Viêm da thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Viêm da thần kinh là bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến và dễ tái phát. Bệnh đặc trưng bởi các mảng liken hóa mọc đối xứng, chủ yếu ở cổ, đùi, cơ quan sinh dục, gáy, bẹn, hậu môn và thường gây ngứa ngáy dữ dội cho người bệnh. Vậy viêm da thần kinh là bệnh gì và làm sao để điều trị bệnh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

Viêm da thần kinh là bệnh gì? 

Viêm da thần kinh (tên tiếng anh Nevrodermite) còn gọi là bệnh liken giản đơn mãn tính hoặc bệnh sẩn ngứa khu trú Darier dùng để chỉ tình trạng trên da xuất hiện các mảng liken hóa, có giới hạn và khu trú tại một vùng da nhất định. 

Sẩn ngứa khu trú Darier thuộc nhóm bệnh lý da liễu mãn tính, thường gặp ở nữ giới từ 20 tuổi trở lên, có xu hướng bùng phát nhiều lần trong năm.

Cũng giống như bệnh chàm eczema, bệnh diễn tiến chậm và kéo dài trong vài tháng, thậm chí vài năm. Thời gian càng dài thì các mảng liken càng dày cộm và sẫm màu hơn, một vài trường hợp biến chứng thành các mảng màu bạc, bong tróc trên da.

Viêm da thần kinh thuộc nhóm bệnh viêm da mãn tính, dai dẳng
Viêm da thần kinh thuộc nhóm bệnh viêm da mãn tính, dai dẳng

Nguyên nhân viêm da thần kinh do đâu?

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da thần kinh vẫn chưa thể xác định chính xác được và rất phức tạp. Tuy nhiên, theo các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này gồm có:

  • Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày đại tràng
  • Thần kinh bị kích thích, thường xuyên căng thẳng, suy nhược thần kinh.
  • Do lây nhiễm giun kim.
  • Nữ giới bị viêm da thần kinh ở ấm hộ nguyên nhân do nhiễm nấm candida, trùng roi trichomonas hoặc dịch khí hư ở âm đạo bất thường.
  • Rối loạn nội tiết tố, nhất là ở nữ giới trưởng thành.
  • Da tăng đáp ứng với chấn thương vật lý hoặc nhạy cảm cao với các hành động tiếp xúc trực tiếp như sờ, đụng chạm.

Triệu chứng viêm da thần kinh

Phần lớn các triệu chứng viêm da nói chung đều khá rõ rệt giúp người bệnh có thể phát hiện được bệnh. Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da thần kinh như:

  • Ngứa ngáy dữ dội, khó chịu, đặc biệt là khi xuất hiện ở cơ quan sinh dục và hậu môn. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, ban đầu xuất hiện những cơn ngứa nhẹ, càng về sau thì các cơn ngứa càng dữ dội hơn.
  • Da nổi nốt sẩn nước nhỏ li ti ở vùng trung tâm hoặc rìa ngoài, kích thước trung bình 1-3mm.
  • Mảng liken hóa cứng chắc trên da, có màu nâu, đỏ hoặc hồng, sẫm màu hơn so với sắc tố da bình thường; xuất hiện theo hình tròn, hình oval hoặc theo đường vệt gãi trên da, có ranh giới rõ so với vùng da bình thường xung quanh.
  • Tổn thương da tập trung thành từng mảng, mọc đơn độc hoặc đối xứng nhau (viêm da thần kinh khu trú). Một số trường hợp triệu chứng tổn thương da rải rác nhiều nơi (viêm da thần kinh tàn phát).
  • Bề mặt da hơi nhăn, sần sùi, khô cứng. Nếu gãi cào nhiều có thể xuất hiện vết lở loét, viêm nang lông.
  • Xuất hiện những lớp vảy sừng nang lông xám, đục hoặc trắng như bột. Tùy theo vị trí mắc bệnh mà có màu sắc khác nhau. Ở bìu màu da sẫm; ở âm hộ có thể có bựa trắng bạc; còn ở nách và bẹn có thể liken hóa phì đại, nổi sùi cộm thành khối u rất ngứa.
  • Xuất hiện chủ yếu ở vị trí cổ tay, cẳng chân, vùng gáy, hai bên cổ, phần đùi trên, cơ quan sinh dục nữ và hậu môn.
  • Sau khi khởi phát bệnh thường để lại vết thâm sẹo trên da.
Tổn thương do viêm da thần kinh đặc trưng với lớp sừng dày cứng, có tính khu trú, đối xứng nhau
Tổn thương do viêm da thần kinh đặc trưng với lớp sừng dày cứng, có tính khu trú, đối xứng nhau

