Đau khớp gối khi chạy bộ do đâu? Phương pháp điều trị hiệu quả

Đau khớp gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng lệch khớp hoặc các vấn đề tại xương bàn chân. Khi thấy biểu hiện đau nhức xảy ra tại khớp gối, người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám. Qua đó, xác định nguyên nhân, sự ảnh hưởng để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ

Đau khớp gối có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguy hiểm là, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Đây cũng có thể nguyên nhân do tình trạng hoạt động quá mức của người bệnh.

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang là bài thuốc nam độc quyền điều trị xương khớp tại Nhất Nam Y Viện – “Thái y viện triều Nguyễn thu nhỏ”.

Đau khớp gối khi chạy bộ do dấu hiệu bệnh lý

Cơn đau xuất hiện sau khi chạy bộ có thể là dấu hiệu một số bệnh lý về xương khớp. Dưới đây là các bệnh lý xương khớp gây đau nhức khớp gối khi chạy bộ.

Đau khớp gối khi chạy bộ có thể do thoái hóa khớp
Đau khớp gối khi chạy bộ có thể do thoái hóa khớp
  • Khớp bị lệch: Đây là tình trạng các khớp xương từ hông tới bánh chè bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Trong đó xương bánh chè là quan trọng nhất do rất dễ ảnh hưởng tới các vị trí xung quanh. Quá trình đi bộ hay di chuyển khiến xương bánh chè di chuyển không linh hoạt như bình thường. Điều này dẫn tới việc đau và nhức ở khớp gối.
  • Viêm tại gân bánh chè: Căn bệnh có thể gây ra các cơn đau âm ỉ tại vùng đầu gối. Khi vận động, cơn đau sẽ tăng lên và kéo dài.  Bệnh lý này cũng có thể dẫn tới hiện tượng viêm tấy, sưng ở đỉnh đầu gối.
  • Xương bánh chè bị gãy: Xương bánh chè nằm trong hệ thống duỗi của đầu gối. Xương có tác dụng che chở khớp gối. Do vậy khi xương bánh chè bị nứt hoặc gãy sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. Biểu hiện đau nhiều hơn và nhận thấy rõ khi người bệnh di chuyển.
  • Do thoái hóa khớp: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ có các triệu chứng đau, cứng, sưng tấy. Đặc biệt bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều hơn khi chạy hoặc vận động. Một số trường hợp cảm thấy đau ngay cả khi đứng lên ngồi xuống, khi leo cầu thang.
  • Đau do dải chậu chày: Dải chậu chày là bộ phận được bắt đầu ở hông, kéo dài theo bên ngoài đùi. Bộ phận này kết thúc ở đỉnh xương chày hoặc ống chân. Khi dải chậu chày bị căng sẽ tác động đến xương, gây lên tình trạng viêm hoặc đau.

Ngoài ra, người bệnh bị đau lưng và đau hông trước khi cơn đau lan đến đầu gối, có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị đau thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh đang bị chèn ép. 

Đau khớp gối khi chạy bộ do hoạt động quá sức

Không chỉ có nguyên nhân do dấu hiệu bệnh lý. Đau khớp gối khi chạy bộ còn là dấu hiệu cho thấy bạn đã hoạt động quá sức. Các nguyên nhân này bao gồm:

  • Chấn thương tại các khớp: Chấn thương tại mắt cá chân, khớp đầu gối sẽ gây ra hiện tượng đau nhức khi hoạt động.
  • Sử dụng khớp đầu gối quá nhiều: Lạm dụng các hoạt động tại đầu gối. Thực hiện các bài tập căng và kéo giãn các cơ quá nhiều. Đặc biệt là cơ đầu gối không đúng cách có thể khiến đầu gối bị đau.
  • Do chấn thương ở đầu gối: Chấn thương tại khớp gối gây đau. Điều này có thể gây khó khăn khi bạn di chuyển.
  • Do béo phì: Hiện tượng thừa cân sẽ gây áp lực lên khớp gối, nhất là khi bạn di chuyển. Khi ấy, trọng lượng cơ thể sẽ chèn ép, gây áp lực lên các dây thần kinh. Đặc biệt khi chạy bộ thì áp lực sẽ tác động gấp nhiều lần lên đầu gối và khiến bạn đau nhức.
  • Giới tính: Thông thường đau khớp gối khi chạy bộ dễ xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Nguyên nhân là do phần hông của phụ nữ rộng hơn, khớp gối sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn.

Dấu hiệu đau khớp gối khi chạy bộ

Đau khớp gối khi chạy bộ sẽ bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ. Phần xung quanh đầu gối hay phía sau xương bánh chè là điểm bắt đầu những biểu hiện đầu tiên. Người bệnh còn có thể cảm nhận vị trí đau nhức tại vị trí kết nối với xương đùi. 

Sau một thời gian nếu như không thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp thì các cơn đau có thể dữ dội hơn. Ngoài ra, những biểu hiện dưới đây có thể thấy khi bạn bị đau khớp gối do chạy bộ.

