Viêm Khớp Cấp Là Gì? Dấu Hiệu, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Viêm khớp cấp là căn bệnh xương khớp phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Trong giai đoạn này, bệnh chưa có những biểu hiện trầm trọng nên nhiều người thường chủ quan và không điều trị. Khi để bệnh diễn ra trong một thời gian dài, viêm khớp cấp sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. 

Viêm khớp cấp là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp cấp là tình trạng đau sưng cấp tính ở khớp, xuất hiện một cách đột ngột. Bệnh có thời gian khởi phát và diễn biến trong một thời gian ngắn, trong vài giờ hoặc vài ngày. 

Viêm khớp cấp tính thường xuất hiện ở khuỷu tay, các ngón tay, chân và đầu gối. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng cũng có thể mắc trong những độ tuổi khác, kể cả trẻ em. 

Viêm khớp cấp là tình trạng sưng đau xảy ra trong một thời gian ngắn
Viêm khớp cấp là tình trạng sưng đau xảy ra trong một thời gian ngắn

Hơn nữa, bệnh có thể gây sưng đau ở một khớp hoặc nhiều khớp và có thể gây ra biến dạng khớp nếu không chữa bệnh kịp thời và đúng cách.

Bệnh viêm khớp cấp tính có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân điển hình của bệnh có thể kể đến như:

  • Chấn thương trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao làm vùng quanh khớp bị nhiễm trùng, từ đó tấn công vào khớp tạo phản ứng viêm. 
  • Bị động vật như chó, mèo, chuột cắn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khớp. Nhiễm trùng do chó mèo cắn thường phát triển trong khoảng 48 giờ, trong khi đó vết thương do chuột cắn phát triển từ 2 – 10 ngày. 
  • Một số ổ nhiễm trùng từ những cơ quan khác trong cơ thể đến sinh sôi trong dịch khớp và lây nhiễm ra các mô khớp, gây ra phản ứng sưng viêm. 
  • Một số trường hợp bị viêm khớp cấp có thể do di truyền.

Ngoài ra, viêm khớp cấp tính có thể khởi phát do rối loạn chức năng hệ miễn dịch khi cơ thể mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp. 

Triệu chứng của bệnh viêm khớp cấp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp cấp phù thuộc vào vị trí khớp và loại viêm khớp. Các biểu hiện dưới đây có thể cảnh báo bạn bị viêm khớp cấp:

  • Đau khớp: Người bệnh có thể bị đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động. Các khớp thường phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi cử động, đặc biệt là vào buổi sáng. 
  • Sưng và cứng khớp: Tình trạng khớp bị sưng viêm, co cứng và hạn chế tầm vận động cũng là một dấu hiệu thường gặp.
  • Nóng, đỏ khớp: Vùng da quanh khớp hoặc ổ khớp có thể bị đỏ và nóng rát. 
  • Các triệu chứng đi kèm: Người bệnh có thể mắc phải một số triệu chứng đi kèm như sốt, phát ban, ngứa, khó thở, sút cân…

Khi nhận biết các dấu hiệu trên, người bệnh tuyệt đối không được bỏ qua mà cần quan tâm và kiểm soát sức khỏe bản thân hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. 

Biến chứng của bệnh viêm khớp cấp tính

Viêm khớp cấp tính là một bệnh lý không quá nguy hiểm. Bệnh có thể hết sau vài tuần hoặc vài tháng áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách. 

Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng theo thời gian, dẫn đến tình trạng viêm khớp mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tiềm tàng. 

Một số biến chứng mà bệnh viêm khớp cấp gây ra như:

  • Phá hủy xương và sụn khớp: Khớp bị viêm sẽ ảnh hưởng đến dây chằng, cơ, gân khiến cho xương khớp yếu dần. Bệnh có thể gây viêm bao khớp, giảm chất lượng dịch khớp khiến sụn khớp thiếu dưỡng chất, bề mặt sẽ trở nên thô ráp và rất dễ bong tróc. Khi đó, phần xương dưới sụn cũng sẽ bị ảnh hưởng, phát triển không đều, khiến hệ xương khớp suy yếu và đau nhức thường xuyên.
  • Biến dạng khớp: Khi bệnh tiến triển nặng, cơ thể sẽ xuất hiện một số u cục ở khớp bị viêm. Khớp sẽ không giữ được hình dạng ban đầu mà trở nên gồ ghề, lệch sang một bên làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. 
Bệnh có thể gây ra biến chứng biến dạng khớp
Bệnh có thể gây ra biến chứng biến dạng khớp
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh khác: Viêm khớp có thể làm người bệnh tăng nguy cơ mắc các bệnh như thấp khớp cấp, hở van tim, xơ vữa động mạch và có thể là đột quỵ. 

