Viêm Khớp Mắt Cá Chân Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Đau, sưng tấy ở mắt cá chân không phải là triệu chứng bệnh hiếm gặp. Đây có thể là biểu hiện của viêm khớp mắt cá chân, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của người bệnh. Bệnh có nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao, hãy cùng theo dõi trong bài viết này.

Bệnh viêm khớp mắt cá chân là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp mắt cá chân được định nghĩa là hiện tượng nhiễm khuẩn vùng mô sụn khớp mắt cá chân. Bệnh thường có những triệu chứng ban đầu có thể nhận biết bằng mắt thường đó là hiện tượng sưng, đau ở mắt cá chân.

Bởi vì, chứng sưng đau ở mắt cá chân rất dễ gặp nên nhiều người chủ quan với bệnh. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh suy gan thận, tim mạch, xương khớp,… 

Bệnh nếu không được chữa trị sớm có thể gây dính khớp, tràn dịch khớp, biến dạng khớp khiến người bệnh bị tàn tật và suy giảm chức năng vận động vĩnh viễn.

Bị đau khớp mắt cá chân có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt là những người thường xuyên vận động khớp mắt cá chân như các cầu thủ bóng đá; hoặc những bệnh nhân bị gout và các bệnh lý xương khớp mãn tính.

Viêm khớp mắt cá chân gây đau nhức, cản trở vận động
Viêm khớp mắt cá chân gây đau nhức, cản trở vận động

Biểu hiện của chứng viêm khớp mắt cá chân

Bệnh thường rất dễ nhận biết vì các triệu chứng khá rõ ràng như:

  • Đau nhức ở mắt cá chân, cơn đau có thể xuất hiện từng đợt dữ dội hoặc liên tục âm ỉ kéo dài.
  • Sưng khớp mắt cá chân, vị trí mắt cá ở hai chân lệch nhau rõ rệt. Khi ấn vào vùng sưng có cảm giác cứng, đau, nóng ran, ửng đỏ.
  • Khó vận động chân, khi bước đi cảm thấy bị đau nhức ở cổ chân, mắt cá chân.
  • Khớp mắt cá chân bị cứng khi không vận động trong một thời gian dài nhất là buổi sáng sớm.

Bệnh nhân bị đau khớp mắt cá chân cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, ngại vận động, yếu cơ, teo cơ. Nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện như trên, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Nguyên nhân gây viêm đau khớp mắt cá chân

Vì là vị trí cử động cơ bản khi di chuyển nên khớp mắt cá chân rất dễ bị tổn thương. Hơn nữa vùng khớp này cũng là nơi tập trung của nhiều dây thần kinh và mạch máu nên lại càng dễ bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân gây nên. Cụ thể như sau:

  • Viêm do di truyền: Viêm khớp mắt cá chân có thể là bệnh tự phát do di truyền. Những người có bố mẹ từng có tiền sử viêm mắt khớp mắt cá chân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khoảng 11%.
  • Viêm do chấn thương: Bong gân mắt cá chân rất phổ biến ở những người chơi thể thao, chơi đá bóng. Ngoài ra, bị ngã hay bị trẹo chân cũng dễ khiến khớp mắt cá chân bị sưng viêm, đau nhức.
  • Viêm do vi khuẩn tấn công: Là hiện tượng vi khuẩn ở các vùng lân cận xâm nhập vào vùng khớp và gây nên phản ứng viêm. Không chỉ khớp mắt cá chân mà các vị trí khớp khác như khớp đầu gối, khớp vai, khớp hông, cổ tay,… cũng rất dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Thoái hóa xương khớp: Thoái hóa thường xuất hiện ở người già nhưng cũng có một vài trường hợp thoái hóa sớm. Hiện tượng này khiến các khớp xương yếu đi, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và dễ bị gãy, vỡ, nứt.
  • Biến chứng của các bệnh lý xương khớp: Những người mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout,…. Đặc biệt với các bệnh nhân bệnh Gout nguy cơ lắng đọng acid uric xung quanh sụn khớp, gây viêm là rất cao.
Những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý xương khớp dễ mắc viêm khớp mắt cá chân hơn
Những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý xương khớp dễ mắc viêm khớp mắt cá chân hơn

Điều trị viêm khớp mắt cá chân như thế nào?

