Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn cho bé

Viêm da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Việc điều trị bệnh ở trẻ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Thấu hiểu vấn đề đó, bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị kiến thức toàn diện nhất về tình trạng bệnh của con và cách điều trị an toàn, hiệu quả.

Viêm da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Các dạng thường gặp

Viêm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da bé xuất hiện các tổn thương do sự tấn công của dị nguyên có trong môi trường bên ngoài. Do đặc điểm cơ địa và làn da đặc biệt nhạy cảm, trẻ nhỏ trở thành đối tượng dễ khởi phát các bệnh ngoài da nhất. Các vết thương có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào và tồn tại trong thời gian dài. Dưới đây là một số dạng viêm da trẻ em sơ sinh thường gặp nhất:

Trẻ em bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là tình trạng phổ biến nhất với 10 - 20% số trẻ mắc phải.
Viêm da dị ứng là tình trạng phổ biến nhất với 10 – 20% số trẻ mắc phải.

Trong số các bệnh lý ngoài da, viêm da dị ứng là tình trạng phổ biến nhất với 10 – 20% số trẻ mắc phải. Mặc dù không có tính lây lan nhưng đây lại là dạng bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Trẻ nhỏ mắc viêm da dị ứng thường cảm thấy da ngứa ngáy, ửng đỏ, khô rát.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa là dạng bệnh mãn tính, có diễn biến phức tạp và khả năng tái phát cao. Thông thường, ở những gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc bệnh, tỷ lệ di truyền cận huyết có thể lên tới 70%. Bên cạnh đó, đối với các trẻ mắc bệnh dị ứng liên quan tới hệ hô hấp như viêm xoang, mề đay, hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ có thể xuất hiện ở cả nhóm trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh thường khởi phát mạnh mẽ vào mùa hè, khi mồ hôi và bụi bẩn có nguy cơ đọng lại bên trong lỗ chân lông. Da trẻ thường nổi thành các mụn mủ đơn lẻ hoặc liên kết lại thành từng đám, gây cảm giác mẩn ngứa, đau nhức.

Viêm da bội nhiễm ở trẻ sơ sinh

Tình trạng bội nhiễm xảy ra khi quá trình chăm sóc và điều trị không đảm bảo khoa học và an toàn. Các vết thương hở sẽ bị vi khuẩn, nấm ngứa, bụi bẩn tấn công, gây nên tình trạng bội nhiễm, mưng mủ, sưng tấy kéo dài. Bệnh có thể để lại những tổn thương nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Viêm da ở trẻ do hăm tã, mụn sữa

Hăm tã và mụn sữa là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi
Hăm tã và mụn sữa là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi

Hăm tã và mụn sữa là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bệnh có thể xuất phát từ thói quen sử dụng tã sai cách, khiến trẻ đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong phân và nước tiểu đọng lại trên da. Bên cạnh đó, mụn sữa có thể khiến bé nổi mẩn đỏ, mụn li ti ngứa râm ran. Các biểu hiện này có thể tự biến mất chỉ sau thời gian ngắn. 

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã khiến da trẻ xuất hiện những mảng đỏ rát, bong tróc vảy trắng, khô rát do mất đi độ ẩm. Bệnh chủ yếu khởi phát vào mùa đông, gây ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú.

Nguyên nhân gây nên viêm da ở trẻ sơ sinh

Sau đây là một số yếu tố gây bệnh giúp cha mẹ chủ động trong quá trình phòng ngừa

  • Làn da của trẻ đặc biệt nhạy cảm, dễ bị kích ứng trước sự tấn công của vi khuẩn.
  • Hệ miễn dịch yếu và hệ cơ quan chưa hoàn thiện
  • Thói quen sử dụng tã giấy sai cách tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn trong phân, nước tiểu, mồ hôi gây bệnh cho da.
  • Một số loại tã có chất liệu cứng cáp, thô ráp có thể gây nên các vết hằn, xước da cho trẻ sơ sinh.
  • Sự tấn công của một số loại côn trùng hoặc yếu tố ngoại lai như bụi bẩn, lông thú nuôi…

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị viêm da

Tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng nhận diện thông qua các dấu hiệu như:

  • Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các mụn nước tập trung, da trở nên khô ráp, mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ quấy khóc.
  • Giai đoạn bán cấp tính: Một số vùng tổn thương nổi mẩn đỏ sẩn phù, không có vết thương hở, cảm giác ngứa không rõ ràng.
  • Giai đoạn mãn tính: Tổn thương da kèm theo vảy trắng, diện tích tổn thương lớn, tái phát nhiều lần, trẻ quấy khóc và có thể bỏ bú, ngủ không ngon giấc, nguy cơ bội nhiễm cao.

Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mặc dù chỉ được đánh giá là dạng bệnh ngoài da, các biểu hiện có thể dễ dàng cải thiện sau một thời ngắn. Tuy nhiên, chính sự chủ quan của phụ huynh là một trong số điều kiện khiến trẻ đối diện với một số diễn biến nguy hiểm như:

  • Xuất hiện mùi hôi khó chịu tại vùng da bị tổn thương.
  • Viêm da xuất hiện quanh vùng hậu môn nếu tiếp tục cọ xát tới tã sẽ dẫn tới chảy máu, mủ viêm, đau rát.
  • Trẻ trở nên quấy khóc, hay cáu gắt, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
  • Nếu để viêm da tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới nguy cơ bội nhiễm, tổn thương sâu, tác động tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Cách chữa bệnh viêm da ở trẻ em

Để lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, tham khảo chỉ định của các chuyên gia.

Phụ huynh nên chủ động đưa con tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín
Phụ huynh nên chủ động đưa con tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín

Thuốc chữa viêm da ở trẻ sơ sinh

Mặc dù cho hiệu quả điều trị nhanh chóng, nhưng để hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ đòi hỏi phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số loại thuốc phổ biến nhất:

  • Giai đoạn bán cấp tính: Sử dụng các loại hồ nước, thuốc chứa corticoid mức độ nhẹ.
  • Giai đoạn cấp tính: Trẻ được khuyến khích làm sạch, sát khuẩn vết thương với dung dịch jarish, muối sinh lý, thuốc giảm ngứa.
  • Giai đoạn mãn tính: Các bác sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm đặc trị như thuốc mỡ corticoid, thuốc bôi kháng sinh, thuốc kháng histamin dạng uống.

Đẩy lùi viêm da ở trẻ sơ sinh với mẹo dân gian

Trường hợp e ngại các phản ứng phụ, phụ huynh có thể ứng dụng các mẹo dân gian để đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được khuyến khích đối với giai đoạn cấp tính hoặc bán cấp tính, không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc đặc trị. 

  • Lá trầu không: Để giúp giảm nhanh biểu hiện ngoài da, kháng khuẩn, làm sạch dịu nhẹ, phụ huynh có thể đun nước lá trầu không, pha loãng và tắm cho trẻ hằng ngày.
  • Lá khế: Các hoạt chất trong lá khế đã được chứng minh có tác dụng giảm ngứa, thải độc, làm dịu da.  Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất, phụ huynh nên duy trì việc tắm cho trẻ bằng lá khế từ 2 – 3 lần/ tuần.
  • Nhựa cây nha đam: Khi áp dụng phần nhựa nha đam mát xa nhẹ nhàng lên da và rửa lại sau 15 phút với ấm sẽ đem lại hiệu quả cao trong cấp ẩm, lấy đi vảy da chết, kháng viêm và khắc phục tình trạng sưng đỏ.

Cách phòng tránh viêm da ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc lựa chọn và áp dụng các giải pháp phù hợp, phụ huynh nên chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho bé thông qua các lưu ý dưới đây:

Phụ huynh nên chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho bé
Phụ huynh nên chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho bé
  • Ưu tiên sử dụng các loại tã giấy mềm mại hoặc tã vải để tiết kiệm và bảo vệ da cho bé.
  • Tránh để tã lưu lại quá lâu trên cơ thể của trẻ sơ sinh.
  • Bổ sung chất xơ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
  • Sử dụng màn, đóng kín cửa để hạn chế sự tấn công của bụi bẩn và côn trùng.
  • Kiểm soát kỹ hoạt động của trẻ, tránh để hình thành các vết thương
  • Ưu tiên cho bé mặc các loại trang phục thoải mái và thấm hút mồ hôi.

Viêm da ở trẻ sơ sinh có thể khắc phục nhanh nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng qua bài viết trên, các vị phụ huynh có thể bỏ túi thêm cho mình những kiến thức bổ ích trong việc bảo vệ sức khỏe con trẻ.

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?