Viêm khớp cấp tính và cách điều trị hiệu quả

Trước khi tiến hành điều trị viêm khớp cấp, người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra thể chất cũng như xét nghiệm vùng khớp để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Chụp X quang: Có thể xác định được tình trạng tổn thương xương, sụn, thay đổi kích thích xương. Mặc dù kết quả X quang không xác định được tình trạng viêm khớp nhưng có thể kiểm soát và theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này có thể hiển thị được hình ảnh xương và các mô mềm xung quanh để kiểm tra các chấn thương.
  • Chụp MRI: Đây là sự kết hợp giữa sóng vô tuyến từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh cắt ngăn ở các mô mềm sụn, gân…
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để ghi lại các mô mềm, cấu trúc xương khớp. 

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, loại viêm khớp và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Hiện nay, Tây y có rất nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị tình trạng viêm khớp cấp. Các loại thuốc Tây y được bào chế nhằm khám viêm, tiêu sưng, giảm đau nhức và hỗ trợ khả năng phục hồi vận động cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm như Acetaminophen. Đối với tình trạng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau Opioid như Tramadol hoặc Oxycodone.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có thể hỗ trợ và làm giảm tình trạng đau và viêm. Ibuprofen và Mochi là hai loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng. Ngoài uống trực tiếp, thuốc còn được bào chế dưới dạng kem, gel bôi, miếng dán. 
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm đa khớp cấp. Thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa hoạt động của hệ thống miễn dịch gây nên tình trạng sưng viêm ở khớp. 
  • Thuốc sinh học: Thuốc được sử dụng kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Thuốc có công dụng tác động làm ức chế hệ thống miễn dịch hoặc biến đổi các gen có liên quan. 

Một số loại thuốc Tây y có thể gây nghiện, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hoặc gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng nguy cơ đau tim. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

[pr_middle_post]

Đông y chữa viêm khớp cấp

Viêm khớp thuộc phạm vi chứng tý, được chia thành hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Trong giai đoạn cấp tính, bệnh xảy ra rất nhanh, đột ngột và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. 

Theo Đông y, viêm khớp cấp xảy ra do khí huyết ứ đọng bên trong cơ thể, tà thấp phong hàn xâm nhập gây sưng viêm ở ổ khớp. Do đó, các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp thường có tác dụng cải thiện triệu chứng sưng viêm và tăng cường lưu thông máu huyết trong cơ thể. 

  • Bài thuốc số 1: Khương hoạt, độc hoạt, đương quy và tần giao mỗi vị thuốc 12g, kê huyết đằng, tang chi và hải phong đằng mỗi vị thuốc 30g, nhũ hương 4g, quế chi 8g, cam thảo 6g và mộc hương 6g. 
  • Bài thuốc số 2: Bạch truật, tiên linh tỳ và uy linh tiên mỗi vị thuốc 15g, ba kích thiên, phục linh, ngưu tất và cẩu tích mỗi vị thuốc 12g, quế chi, sơn thù và phụ tử chế mỗi vị thuốc 9g. 
Bạn có thể chữa bệnh bằng các bài thuốc Đông y lành tính
Bạn có thể chữa bệnh bằng các bài thuốc Đông y lành tính

Sử dụng các bài thuốc trên bằng cách rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào ấm sắc với nước rồi uống mỗi ngày 1 thang thuốc. Người bệnh không được tự ý gia giảm liều lượng thuốc vì thuốc sẽ không phát huy được tác dụng như mong đợi. 

