Bệnh viêm khớp liên cầu và những thông tin cần biết

Viêm khớp liên cầu là bệnh lý xương khớp do nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh thường khởi phát sau khi bị nhiễm trùng mô mềm, da, cơ, chấn thương bao khớp trong thời gian dài hoặc không bảo đảm vô trùng khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn như chích mủ, dẫn lưu… Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn thông tin về bệnh viêm khớp liên cầu và cách điều trị thích hợp. 

Viêm khớp liên cầu là gì?

Viêm khớp liên cầu là một trong những loại viêm khớp nhiễm khuẩn, chiếm khoảng 20% các trường hợp nhiễm bệnh. Bệnh khởi phát do các vi khuẩn liên cầu Streptococcus xâm nhập và gây tổn thương ở ổ khớp. 

Bệnh lý này thường khởi phát sau khi bị chấn thương và có thể nhiễm cùng với các loại vi khuẩn khác như như tụ cầu vàng, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh, ecoli…

Viêm khớp liên cầu là tình trạng viêm khớp do nhiễm khuẩn
Viêm khớp liên cầu là tình trạng viêm khớp do nhiễm khuẩn

Viêm khớp liên cầu là bệnh viêm khớp cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng khởi phát đột ngột, tổn thương ở khớp đi kèm với triệu chứng bệnh toàn thân. 

Bệnh thường tiến triển rất nhanh và gây ra các triệu chứng nặng nề lên sụn khớp, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác. 

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp nhiễm bệnh viêm khớp liên cầu đều đáp ứng tốt với các phương pháp chữa bệnh và có thể điều trị dứt điểm. 

Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm khớp liên cầu bao gồm:

  • Người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bị tiểu đường, HIV…
  • Người bệnh sử dụng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.
  • Người có tiền sử bị chấn thương khớp và mắc các bệnh nhiễm trùng xương khớp. 

Khi thuộc vào nhóm những đối tượng trên, người bệnh nên lưu ý để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. 

Nguyên nhân bệnh viêm khớp liên cầu

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm khớp liên cầu là do vi khuẩn liên cầu Streptococcus gây nên. Vi khuẩn này có cấu trúc dạng chuỗi, độ dài đa dạng, không có vỏ, không có khả năng di động và phát triển mạnh ở nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. 

Vi khuẩn này thường trú trên da và niêm mạc họng nhưng không có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, khi cơ thể bị chấn thương, da xây xước, có vết rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong và gây tổn thương ổ khớp.

Dưới đây là một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ bị viêm khớp liên cầu:

  • Rách hở ở bao khớp hoặc chấn thương xương khớp trong thời gian dài.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng do liên cầu ở xung quanh khớp như viêm đường tiết niệu, viêm gân, viêm cơ.
  • Thực hiện các thủ thuật xâm lấn như chọc dò dịch khớp, tiêm khớp không đảm bảo vô trùng hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật.
  • Biến chứng của viêm phổi, viêm đa cơ do liên cầu khuẩn gây ra.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh viêm khớp liên cầu khởi phát các triệu chứng rất đột ngột, cấp tính và có tiến triển nhanh chóng. Ngoài những biểu hiện tại chỗ, bệnh còn phát sinh nhiều triệu chứng toàn thân.

Các triệu chứng tại chỗ của bệnh bao gồm:

  • Khớp sưng đỏ và cảm giác nóng hơn so với những vùng da xung quanh.
  • Mức độ đau nhức tăng dần theo thời gian, đặc biệt khi vận động và đi lại.
  • Co cứng cơ, giảm khả năng đi lại.
  • Tràn dịch khớp, ổ khớp có thể xuất hiện các dịch mủ. 
Triệu chứng của bệnh là khớp sưng đỏ, đau nhức
Triệu chứng của bệnh là khớp sưng đỏ, đau nhức

Các triệu chứng toàn thân của bệnh viêm khớp liên cầu bao gồm:

  • Đau nhức cơ thể và sốt cao 39 – 40 độ C.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh, rét run.
  • Lưỡi bẩn, môi khô và hơi thở có mùi hôi. 

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng ít phổ biến như nổi hạch ở xung quanh khớp và đi kèm tổn thương da như viêm quầng, hăm kẽ, chốc mép, chốc lây… 

Viêm khớp liên cầu có nguy hiểm không?

Viêm khớp liên cầu là một trong những dạng viêm khớp nhiễm khuẩn ít gặp. Như đã nói, ngoài các triệu chứng tại chỗ, bệnh còn gây ra các triệu chứng như cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, suy nhược… 

Tương tự như những bệnh nhiễm trùng khác, viêm khớp liên cầu có thể thuyên giảm sau thời gian điều trị và chăm sóc đúng cách.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh cũng rõ ràng và dễ nhận biết. Do đó, nhiều bệnh nhân thường phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi điều trị chậm trễ và không đúng cách, bệnh viêm khớp liên cầu có thể tiến triển nặng, lan tỏa rộng và gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Trật các khớp một phần hoặc có trường hợp toàn phần.
  • Sụn khớp bị tổn thương và bị phá hủy.
  • Khớp bị dính.
  • Khớp bị biến dạng và suy giảm chức năng vận động.
  • Nhiễm trùng lan sang các cơ quan khác trên cơ thể. 