Viêm khớp cần được chẩn đoán bằng những biện pháp y khoa bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch khớp
  • Chụp X-quang, MRI
  • Soi ổ khớp

Sau khi đã xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng viêm nhiễm. Tùy theo mức độ viêm các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị theo những phương án cụ thể.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện viêm đau khớp mắt cá chân tại nhà như:

  • Gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm có thể dùng nấu cơm rượu, nấu chè, làm sữa chua để thưởng thức. Đây là những món ăn ngon lại có hiệu quả nhất định trong điều trị viêm khớp.
  • Khế chua: Khế chua thái lát rồi ép lấy nước cốt. Nấu nước ép khế cùng đường phèn và 1 – 2 lát gừng, dùng uống hàng ngày.
  • Cà tím: Cà tím sơ chế sạch, thát lát mỏng đun với nước đến sôi. Với bỏ bã, để lại nước dùng uống trong ngày.
  • Lá lốt: Lá lốt rửa sạch, đun kỹ với nước. Vớt bỏ bã, để lại nước dùng uống trong ngày, uống sau bữa ăn.

[middle_link]

Gạo nếp cẩm có công dụng chữa đau khớp rất tốt
Gạo nếp cẩm có công dụng chữa đau khớp rất tốt

Chữa viêm khớp mắt cá chân bằng y học hiện đại

Y học phát triển cho ra đời những phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh chống lại với những cơn đau dai dẳng ở khớp mắt cá chân:

  • Điều trị nội khoa: Hầu hết mọi trường hợp viêm đau từ cấp độ nhẹ đến nặng đều có thể sử dụng thuốc. Các loại thuốc Tây y giúp giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa sự lan rộng và nặng nề hơn. Các loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ,…
  • Điều trị ngoại khoa: Áp dụng cho những trường hợp viêm nặng, sụn khớp bị phá hủy không có hiệu quả khi dùng thuốc. Ngoại khoa thường dùng là hình thức phẫu thuật thay thế khớp, tạo hình khớp, nối khớp,…

Ưu điểm của y học hiện đại là tác động trực tiếp và vị trí sưng viêm và cho hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, việc uống thuốc không thể điều trị bệnh tận gốc thậm chí có thể gây ra những phản ứng phụ như gây viêm loét dạ dày, suy gan thận,…

Cách điều trị bằng y học cổ truyền

Các phương pháp chữa viêm khớp nói chung và viêm khớp mắt cá chân nói riêng bằng Đông y được nhận định là an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Không chỉ tác động trực tiếp vào bệnh sinh, các phương pháp này còn giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ phục hồi viêm nhanh hơn.

  • Dùng thuốc uống: Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp từ nhiều thảo dược quý hiếm, có công hiệu tốt. Bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ để việc bốc thuốc và gia giảm thành phần chính xác nhất. Thuốc Đông y cần sử dụng hàng ngày theo đúng liều lượng, đúng giờ và kiên trì để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
  • Châm cứu: Châm cứu giúp giải phóng sự co cơ, giảm đau nhức,… Phương pháp này có thể sử dụng trong điều trị các bệnh lý khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp vai, đau nhức thoái hóa khớp gối,…
  • Bấm huyệt: Tương tự như châm cứu, bấm huyệt cũng có tác dụng đả thông khí huyết, giãn cơ, giảm đau tại chỗ rất tốt.
Điều trị kết hợp nhiều phương pháp đẻ mang lại hiệu quả tốt nhất
Điều trị kết hợp nhiều phương pháp đẻ mang lại hiệu quả tốt nhất

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp mắt cá chân

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trước khi phải hứng chịu những cơn đau nhức do viêm đau khớp gây nên, chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt. Chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như sau:

  • Chú ý sinh hoạt: Hạn chế những thói quen như ngồi xổm, đứng quá lâu, đứng không đúng tư thế. Tăng cường tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,… để khớp mắt cá chân được vận động linh hoạt.
  • Giữ ấm chân: Khớp chân, mắt cá chân rất dễ bị viêm, đau khi thời tiết trở lạnh. Mùa đông, cần giữ ấm chân bằng cách đi tất khi ngủ, đi giày chống nước để phòng ngừa bệnh khớp mắt cá chân.
  • Viêm khớp mắt cá chân nên ăn gì: Thực phẩm cần bổ sung bao gồm: rau xanh đậm, quả mọng, các loại nấm, đậu nành, sữa, thực phẩm giàu beta carotene,…
  • Viêm khớp mắt cá chân không nên ăn gì: Thực phẩm nên tránh: Đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ quá mặn hoặc quá ngọt, chất béo bão hòa,…

Viêm khớp mắt cá chân hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Người bệnh nên tự ý thức được mức độ bệnh của mình và kịp thời tìm đến những trung tâm cơ sở y tế uy tín để được điều trị.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?