Vật lý trị liệu chữa bệnh

Một số biện pháp vật lý trị liệu được bác sĩ yêu cầu thực hiện nhằm cải thiện triệu chứng, tăng cường lưu thông máu và kích thích khí huyết đi nuôi dưỡng các ổ khớp. Các hình thức vật lý trị liệu mà người bệnh nên áp dụng bao gồm:

  • Liệu pháp nhiệt: Người bệnh có thể ngâm người trong nước ấm hoặc tập luyện thể dục trong nước ấm để điều trị bệnh. Liệu pháp này sẽ giúp giảm áp lực lên cơ khớp và giảm đau. 
  • Chườm nóng, lạnh: Phương pháp này có thể hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cải thiện sự linh hoạt của các cơ xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng một túi chườm nóng để chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Hoặc sử dụng một chiếc khăn sạch có ướp đá lạnh để đắp lên khu vực bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh phải lưu ý điều chỉnh nhiệt cho phù hợp, tránh gây bỏng da. 
  • Vật lý trị liệu nghề nghiệp: Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát cũng như hạn chế tổn thương xương khớp trong công việc hàng ngày. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ khớp khỏi các tổn thương và hạn chế căng cứng khớp. 
  • Bài tập tăng cường chức năng khớp: Các bài tập hỗ trợ được hướng dẫn bởi chuyên gia trị liệu sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của khớp, giảm viêm, giảm đau. 

Chữa viêm khớp cấp tính bằng các loại thảo dược

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh chưa chuyển biến nghiêm trọng nên người bệnh có thể điều trị bằng các loại thảo dược thiên nhiên tại nhà. Ít ai ngờ rằng có rất nhiều dược liệu có tác dụng chữa bệnh viêm khớp rất hữu hiệu xung quanh chúng ta. 

Nha đam

Nha đam có nhiều thành phần hỗ trợ điều trị các bệnh khớp hiệu quả. Chẳng hạn, bradykinin, steroid, salicylate tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, các vitamin giúp giảm viêm nhiễm. Hợp chất glucosamine thiên nhiên có trong tinh dầu nha đam giúp giảm căng cứng khớp. 

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch nha đam, bỏ phần vỏ bên ngoài và lấy phần thịt bên trong. 
  • Xay nhuyễn phần thịt nha đam và chắt lấy gel.
  • Sử dụng gel nha đam thoa đều lên khu vực khớp bị viêm nhiễm.
  • Bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao. 

Nghệ

Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng lớn hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tên là curcumin. Thành phần này có công dụng ức chế và ngăn ngừa viêm khớp, làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng như một vị thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả.

Nghệ có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm và giảm đau khớp
Nghệ có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm và giảm đau khớp

Cách thực hiện:

  • Bạn trộn đều hai nguyên liệu dầu dừa và nghệ với liều lượng mỗi thứ bằng nhau.
  • Bạn thoa đều hỗn hợp này lên vùng khớp bị sưng viêm và tiến hành massage nhẹ nhàng từ 5 – 7 phút.
  • Sau khoảng 1 đến 3 giờ đồng hồ, bệnh nhân vệ sinh lại vùng khớp bị viêm bằng nước ấm. 

Các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà như trên chỉ có tính chất tham khảo. Để an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia. 

Phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị không xâm lấn trên không đạt được hiệu quả mà khiến bệnh chuyển biến ngày một nặng hơn thì bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định điều trị ngoại khoa. 

Nếu tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến các ngón tay và cổ tay thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hợp nhất các khớp lại với nhau. Bác sĩ sẽ tiến hành nối các đầu xương để xương liền và lành lại. 

Ngoài ra, nếu tình trạng viêm khớp trầm trọng thì có thể phẫu thuật thay thế khớp gối mới. Khớp gối mới bằng kim loại hoặc bằng nhựa dùng để thay thế khớp bị tổn thương. Sau điều trị, bệnh nhân cần một thời gian để thích nghi với khớp gối mới và vận động bình thường. 

Phòng ngừa bệnh viêm khớp cấp như thế nào?

Viêm khớp cấp ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh như đau nhức, mất ngủ, đi lại khó khăn. Vậy phòng ngừa bệnh viêm khớp cấp tính như thế nào?

  • Duy trì các hoạt động thể chất, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và hạn chế mắc các bệnh lý về xương khớp.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin, kali. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật vì dễ gây viêm nhiễm. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Tăng cường bảo vệ khớp bằng cách dụng cụ hỗ trợ như nẹp, băng để hạn chế chấn thương và gây viêm nhiễm sụn khớp. 
  • Nhanh chóng đến bệnh viện khi phát hiện các triệu chứng của bệnh nhằm điều trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng. 
Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để giúp tái tạo khớp
Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để giúp tái tạo khớp

Viêm khớp cấp là một bệnh lý khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để bệnh diễn biến trong một thời gian dài, bệnh sẽ gây ra những biến chứng không thể lường trước được. Chính vì thế, bạn không được chủ quan khi mắc bệnh mà cần chủ động điều trị kịp thời và đúng cách. 

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?