Mặc dù bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và làm tổn thương nặng nề cấu trúc xương khớp. 

Hơn nữa, khi phát triển bệnh chậm trễ và không có các biện pháp can thiệp y tế kịp thời, các tổn thương sẽ lan rộng gây khó khăn trong việc điều trị, tốn kém chi phí và tác động nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. 

[pr_middle_post]

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp liên cầu

Viêm khớp liên cầu khuẩn là căn bệnh tiến triển rất nhanh. Do vậy, người bệnh phải tiến hành thăm khám và chỉ định kháng sinh sớm nhất. 

Thuốc Tây điều trị viêm khớp liên cầu

Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Kháng sinh được lựa chọn (khi chứa có kết quả cấy máu, dịch khớp) dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ, tình trạng kháng sinh tại bệnh viện, độ tuổi bệnh nhân, dự đoán chủng vi khuẩn gây bệnh qua các yếu tố thuận lợi hoặc kết quả nhuộm gram. 

Để hạn chế nguy cơ kháng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng ít nhất một loại thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch và cần duy trì thuốc trong suốt 4 – 6 tuần. 

Khi chưa có kết quả cấy máu, dịch khớp hoặc đã xác định được vi khuẩn gram dương:

  • Sử dụng Clindamycin 2.4g đường tĩnh mạch mỗi ngày, chia thành 4 lần.
  • Hoặc sử dụng Nafcillin 2g/ Oxacillin 2g đường tĩnh mạch trong mỗi 6 giờ (8g mỗi ngày). 
Bệnh được điều trị bằng cách tiêm trực tiếp vào bên trong khớp
Bệnh được điều trị bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào bên trong khớp

Sau khi người bệnh có kết quả cấy máu và dịch khớp:

  • Sử dụng kháng sinh penicillin G 2.000.000 UI truyền tĩnh mạch trong mỗi 4 giờ và dùng đều đặn trong 2 tuần.
  • Nếu đáp ứng tốt người bệnh có thể sử dụng kháng sinh theo điều trị ban đầu. 

Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thêm Paracetamol hoặc một số thuốc chống viêm không steroid nhằm hạ sốt, giảm đau và giảm viêm ổ khớp. Các loại thuốc này thường được sử dụng trong ngày.

Các biện pháp điều trị phối hợp

Ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số biện pháp để điều trị phối hợp trong những trường hợp cấp bách:

  • Dẫn lưu khớp: Khi các ổ khớp mưng mủ và tràn dịch khớp nặng, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng cách này. Dẫn lưu khớp giúp giảm lượng mủ và dịch ứ trong khớp, từ đó giúp cải thiện tình trạng phù nề và đau nhức. 
  • Nội soi rửa khớp: Phương pháp này có tác dụng làm sạch ổ mủ và giảm số lượng vi khuẩn trong ổ khớp. Cách này sẽ được thực hiện khi dịch mủ đặc và không thể dẫn lưu dịch mủ hoặc đã dẫn lưu nhiều lần nhưng thất bại.
  • Phẫu thuật: Khi bị nhiễm khuẩn kèm theo nhiễm khuẩn sụn, xương và các mô mềm lân cận, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ các tổ chức bị nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn ở các khớp nhân tạo thì cần lấy khớp nhân tạo ra khỏi cơ thể và dùng kháng sinh ở đường tĩnh mạch từ 4 – 6 tuần. Sau thời gian điều trị, bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá có nên làm lại khớp nhân tạo hay không. 

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật cũng được thực hiện đối với những trường hợp không thể dẫn lưu và nội soi khớp. Nếu điều trị trễ thì vi khuẩn có thể phát triển mạnh và gây hoại tử xương. 

Đông y điều trị viêm khớp liên cầu

Theo Đông y, viêm khớp liên cầu thuộc phạm vi chứng tý xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong ổ khớp. Bên cạnh đó, nhiệt thấp, phong hàn xâm nhập, lao động quá độ cũng là những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh.

Cơ chế điều trị viêm khớp theo Đông y là chữa từ căn nguyên của bệnh. Thuốc Đông y sẽ giúp người bệnh giảm được triệu chứng đau nhức, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và bồi bổ cơ xương khớp.