Phân loại các thể lâm sàng của bệnh viêm da thần kinh

Qua triệu chứng đặc trưng của bệnh, viêm da thần kinh được chia thành 4 thể chính, gồm có:

  • Viêm da thần kinh ở da bìu: Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy nhưng không có mụn nước hay nốt sẩn trên da. Khi người bệnh gãi nhiều thì vùng da tổn thương có màu sẫm lại, nổi hằn da sâu, dày cộm và gây ngứa dữ dội hơn trước.
  • Viêm da thần kinh vùng âm đạo: Ở trường hợp này, triệu chứng tổn thương da thường nghiêm trọng hơn so với các thể lâm sàng khác. Triệu chứng ngứa dữ dội khiến người bệnh gãi nhiều, dẫn đến hình thành mảng trắng dạng bạch sản. Nếu để lâu ngày có thể dẫn tới xơ teo âm hộ.
  • Viêm da thần kinh rải rác lan tỏa: Thể bệnh này chủ yếu gặp ở những người cao do có liên quan mật thiết đến các vấn đề về rối loạn nội tiết tố và tiêu hóa. Các đám liken hóa mọc rải rác đối xứng nhau ở mặt ngoài hai bên cánh tay, đùi, bàn tay.
  • Li ken hóa lan tỏa: Liken hóa lan tỏa đặc trưng bởi tình trạng da nổi nốt sần ngứa kích thước nhỏ, mọc rải rác khắp trên da và gây ngứa ngáy khắp cơ thể. Bệnh có xu hướng diễn tiến thành mãn tính như bệnh chàm tổ đỉa, có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. 

Bệnh viêm da thần kinh có nguy hiểm không?

Viêm da thần kinh là bệnh lý da liễu có tiến triển mãn tính và dễ tái phát nhiều lần. Nhìn chung, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, các triệu chứng bệnh hoàn toàn có thể được điều trị, kiểm soát tốt và thường không gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng.

Bệnh gây ra phản ứng ngứa dữ dội, vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và thẩm mỹ cá nhân. Nếu người bệnh gãi, cào nhiều có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng, nổi áp xe da và đinh nhọt ở vùng da tổn thương. Với trường hợp viêm da thần kinh âm hộ kéo dài, không điều trị sớm có thể dẫn đến teo âm hộ.

Viêm bì thần kinh có mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh, do vậy nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những tổn thương lớn đến hệ thần kinh.

Viêm da thần kinh gây ngứa ngáy dữ dội trên da
Bệnh gây ra những cơn ngứa vô cùng dữ dội, dai dẳng trên da

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để phát hiện bệnh viêm da thần kinh, bác sĩ chủ yếu dựa vào chẩn đoán lâm sàng về vị trí viêm nhiễm trên da, đặc trưng của các mảng liken, có ngứa ngáy hay không, các triệu chứng toàn thân khác,…

Tiếp đó, bác sĩ có thể tiến hành các chẩn đoán để phân biệt, loại trừ với những bệnh lý ngoài da có triệu chứng tương tự khác như: Chàm eczema, bệnh vảy nến á sừng, bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, bệnh lichen phẳng, bệnh amyloid, u sùi dạng nấm ở giai đoạn đầu.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm da thần kinh

Người mắc bệnh viêm da thần kinh cần sớm thăm khám và điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành mãn tính, dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác. Các phương pháp điều trị viêm da thần kinh phổ biến hiện nay gồm: sử dụng thuốc Tây, trị liệu vật lý, chữa bằng mẹo dân gian và dùng thuốc Đông y. Tùy theo mức độ tổn thương da mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. 

1. Điều trị viêm bì thần kinh bằng Tây y

Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc tây, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc đặc trị viêm da thần kinh ở dạng: thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân. 

