Viêm da tụ cầu ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Viêm da tụ cầu ở trẻ thường bùng phát vào mùa hè nóng nực và gây cảm giác đau rát, khó chịu cho bé. Để chăm sóc và bảo vệ làn da cho trẻ đúng cách, cha mẹ cần nắm rõ các thông tin về bệnh. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn tính bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ

Theo bác sĩ Lê Phương – Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ở trẻ là các vi khuẩn tụ cầu. Vi khuẩn này có mặt ở xung quanh môi trường sống và cả trên bề mặt da của trẻ nhỏ. Vào mùa hè nóng bức, trẻ nhỏ thường đổ nhiều mồ hôi, kết hợp với việc tiếp xúc với không khí và nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng viêm da. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động khác có thể khiến bệnh bùng phát bao gồm:

  • Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm
  • Tuyến mồ hôi của trẻ hoạt động mạnh khiến làn da trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. 
  • Làn da của trẻ bị nhiễm bẩn hoặc không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. 
  • Trẻ sống ở môi trường lụt lội, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm. 
  • Trên bề mặt da của trẻ nhỏ có các vết trầy xước khiến vi khuẩn dễ xâm nhập..
Trên bề mặt da của trẻ nhỏ có các vết trầy xước khiến vi khuẩn dễ xâm nhập..
Trên bề mặt da của trẻ nhỏ có các vết trầy xước khiến vi khuẩn dễ xâm nhập..

Viêm da tụ cầu ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?

Viêm da tụ cầu có thể được chia thành 3 thể bệnh phổ biến là viêm nang lông, bong da và đinh nhọt. Mỗi thể bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau, cụ thể như:

  • Viêm nang lông: Là hiện tượng đầu lỗ chân lông bị sưng đỏ và đau rát, hình thành mụn mủ. Sau một thời gian mụn khô đầu và đóng vảy và gây cảm giác ngứa ngáy trên da. Khi bệnh chuyển biến nặng có thể dẫn đến viêm nang lông sâu với các đốm mụn mủ nổi rõ trên bề mặt da gây cảm đau đớn và dễ nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
  • Viêm da tụ cầu gây bong da ở trẻ nhỏ: Viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ có thể khiến lớp biểu bì bên ngoài da bong tróc, xuất hiện các bọng nước lan rộng. Tổn thương dễ lan rộng ra các vùng da khác, khi vỡ có huyết tương chảy ra. Nhiều trường hợp bé có thể bị sốt nhẹ.
  • Đinh nhọt: Trên bề mặt da của bé xuất hiện tình trạng mụn nhọt, nhân bên trong có mủ, sưng đau và có độc tính. Khi vỡ, đinh nhọt gây đau đớn, bên trong có nhiều ngòi như tổ ong. Tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng và khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn…
Trên bề mặt da của bé xuất hiện tình trạng mụn nhọt, nhân bên trong có mủ, sưng đau và có độc tính
Trên bề mặt da của bé xuất hiện tình trạng mụn nhọt, nhân bên trong có mủ, sưng đau và có độc tính

Bệnh viêm da tụ cầu có lây lan không, có nguy hiểm không?

Viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ được xác định là có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân.

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn tụ cầu vàng có thể bám lên bề mặt da và các vật dụng khác như quần áo, chăn gối, đồ chơi… Khi người khác dùng chung hay tiếp xúc với đồ cá nhân của trẻ có dính các dịch tiết từ vết thương sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm. Đặc biệt với trẻ đang đi lớp, việc chơi đùa cùng các trẻ khác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bên cạnh đó tổn thương do viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ còn có thể lây lan ra các vùng da khác. Trẻ thường vô thức gãi hay chà mạnh lên tổn thương dẫn đến vết loét bị chảy máu, vi khuẩn lan rộng ra vùng xung quanh và khiến bệnh nặng, khó điều trị hơn. Do đó phụ huynh nên cẩn trọng trong khi chăm sóc trẻ tránh tình trạng bệnh lây lan rộng. 

Không chỉ là căn bệnh có khả năng lây nhiễm, viêm da tụ cầu cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Điều trị không đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn, viêm da mủ. Các vi khuẩn tụ cầu vàng thậm chí còn xâm nhập vào máu gây ra nhiễm trùng máu nặng. 