  • Bài thuốc số 1: Chích cam thảo, bán hạ chế, ma hoàng, can khương mỗi vị 4g, đương quy, xích thược mỗi vị 16g, phục linh 10g, chỉ xác, hậu phác và quế chi mỗi vị 8g, thương truật, bạch chỉ và cát cánh mỗi vị 12g. Người bệnh cho dược liệu vào ấm rồi sắc nước uống. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thành 2 lần bằng nhau, uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Cam thảo 4g, phòng phong, độc hoạt và đỗ trọng mỗi vị 12g, tang ký sinh 16g, tế tân 8g, bạch thược và đẳng sâm mỗi thứ 16g, phục linh, xuyên khung, phục linh mỗi vị 10g. Sắc một thang thuốc và chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. 
Đông y giúp giảm đau nhức và bồi bổ khí huyết cho cơ thể
Đông y giúp giảm đau nhức và bồi bổ khí huyết cho cơ thể

Các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp liên cầu thường có tác dụng chậm hơn thuốc Tây y, thậm chí vài tuần mới phát huy tác dụng. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì uống thuốc và không được bỏ giữa chừng khi chưa có yêu cầu của bác sĩ Đông y. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Bệnh viêm khớp liên cầu có thể được điều trị tại nhà nếu bệnh không quá nặng hoặc vừa mới khởi phát. Hiện nay, dân gian lưu truyền rất nhiều những dược liệu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mà lại dễ tìm và tiết kiệm chi phí. 

Người bệnh chỉ cần sử dụng các thảo dược thiên nhiên dưới đây là có một bài thuốc trị bệnh hiệu quả:

Lá lốt

Lá lốt là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Lá lốt có mùi thơm, tính ấm và có dược tính cao nên được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh. Người ta thường sử dụng lá lốt để chữa viêm khớp liên cầu là bởi nó có nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cao, chống viêm và giảm đau. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị từ 1 – 2 nắm lá lốt tươi, rửa thật sạch và để cho ráo nước.
  • Sau đó, bạn cho lá lốt lên chảo sao vàng rồi cho muối biển vào sao đều. 
  • Sao đến lúc lá lốt vàng đều và có mùi thơm là được. 
  • Bạn cho lá vào túi chườm vải và đắp lên vùng bị đau. 
  • Khi hỗn hợp nguội, bạn sao nóng lại rồi tiếp tục đắp lên khớp. 

Ngải cứu

Ngải cứu từ lâu đã trở thành một loại thảo dược quý trong Đông y. Chất đắng trong ngải cứu có chứa nhiều thành phần là chất kháng viêm tự nhiên. Khi hấp thu vào cơ thể, ngải cứu sẽ giúp giảm tình trạng nóng đỏ, sưng viêm ở ổ khớp.

Ngải cứu giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm tình trạng nóng đỏ ở ổ khớp
Ngải cứu giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm tình trạng nóng đỏ ở ổ khớp

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 100g lá ngải cứu và một ít giấm gạo.
  • Bạn rửa sạch ngải cứu, giã nát rồi trộn chung với một ít giấm gạo. 
  • Bạn cho lên chảo sao nóng hỗn hợp trên rồi cho vào một túi vải.
  • Đặt túi vải lên khu vực khớp bị viêm nhiễm.
  • Nhiệt tỏa ra từ ngải cứu sẽ giúp kháng khuẩn và giảm đau nhức nhanh chóng. 

Tất cả các mẹo dân gian chữa viêm khớp chỉ thích hợp điều trị bệnh trong trường hợp nhẹ, khi bệnh chưa có những biến chứng nguy hiểm. Khi viêm khớp liên cầu có những biến chứng như chèn ép dây thần kinh, người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất. 

Phòng ngừa bệnh viêm khớp liên cầu như thế nào?

Viêm khớp liên cầu là một dạng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn không thường gặp. Tuy nhiên, do các liên cầu khuẩn thường khu trú trên cơ thể nên chúng sẽ tái phát lại khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Đặc biệt, bệnh dễ tái phát ở người thường bị chấn thương khớp hoặc có hệ miễn dịch suy yếu. 

Do đó, người bệnh nên chủ động có những biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

  • Người bệnh nên điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở da, xương và các mô mềm. 
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
  • Cần lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín để thực hiện dẫn lưu, nội soi rửa khớp hoặc phẫu thuật để tránh nhiễm khuẩn. 
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh tăng cân béo phì mất kiểm soát. Khi cân nặng hợp lý, áp lực tác động lên các khớp sẽ giảm đi đáng kể. 
  • Khi khớp bị chấn thương, người bệnh cần tích cực điều trị và vệ sinh vết thương theo đúng với hướng dẫn của bác sĩ, tránh xảy ra nguy cơ nhiễm khuẩn ở ổ khớp. 

Viêm khớp liên cầu là một bệnh lý không đe dọa trực tiếp đến tính mạng mà sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng hợp của người bệnh. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan mà cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường và điều trị đúng cách.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?