Viêm Khớp Có Nên Đi Bộ Không? Những Thông Tin Cần Biết (2022)

Khi mắc bất cứ căn bệnh về xương khớp nào, người bệnh cũng khá cân nhắc khi hoạt động nặng hoặc có nhu cầu tập luyện thể dục thể thao. Vậy viêm khớp có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào là an toàn khi mắc viêm khớp? Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang tìm hiểu về viêm khớp và những thông tin liên quan.

Viêm khớp là một căn bệnh xương khớp phổ biến. Bệnh lý này được phân loại thành hai dạng thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA).

Bệnh lý xuất hiện với các triệu chứng tiêu biểu như: Sưng, cứng khớp; viêm, đỏ vùng da xung quanh khớp; cảm thấy đau khớp khi hoạt động, thậm chí là cả khi nghỉ ngơi.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là sự bào mòn của sụn khớp do thoái hóa hoặc chấn thương.

Sau quá trình thăm khám và xác định mức độ viêm khớp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị thì người bệnh cũng cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin liên quan tới viêm khớp trong sinh hoạt hàng ngày để sớm đẩy lùi căn bệnh xương khớp này.

Viêm khớp có nên đi bộ không?

Thông thường khi mắc các bệnh lý về xương khớp, người bệnh thường lo lắng các hoạt động thể dục thể thao có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng bệnh lý, khiến hàng loạt triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Suy nghĩ vận động có hại với người bị bệnh xương khớp là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, nếu cơ bắp được nuôi dưỡng từ chất dinh dưỡng trong máu thì sụn khớp lấy năng lượng từ dịch khớp (chất nhờn trong các khớp). Các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe sẽ giúp tạo nên dịch khớp nuôi dưỡng sụn, bôi trơn khớp nhờ đó đẩy lùi hiện tượng khô khớp, ngăn ngừa cứng khớp đồng thời điều trị hiệu quả viêm khớp.

Viêm khớp có nên đi bộ không?
Viêm khớp có nên đi bộ không?

Bên cạnh đó, duy trì thói quen đi bộ hàng ngày còn giúp người bệnh có một cơ thể cân đối, cân nặng phù hợp, hạn chế nguy cơ béo phì từ đó giảm thiểu áp lực lên hệ thống xương khớp.

Thực tế, chính việc không hoạt động, để hệ xương khớp chây ỳ sẽ khiến các khớp trở nên kém linh hoạt, gia tăng các nguy cơ biến dạng khớp, cứng khớp và co cứng dây chằng.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nếu biết cách tập luyện chuẩn, người bị viêm khớp có thể hỗ trợ tốt cho quá trình chữa trị viêm khớp.

Như vậy có thể thấy rằng viêm khớp nên đi bộ tuy nhiên đi bộ như thế nào cho đúng, đi bộ thế nào để không làm tình hình viêm khớp trở nên trầm trọng hơn?

Hướng dẫn cách đi bộ cho người bị viêm khớp

Xương khớp đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, sưng đau khó chịu do đó bất cứ hoạt động nào cũng có thể gây tác động.

Trong quá trình đi bộ, khớp gối là bộ phận chịu nhiều tác động nhất. Cụ thể, khớp gối là khớp vận động nhiều nhất đồng thời cũng là bộ phận nâng đỡ, chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể nên rất dễ bị tổn thương.

Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, không đòi hỏi quá nhiều sức lực tuy nhiên nếu bị viêm khớp, nhất là viêm khớp gối thì người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Lựa chọn một đôi giày thể thao, giày chuyên dụng phù hợp với cỡ chân, làm bằng chất liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt giúp người mang thoải mái; thiết kế có các khe rãnh nhỏ dưới đế làm tăng độ bám, ngăn ngừa khả năng trơn trượt, tai nạn không mong muốn xảy ra.
  • Trước khi đi bộ, cần khởi động làm nóng cơ thể, tạo điều kiện cho cơ bắp và xương khớp làm quen khoảng 10-15 phút.
  • Lựa chọn địa điểm đi bộ bằng phẳng, có không khí trong lành và không quá ồn ào gây mất tập trung. Nếu đi bộ ban ngày thì nên lựa chọn khu vực có nhiều bóng cây râm mát. Còn đi bộ buổi tối thì cần tới những nơi có ánh sáng nhân tạo như đèn đường.
  • Trong trường hợp không đi bộ ngoài trời thì người bệnh có thể sử dụng thiết bị đi bộ tại nhà. Tuy nhiên, cần điều chỉnh mức độ và tốc độ đi bộ phù hợp.
Lựa chọn một đôi giày chuyên dụng
Lựa chọn một đôi giày chuyên dụng
  • Nếu bị viêm khớp, tuyệt đối không đi bộ tại những nơi có địa hình nhiều đá sỏi, trơn trượt, ẩm ướt và có độ dốc cao vì có thể gây ra tác động tiêu cực tới xương khớp và những tai nạn nguy hiểm.
  • Một lưu ý quan trọng nữa đó là chỉ nên đi bộ dưới 6.000 bước, khoảng 30-45 phút mỗi ngày nếu đang mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có viêm khớp.
  • Trong suốt quá trình đi bộ, cần duy trì bước chân với tốc độ vừa phải, không đi quá nhanh và bước quá dài vì sẽ tạo áp lực khiến khớp gối phải tăng cường hoạt động trong tình trạng đang bị viêm, sưng. Khoảng cách đi bộ lý tưởng là từ 1-2 bước chân tùy thuộc vào độ cao của mỗi người.
  • Người bệnh không nên đi bộ liền một lúc mà hãy chia nhỏ khoảng thời gian đi bộ vào buổi sáng và tối. Có thể đi bộ 15-20 phút vào buổi sáng sau khi thức dậy và đi bộ với thời lượng tương đương vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Nếu đang đi bộ mà có cảm giác đau nhức, khó chịu tại các khớp thì cần ngừng ngay.
  • Chuẩn bị nước uống đầy đủ.

Duy trì thói quen đi bộ hàng ngày sẽ trợ giúp các khớp hoạt động linh hoạt, sản sinh dịch khớp nuôi dưỡng khớp từ đó đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà viêm khớp gây ra.

Thế nhưng nếu các cơn đau khớp quá nghiêm trọng, vùng khớp sưng, cứng khiến người bệnh không thể vận động thì không nên đi bộ mà cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh phát triển thành biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý trong quá trình điều trị viêm khớp

Đi bộ với tần suất vừa phải khi tình trạng viêm khớp còn nhẹ sẽ là một giải pháp phù hợp cho những bệnh nhân bị viêm khớp.

Không chỉ cân nhắc viêm khớp có nên đi bộ không, những người đang bị căn bệnh này hành hạ cũng cần phải biết một số thông tin quan trọng khác nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.

Theo đó, khi khớp đang bị viêm, sưng, bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần ghi nhớ rằng:

  • Ngoài đi bộ, người bệnh bị viêm khớp cũng có thể lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng khác như: Yoga, bơi lội, đi xe đạp, đánh golf hay tập dưỡng sinh…
  • Tạo dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học. Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây và thực phẩm bổ trợ xương khớp như: Sữa và các chế phẩm từ sữa, thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá thu, cá trích, hàu, cá mòi…), ngũ cốc, các loại nấm, giá đỗ…
Viêm khớp gối nên ăn các thực phẩm từ sữa
Viêm khớp gối nên ăn các thực phẩm từ sữa
  • Hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp hoặc được chế biến sẵn.
  • Không ăn đồ ăn quá mặn, quá ngọt và quá cay. Nêm nếm gia vị vừa phải, ưu tiên các gia vị có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Tránh xa đồ uống có chứa cồn như bia, rượu; nước ngọt có ga hay cà phê.
  • Không sử dụng bất cứ loại chất kích thích nào.
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya.
  • Luôn suy nghĩ lạc quan, hạn chế căng thẳng và lo âu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng viêm khớp đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý khác hoặc biến chứng nguy hiểm.

Thông qua bài viết, người bệnh đã biết được rằng bị viêm khớp có nên đi bộ không. Mong rằng những thông tin về hoạt động đi bộ khi bị viêm khớp và những lưu ý liên quan tới quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh sớm đẩy lùi được căn bệnh xương khớp khó chịu này.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?