Thuốc bôi tại chỗ:

  • Thuốc mỡ corticoid (Flucinar, Tempovate, Diprosalic): Tác dụng chính là giảm viêm ngứa, co mạch. Sử dụng 2 lần/ngày, bôi trực tiếp vào vùng da bị viêm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như bào mòn da, khô da, teo da và giãn mao mạch.
  • Thuốc ASA (Acetylsalicylic acid) ở dạng dung dịch: Có tác dụng làm sạch bề mặt da, loại bỏ vi khuẩn, nấm men gây bệnh. Thoa trực tiếp thuốc lên bề mặt da từ 1-2 lần/ngày.
  • Thuốc mỡ chứa axit salicylic 5 – 10 %: Thuốc có tác dụng làm tróc đi lớp sừng da cứng bên ngoài và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Sử dụng 2-3 lần/ngày tùy theo mức độ tổn thương da. Không nên dùng axit salicylic nồng độ cao trong thời gian dài.
  • Goudron 5 – 10 %: Có tác dụng ngăn cản sự hình thành các lớp vảy bong tróc, làm tan lớp sừng nổi cộm trên da.
  • Kem dưỡng ẩm, phục hồi da (Cetaphil, A-Derma Dermalibour +, Avène Cicalfate,…): Có công dụng cấp nước, giảm đi tình trạng khô ráp và bong tróc da, phục hồi lớp màng lipid, tái tạo các tế bào bị hư tổn, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Radio trị liệu lọc: Với trường hợp viêm da thần kinh dai dẳng, tái phát nhiều lần, không đáp ứng tốt với thuốc điều trị tại chỗ thì có thể thực hiện radio trị liệu lọc với tần suất lọc 1-2 ly Al, 5 ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần từ 300 – 400r.
Thuốc bôi tại chỗ chữa viêm da thần kinh
Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ giảm triệu chứng bệnh

Trước khi thoa thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch vùng da đang bị viêm bì thần kinh. Sau đó, dùng khăn mềm hoặc vải y tế thấm khô nước rồi thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Có thể kết hợp xoa bóp nhẹ để thuốc thẩm thấu nhanh hơn vào da. Sau khi bôi thuốc, bạn nên rửa sạch tay để hạn chế thuốc lây dính vào mắt, miệng hay những vùng da khỏe mạnh khác.

Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc điều trị ngoài da đều làm tăng mức độ nhạy cảm của da với môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi, ẩm mốc, nguồn nước ô nhiễm,…

Thuốc uống toàn thân:

Với trường hợp bị viêm da thần kinh nặng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc bôi ngoài da thì bác sĩ cần chỉ định thêm các loại thuốc uống toàn thân, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin tổng hợp (Clorpheniramin, Hydroxyzin, Cetirizin, Astemizol…): Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu nói chung, trong đó có viêm da thần kinh. Thuốc có tác dụng làm dịu các kích ứng trên da như: Phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy,… Không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể dẫn tới tác dụng phụ như suy giảm hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Thuốc uống corticoid: Nhóm thuốc uống có tác dụng chống viêm, chống phản ứng dị ứng trên da mạnh, ức chế miễn dịch để làm giảm tình trạng ngứa da. Thuốc uống corticoid được chỉ định sử dụng khi người bệnh liken giản đơn mãn tính không đáp ứng với thuốc corticoid điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường ít khi được chỉ định vì dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy yếu hệ miễn dịch, suy tuyến thượng thận, loãng xương,…
  • Dung dịch xanh methylene 1% + Novocain: Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy do các bệnh da liễu như viêm da thần kinh, chốc lở, viêm da mủ.
  • Thuốc kháng sinh (penicillin, macrolid): Thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp bị bội nhiễm, nhiễm trùng da. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày. Không sử dụng thuốc trong thời gian quá dài vì sẽ ảnh hưởng xấu gan, thận và dạ dày.
  • Viên uống vitamin tổng hợp (vitamin C, B5, B12): Được dùng để bổ sung vi chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi da hiệu quả hơn.
Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc uống toàn thân nếu kém đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ
Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc uống toàn thân nếu kém đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; tuân thủ đúng liều lượng, tần suất sử dụng theo đơn thuốc. Ngoài ra, cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

2. Dùng băng ướt (băng ẩm)

Nếu người bệnh bị viêm da thần kinh ở mức độ nghiêm trọng có thể sử dụng băng ướt dán lên da. Lớp băng ướt bao gồm một lớp băng thuốc và một lớp vải khô bên ngoài, có tác dụng dẫn thuốc và dưỡng ẩm cho da. Sau khi thấm thuốc vào băng ướt, dán lên phần da tổn thương trong 1-2 tiếng.