Bệnh còn khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh lý khác. Cảm giác khó chịu, đau rát và ngứa ngáy do viêm da tụ cầu khiến trẻ bỏ ăn, mất ngủ, quấy khóc. Tình trạng này kéo dài còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ. Do đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần sớm có phương pháp chữa bệnh cho con. 

Cảm giác khó chịu, đau rát và ngứa ngáy do viêm da tụ cầu khiến trẻ bỏ ăn, mất ngủ, quấy khóc
Cảm giác khó chịu, đau rát và ngứa ngáy do viêm da tụ cầu khiến trẻ bỏ ăn, mất ngủ, quấy khóc

Điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ như thế nào?

Điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ có thể áp dụng một vài loại thuốc bôi ngoài da với tác dụng diệt khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm. Với mỗi loại thể bệnh, việc chữa bệnh có thể có những điểm khác nhau, cụ thể như:

Điều trị viêm nang lông: Dùng cồn iốt nồng độ 1-3%, dung dịch xanh methylen 15 bôi lên tổn thương đang mưng mủ. Dùng thêm thuốc mỡ chlorocid 1% hay thuốc mỡ bactroban, fucidin để tiêu viêm, giảm sưng đau, ngứa rát. 

Viêm nang lông sâu do tụ cầu có thể điều trị tương tự viêm nang lông đồng thời bổ sung thêm thuốc mỡ kháng sinh, oxyd vàng thủy ngân 10%. Ngoài các loại thuốc bôi thì trẻ nhỏ có thể được chỉ định dùng thuốc uống kháng sinh, giảm đau, vitamin bổ sung tùy thuộc thể trạng và chỉ định của bác sĩ. 

Ở thể trạng tróc da: Trẻ nhỏ cũng được chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh và diệt khuẩn ngoài da. Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể dùng thêm một vài loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ và dành riêng cho trẻ nhỏ. Dưỡng ẩm giúp hạn chế tình trạng bong tróc ngoài da, giảm ngứa và làm da bé trở nên mềm mại hơn. 

Với tình trạng đinh nhọt: Cha mẹ lưu ý không nên chích hay nặn nhọt sớm khi mới chỉ nổi sưng đỏ. Lúc này, chỉ nên dùng cồn iốt 3-5% để sát khuẩn cho vết thương. Sau khi nhọt tự vỡ cần nặn hết nhân mủ và ngòi ra rồi dùng oxy già và thuốc sát khuẩn để làm sạch. Giai đoạn này trẻ cũng được chỉ định uống hoặc tiêm kháng sinh cùng thuốc giảm đau tùy thuộc yêu cầu của bác sĩ. 

Điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ có thể áp dụng thuốc bôi ngoài da với tác dụng diệt khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm
Điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ có thể áp dụng thuốc bôi ngoài da với tác dụng diệt khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm

Những lưu ý trong việc phòng ngừa bệnh cho con 

Trong từng sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ nên hết sức lưu ý một số điều sau đây để chăm sóc trẻ khi bị viêm da tụ cầu:

  • Trẻ nhỏ cần được tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch cùng sữa tắm dịu nhẹ. Cha mẹ nên vệ sinh cả vùng miệng cho con bằng nước muối sinh lý trước và sau ăn cũng như sau khi thức giấc bên cạnh việc đánh răng. 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá nhiều hay quá lâu với môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, lông động vật hay khói thuốc lá.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện viêm da tụ cầu ở trẻ. Do đó, trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, như chất xơ, vitamin, omega 3… Bên cạnh đó cũng nên hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn gây kích ứng như đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, hải sản có vỏ như tôm cua,… 
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện viêm da tụ cầu ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện viêm da tụ cầu ở trẻ
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách cải thiện hệ miễn dịch nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả. 
  • Lựa chọn quần áo với chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi cho trẻ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ, Không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh nặng hơn. 
  • Không cho trẻ dùng chung quần áo hay đồ dùng cá nhân với các bạn khác bởi đây là nguyên nhân khiến bệnh lây lan rộng. 

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài viết, các bậc cha mẹ đã có cho mình giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi bệnh hiệu quả cho con.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?