại nhà

Để chữa viêm mũi họng xuất tiết tại nhà, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo như:

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối: Người bệnh dùng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%. Cách dùng là nghiêng đầu 45 độ, xịt trực tiếp vào bên mũi phía trên rồi để nước tự chảy ra ngoài sang cánh mũi còn lại. Xịt rửa với bên cánh mũi còn lại. Thực hiện mỗi ngày để giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn tồn đọng và làm loãng cũng như đẩy dịch nhày ra ngoài nhanh hơn. Trong trường hợp viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em, trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhỏ mũi bằng nước muối thay vì rửa mũi.
  • Cách dùng tỏi kết hợp mật ong: Người bệnh có thể dùng 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Hòa tan nước cốt này với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng tăm bông lấy dung dịch này bôi, nhỏ vào trong hốc mũi. Để yên khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước và xì sạch mũi. Thực hiện cách làm này đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, các triệu chứng bệnh viêm mũi họng xuất tiết sẽ được cải thiện.
  • Xông hơi trị viêm mũi xuất tiết: Đây là cách tận dụng tinh dầu của các loại thảo dược và hơi nóng của nước để sát khuẩn, làm sạch vùng mũi họng bị viêm và hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể dùng tinh dầu tràm, bạc hà hoặc các lá kinh giới, trầu không, bạc hà, tía tô… để xông mũi họng mỗi ngày.
Xông hơi là giải pháp hiệu quả, an toàn để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giấc ngủ
Xông hơi là giải pháp hiệu quả, an toàn để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giấc ngủ

Cần lưu ý thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật để tránh gây bỏng hơi nước. Người bệnh có thể thực hiện biện pháp xông hơi này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chữa viêm mũi họng xuất tiết chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện các triệu chứng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do vậy, trong những trường hợp nặng, người bệnh cần thăm khám và điều trị đúng phác đồ để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Cách điều trị viêm mũi họng xuất tiết bằng Tây y

Tây y có nhiều phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để chữa bệnh viêm mũi họng xuất tiết. Tùy vào mức độ, khả năng đáp ứng và thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất:

Viêm mũi họng xuất tiết dùng thuốc gì?

Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi xuất tiết là:

  • Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Desloratadin, Cetirizin… có khả năng ức chế hoạt tính và ngăn chặn quá trình giải phóng Histamin – một chất trung gian gây dị ứng.
  • Thuốc chống viêm chứa Corticoid: Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc nhỏ hoặc xịt chứa corticoid như polydexa, collydexa, flixonase… có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn và cải thiện tình trạng dị ứng. Với những trường hợp viêm nhiễm nặng hơn, bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc chống viêm dạng uống như Dexamethason, Prednisolon…
  • Thuốc co mạch, chống sung huyết: Napthasolin 0,5%, Ephedrin 1%, Xylometazolin, Naphazolin… có tác dụng giảm phù nề, sung huyết niêm mạc mũi, họng, cải thiện tình trạng ngạt, chảy nước mũi…
Thuốc điều trị viêm mũi họng xuất tiết bao gồm thuốc xịt nhỏ tại chỗ và thuốc uống
Thuốc điều trị viêm mũi họng xuất tiết bao gồm thuốc xịt nhỏ tại chỗ và thuốc uống

Lưu ý: Các loại thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết chỉ nên sử dụng khi có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên lạm dùng hoặc tự ý sử dụng để tránh gây ra các tác phụ nguy hiểm, khiến bệnh diễn tiến nặng, khó điều trị hơn.

Phương pháp không dùng thuốc

Phương pháp không dùng thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết là gì? Chúng là những phương pháp vật lý, sử dụng các kỹ thuật hiện đại, không cần thuốc, tác động trực tiếp vào vùng bệnh nhằm cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Trong một số trường hợp nặng hoặc ít đáp ứng thuốc, các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số phương pháp khác như:

  • Dùng khí dung trị viêm mũi họng xuất tiết.
  • Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi.
  • Điện di dung dịch Novocain 5%.
  • Đốt cuốn mũi dưới bằng cote điện (là phương án điều trị cuối cùng khi các phương pháp không có kết quả)

Các phương pháp lý liệu này sử dụng các thiết bị hiện đại, tác động trực tiếp vào vùng tổn thương, giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều chi phí và dễ gặp phải rủi ro, đặc biệt là khi lựa chọn cơ sở điều trị và bác sĩ không uy tín.

Chữa viêm mũi xuất tiết bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, bệnh viêm mũi họng xuất tiết hình thành do hư hỏa, phong nhiệt, hàn tà xâm nhập vào, gây tổn thương phế khí và khiến khí huyết không lưu thông. Bên cạnh đó, thận tỳ hư, can hỏa cùng là nguyên nhân gây bệnh và khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.

Nguyên tắc để điều trị tình trạng này theo đông y là:

  • Khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc
  • Cân bằng âm dương, phục hồi và nâng cao chức năng tạng phủ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh bên trong
  • Phục hồi chức năng niêm mạc, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ tạng phủ và tăng sức đề kháng.

Phòng bệnh như thế nào hiệu quả?

Theo bác sĩ Lê Phương, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả chữa bệnh viêm mũi họng xuất tiết. Do vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và hơi hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc phải di chuyển trong khu vực này, người bệnh cần có các biện pháp bảo vệ tai, mũi, họng như đeo khẩu trang, kính và quần áo bảo hộ, vệ sinh mũi họng khi về nhà. 
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc giao mùa bằng cách mặc áo ấm, quàng khăn và mang vớ, tất
  • Uống nước đầy đủ, ít nhất 1, 5 – 2 lít mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất và làm ẩm niêm mạc.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, các vật dụng đồ dùng trong gia đình để ngăn tồn đọng vi khuẩn, nấm mốc.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan hô hấp với người khác, đặc biệt là những người đang mắc các bệnh lý hô hấp để tránh lây nhiễm.
  • Xây dựng lối sống khoa học, ăn đủ chất, tăng cường rau xanh, tăng cường rèn luyện thân thể và cân bằng thời gian nghỉ ngơi, làm việc để nâng cao sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm mũi xuất tiết là gì và những thông tin quan trong liên quan đến căn bệnh này. Đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm, dễ biến chứng, cần được phòng ngừa và điều trị ngay từ sớm mới có hiệu quả. 

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?