Đầu gối bị sưng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau khớp gối khi chạy bộ
Đầu gối bị sưng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau khớp gối khi chạy bộ
  • Đầu gối bị sưng: Đây là dấu hiệu đi kèm phổ biến của tình trạng này. Việc sưng tấy sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của người bệnh. Thông thường những người có bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm gân bánh chè có thể xuất hiện dấu hiệu này.
  • Cảm giác ma sát ở đầu gối: Người bệnh có thể cảm nhận được điều này khi bị đau khớp gối sau quá trình chạy bộ.
  • Đau khi bước cầu thang, đứng lên ngồi xuống: Cơn đau khớp gối có thể tăng lên nếu như người bệnh thực hiện di chuyển. Các động tác cần di chuyển khớp gối như bước cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống sẽ khiến người bệnh thấy đau nhức nhiều hơn.

Khi thấy xuất hiện tình trạng như trên người bệnh nên dừng ngay hoạt động chạy bộ. Sau đó, người bệnh nên tới thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời. 

Phương pháp điều trị đau khớp gối khi chạy bộ

Khi bị đau khớp gối do chạy bộ, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Việc chẩn đoán sẽ xác định chính xác nhất tình trạng của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Chẩn đoán đau khớp gối khi chạy bộ

Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ căn cứ vào tình trạng sưng viêm khớp gối, đau nhức để xem xét và đánh giá. Đây là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp gối
Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp gối

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm để đưa ra được kết quả chính xác nhất. Các xét nghiệm phổ biến nhất bao gồm:

  • X-quang: Là phương pháp giúp phát hiện các tổn thương tại xương nhanh chóng và đơn giản. Phương pháp này cũng giúp quan sát các dấu hiệu sai lệch tại khớp, viêm khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ: Là phương pháp hiện đại có thể cho xác định cụ thể mức độ hao mòn tại sụn khớp. Tuy nhiên chi phí chụp cộng hưởng từ sẽ cao hơn so với phương pháp chụp X-quang nên không phải người bệnh nào cũng được chỉ định.
  • Nội soi khớp: Là thủ thuật xâm lấn có thể xác định các bệnh lý liên quan phía trong khớp gối.

Căn cứ vào nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là các biện pháp khắc phục tình trạng này:

Biện pháp giảm đau tại chỗ

Các biện pháp giảm đau ngay được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo dành cho người bệnh như sau:

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên hạn chế di chuyển và nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày. Điều này sẽ giảm áp lực gây lên đầu gối. Từ đó giúp người bệnh giảm các cơn đau và nhanh chóng hồi phục.
  • Chườm đá: Là biện pháp giúp giảm cảm giác đau và nhức ở đầu gối. Bệnh nhân có thể thực hiện 30 phút mỗi lần. Không nên sử dụng các biện pháp chườm nóng vì có thể khiến cảm giác đau tăng lên.
  • Băng đầu gối: Người bệnh có thể sử dụng dây thun hoặc vải mỏng quấn xung quanh đầu gối. Biện pháp này giúp giảm sưng tại đầu gối. Tuy nhiên không nên băng quá chặt vì có thể khiến vùng tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Nâng cao đầu gối: Khi bị sưng tại đầu gối, đau khớp gối khi chạy bộ, người bệnh nên dùng một chiếc gối kê phía dưới để hạn chế tình trạng sưng viêm. Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên giữ đầu gối cao hơn tim khi bạn thường xuyên bị đau nhức tại vị trí này.

Biện pháp Tây y chữa đau khớp gối

Cảm giác đau khớp gối khi chạy bộ có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Để giảm đau, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc đau xương khớp. Trong đó có thể kể tới thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc sử dụng phổ biến như aspirin, ibuprofen và naproxen. 

Thuốc Tây chữa đau khớp gối khi chạy bộ
Thuốc Tây chữa đau khớp gối khi chạy bộ

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị. Đặc biệt là các bệnh nhân dị ứng với một số thành phần có trong thuốc thì có thể thay đổi đơn thuốc khác cho phù hợp.

Một số trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với biện pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khớp gối. Trường hợp đau do thoái hóa khớp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ phần sụn khớp bị tổn thương. Sau đó thực hiện chữa bệnh bằng phương pháp cấy tế bào gốc.

Với các trường hợp chấn thương, gãy xương bánh chè, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nối xương, điều chỉnh cân bằng giữa các khớp.

Phương pháp Đông y chữa bệnh đau khớp gối

Nếu nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp gối khi chạy bộ là do tình trạng viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, bạn có thể lựa chọn các bài thuốc Đông y để điều trị tình trạng này. Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, an toàn và ít tác dụng phụ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc ngay tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc người bệnh nên lựa chọn:

Bài thuốc Đông y Độc hoạt ký sinh thang

Nguyên liệu: Cần chuẩn bị các dược liệu độc hoạt, sinh địa, tế tân, đảng sâm, quế chi, cam thảo, đương quy, phục linh, xuyên khung, ngưu tất, bạch thược, đỗ trọng.