Phương pháp này có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nhiễm khuẩn, giãn mạch, teo da. Vì vậy, chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Điều trị bệnh bằng các mẹo dân gian tại nhà

Các mẹo dân gian chữa viêm da thần kinh đều sử dụng các loại thảo dược tự nhiên rất dễ tìm, an toàn cho người bệnh. Các tinh chất từ thảo dược sẽ ngấm qua da, làm dịu đi những tổn thương ở bề mặt da. Một số mẹo dân gian có thể kể đến như:

  • Chườm đá lạnh: Dùng túi hoặc khăn mềm bọc đá lạnh và chườm trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm sẽ làm giảm bớt cơn ngứa ngáy.
  • Bôi tinh dầu tràm trà: Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương, lấy vài giọt tinh dầu tràm trà và thoa đều lên da. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 lần trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả. Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm rất tốt.
  • Đắp gel nha đam: Lấy 1 nhánh nha đam gọt bỏ vỏ bên ngoài, lấy phần gel trong suốt bên trong trộn nhuyễn với bột đậu xanh, đắp trực tiếp lên da trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Tắm nước lá khế: Lá khế tươi rửa sạch, vò nát và đem đun sôi với nước dùng để tắm. Áp dụng liên tục mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Chườm đá lạnh giúp giảm nhanh cơn ngứa trên da
Chườm đá lạnh giúp giảm nhanh cơn ngứa trên da

4. Chữa viêm da thần kinh bằng quang trị liệu (bằng tia cực tím)

Đối với các trường hợp bị viêm da thần kinh nặng, bác sĩ da liễu có thể chỉ định người bệnh dùng liệu pháp quang trị liệu bằng tia cực tím. 

Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật chiếu tia cực tím lên vùng bị viêm da thần kinh. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà sử dụng loại tia phù hợp. Loại tia cực tím thường được dùng trong điều trị bệnh là tia cực tím B.

Các bước sóng UV sẽ làm thay đổi kích thước của sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển và lan rộng của bệnh. Thông thường thời gian điều trị bệnh kéo dài khoảng 2-3 lần trong vòng 6-8 tuần. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là hiệu quả và nhanh gọn vì thời gian mỗi lần thực hiện chỉ diễn ra trong khoảng vài phút. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể khiến cho da lão hóa, dễ bị cháy nắng và nguy cơ mắc ung thư da cao.

Ngoài ra, quang trị liệu bằng tia cực tím chống chỉ định với trường hợp:

  • Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, phụ nữ trong thai kỳ.
  • Người có da nhạy cảm không phù hợp điều trị tia cực tím.
  • Người đang điều trị một số bệnh da liễu khác như: Viêm da, ngứa da, vảy nến á sừng, mề đay,…
  • Người có bệnh lý tiền sử gan, thận nặng.
 

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Các triệu chứng của bệnh viêm da thần kinh có mối liên hệ lớn với nội tiết tố và tâm lý căng thẳng. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Dưới đây là những lưu ý để chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả:

  • Giữ tâm lý cân bằng, ổn định, tránh để thần kinh căng thẳng kéo dài bởi stress là một trong những yếu tố kích thích bệnh khởi phát.
  • Không nên chà xát, gãi nhiều vì sẽ khiến da tổn thương nặng hơn dễ dẫn tới thâm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Giữ vệ sinh phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại,…
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton mềm, thấm hút mồ hôi để tránh gây ma sát lên vùng da tổn thương.
  • Thường xuyên tẩy rửa, giặt giũ quần áo, nhất là quần áo lót, đồ vệ sinh cá nhân, chăn gối.
  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng da. Sử dụng nước ấm để tắm rửa, không tắm quá lâu
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh da, dưỡng da có nguồn gốc rõ ràng, thành phần dịu nhẹ, lành tính, không chứa chất gây kích ứng da, có độ pH phù hợp với da nhạy cảm.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tinh thần thư giãn, cơ thể khỏe mạnh.
  • Bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng giàu omega-3 và omega-6 giúp điều hòa, hạn chế những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Trên đây là những thông tin bạn đọc có thể tham khảo về dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm da thần kinh. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người có thể sớm phát hiện triệu chứng bệnh và có những biện pháp chăm sóc, điều trị, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?