Thực hiện:

  • Cho dược liệu vào ấm sắc với nước.
  • Sau khi sôi kỹ, bắc ra uống nước thuốc trong ngày.

Bài thuốc Đông y từ thiên niên kiện và lá lốt

Nguyên liệu: Cần chuẩn bị các dược liệu lá lốt, thiên niên kiện, hà thủ ô, trinh nữ, cỏ xước, sinh địa, quế chi.

Thực hiện:

  • Cho dược liệu vào ấm sắc lên với nước.
  • Dùng nước thuốc uống hàng ngày.
  • Nên thực hiện bài thuốc mỗi ngày để có hiệu quả trong việc điều trị.

Xem thêm

Thuốc Đông y chữa xương khớp hiệu quả nhất, dứt điểm

Phòng ngừa hiện tượng đau khớp gối khi chạy bộ

Để hạn chế tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến:

Thực hiện chạy bộ đúng kỹ thuật

Nguyên nhân đau khớp gối khi chạy bộ có thể do thực hiện không đúng kỹ thuật. Người mới tập chạy nên thực hiện các bài khởi động kỹ càng trước khi chạy. Bài khởi động sẽ giúp các cơ khớp làm quen dần với cường độ vận động.

Trong quá trình chạy, bạn nên giữ mũi bàn chân thẳng, hai bàn chân song song, tay vung nhẹ. Người chạy nên tiếp đất bằng bàn chân trước thay vì sử dụng phần mũi chân. Khi chạy nên giữ tư thế thả lỏng, không xoay chân nhiều sẽ khiến phần cơ khớp bị căng cứng.

Chạy bộ đúng tư thế giúp hạn chế tình trạng bị đau khớp gối
Chạy bộ đúng tư thế giúp hạn chế tình trạng bị đau khớp gối

Dưới đây là các chú ý trong tư thế chạy bộ:

  • Giữ đầu với lưng thẳng, mắt hướng về phía trước trong khi chạy.
  • Mặc đồ vừa vặn, thoáng mát. Tốt nhất nên lựa chọn quần áo từ các chất liệu cotton thoáng và thấm mồ hôi.
  • Không nên thực hiện bài tập vào buổi tối muộn hoặc buổi sáng sớm.
  • Khi mới thực hiện bài tập, người chạy nên chia nhỏ quãng đường. Có thể thực hiện các bài tập trong vòng 100m, 200m hoặc 300m. Khi đã quen hẳn nên chạy bộ từ 3-4 lần trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả rèn luyện sức khỏe tốt nhất.

Chọn loại giày phù hợp

Để tránh tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ thì việc lựa chọn một đôi giày phù hợp rất quan trọng. Người chạy nên chọn đôi giày vừa chân, giày có chất lượng cao. Nhờ vậy, các khớp cũng như dây chằng tại bàn chân sẽ được bảo vệ. 

Ngoài ra, bạn cũng nên đổi giày thường xuyên để đôi giày bạn mang trong mỗi lần tập luôn đảm bảo tốt nhất. Thông thường khi chạy được quãng đường từ 600-850 km thì bạn nên thay giày. 

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Để có một sức khỏe tốt thực hiện bài chạy bộ, chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Hãy bổ sung trong thực đơn hàng ngày của mình bằng những loại thực phẩm dưới đây:

  • Nước hầm xương và rau xanh: Đây là những thực phẩm rất tốt cho xương.
  • Các loại cá như cá hồi, các thu, cá ngừ: Bổ sung omega – 3, một chất rất tốt cho xương khớp và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý này hiệu quả.
  • Các thực phẩm từ sữa, yến mạch: Cung cấp vitamin cần thiết nhất là vitamin D.
  • Bông cải xanh, ớt chuông, cà chua: Bổ sung các vitamin C.

Tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ không phải là hiếm gặp. Để hạn chế và khắc phục tình trạng này bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Bên cạnh đó hãy áp dụng những biện pháp phòng tránh một cách tích cực. Khi triệu chứng không thuyên giảm sau quá trình điều trị thì bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4.8/5 - (6 bình chọn)

BẠN ĐỌC THAM KHẢO:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Bác sĩ Lê Phương chữa dạ dày tại Nhất Nam Y Viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi, giá bao nhiêu?

Nhất Nam Y Viện chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Tinh Trùng Vón Cục Như Thạch Là Gì? Có Con Được Không?

TOP 18 Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Nam Tuyệt Vời Bạn Cần Biết!

Dấu Hiệu Rối Loạn Cương Dương Tạm Thời, Nguyên Nhân Cách Điều Trị

Tinh Trùng Loãng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Chồng Xuất Tinh Sớm Và 7 Điều Người Vợ Lý Tưởng Nên Thuộc Lòng

Yếu Sinh Lý Có Con Hay Không, Phòng Tránh Thế Nào? [Bác Sĩ Giải Đáp]

TOP 9 Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nam Của Úc Tốt Nhất 2020

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?