Viêm da liên cầu ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị an toàn, hiệu quả

Viêm da liên cầu ở trẻ em là căn bệnh phổ biến với các triệu chứng như chốc lở, hăm kẽ, viêm loét… Bệnh khiến trẻ đau đớn, khó chịu và quấy khóc. Nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần kịp thời phát hiện những triệu chứng ngoài da bất thường của con nhỏ và có biện pháp điều trị, can thiệp phù hợp, an toàn.

Viêm da liên cầu ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?

Viêm da liên cầu là bệnh lý viêm da giai đoạn mãn tính thường xuất hiện ở các đối tượng là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chia thành 3 thể bệnh với các triệu chứng khác nhau bao gồm:

1. Viêm da liên cầu ở trẻ em ở thể dạng chốc mép 

Tổn thương do viêm da liên cầu ở trẻ em dạng này xuất hiện ở vùng kẽ mép. Hai bên kẽ quanh miệng có hiện tượng chảy dịch màu vàng và đóng vảy. Đặc biệt vảy dễ bong và gây chảy máu khi trẻ mở miệng hoặc cử động mạnh vùng cơ mặt kèm cảm giác đau rát, sưng tấy, thậm chí nổi hạch ở dưới hàm. Đây là thể bệnh rất dễ lây lan. Tổn thương có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh miệng mà mặt. 

Viêm da liên cầu ở trẻ em xuất hiện ở vùng kẽ mép, hai bên kẽ quanh miệng
Viêm da liên cầu ở trẻ em xuất hiện ở vùng kẽ mép, hai bên kẽ quanh miệng

2. Bệnh viêm da liên cầu thể chốc loét 

Với thể bệnh này, trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như tình trạng mụn nước và mụn mủ trên da. Mụn nước dễ vỡ và tạo thành các vết loét, xung quanh thường tím tái và viêm nhiễm. Tình trạng viêm loét này ở trẻ nhỏ có thể kéo dài dai dẳng, các tổn thương đóng vảy và rất lâu lành.

Vị trí thường xuất hiện triệu chứng chốc loét là vùng cổ, cẳng chân… Đặc biệt là vùng da chân có giãn tĩnh mạch sẽ càng dễ bị bệnh.

3. Trẻ bị viêm da liên cầu thể dạng chốc lây 

Trẻ khi bị chốc đồng hình thành những mảng vảy có màu vàng nâu, chảy dịch có màu vàng. Các mảng vảy thường bết dính vào tóc hay da. Khu vực da bị bệnh xuất hiện nhiều trợt đỏ kèm tình trạng sưng, nổi hạnh, phù nề… Vị trí của tổn thương thường ở cổ, chân tay, đầu hay mặt. Thể bệnh chốc lây cũng dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tiếp xúc hay dùng chung đồ. 

4. Bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dạng hăm kẽ

Trẻ mập mạp và hay ra mồ hôi là những đối tượng dễ bị hăm kẽ. Ở các vùng da kẽ và có nếp gấp thường có các trợt đỏ, dễ chảy dịch vàng. Viền xung quanh các tổn thương mỏng và đau rát. Hăm kẽ xuất hiện nhiều ở nếp cổ, kẽ mông, bẹn, rốn, kẽ sau tai… và những nơi ngấn mỡ, tích mồ hôi. 

Hăm kẽ xuất hiện nhiều ở nếp cổ, kẽ mông, bẹn, rốn, kẽ sau tai… nơi ngấn mỡ, tích mồ hôi
Hăm kẽ xuất hiện nhiều ở nếp cổ, kẽ mông, bẹn, rốn, kẽ sau tai… nơi ngấn mỡ, tích mồ hôi

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em

Trẻ bị viêm da liên cầu có nguyên nhân là do tụ cầu và liên cầu. Cơ chế hình thành bệnh là do trên da thường tồn tại sẵn lượng vi khuẩn tụ cầu và liên cầu. Đặc biệt ở vùng nhiều lông, nơi dễ tích mồ hôi và bã nhờn. Khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước bẩn, các vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và hình thành các chứng viêm da.

Bên cạnh các yếu tố về vi khuẩn thì một vài tác nhân khác cũng có thể khiến bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em bùng phát và chuyển biến nặng, bao gồm:

  • Trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc tiêu hóa kém dẫn đến suy giảm miễn dịch
  • Do thói quen mút tay hay chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và cha mẹ không vệ sinh da cho con đúng cách.
  • Trẻ thường xuyên phải đóng bỉm, tã bức bí, không thoáng mồ hôi, tạo điều kiện cho bệnh bùng phát. 
  • Thời tiết quá nóng bức, khiến da bé đổ nhiều mồ hôi và trở nên ẩm ướt.
  • Trẻ đi lớp dùng chung đồ đạc và tiếp xúc với các bạn bị bệnh dẫn đến lây lan…
Do thói quen mút tay hay chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và cha mẹ không vệ sinh da cho con đúng cách.
Do thói quen mút tay hay chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và cha mẹ không vệ sinh da cho con đúng cách.

Bệnh viêm da liên cầu có nguy hiểm không? 

Nhiều cha mẹ có con bị bệnh luôn lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh ban đầu không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên khi kéo dài dai dẳng, bệnh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm độc tố của cơ thể và là tác nhân khiến trẻ mắc các bệnh lý khác, trong đó có biến chứng viêm da mủ.

Bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh còn làm trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, chậm phát triển… Nguy hiểm hơn, bệnh không được xử lý tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm. Khi đó trẻ phải đối mặt với tình trạng sẹo ngoài da xấu xí, thậm chí còn có thể gây hoại tử ngoài da ở một số trường hợp nặng. 

Do đó, để ngăn ngừa biến chứng của bệnh cha mẹ khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đưa trẻ đi khám kịp thời. Sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị khoa học giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 

Bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bé
Bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bé

Những cách điều trị viêm da liên cầu ở trẻ em hiệu quả  

Tùy thuộc vào từng thể bệnh viêm da liên cầu ở trẻ mà hướng điều trị có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Cha mẹ có con bị bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau:

Điều trị viêm da liên cầu ở trẻ em bằng thuốc bôi ngoài da

  • Đối với trẻ bị bệnh thể dạng chốc mép: Có thể sử dụng dung dịch natri bạc 0,25%, chấm trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi da để làm dịu đi tổn thương trên da bé.  
  • Điều trị viêm da liên cầu dạng chốc loét: Chốc loét là thể bệnh tương đối nặng với các tổn thương sâu dưới da. Khi điều trị có thể dùng thuốc tím nồng độ thấp: 1/4000 để rửa vết thương. Sau đó dùng dung dịch bạc nitrat 0,35%-0,5% để kháng khuẩn. Ngoài ra cũng cần băng vết thương để tránh nhiễm trùng hay chà mạnh. Trẻ cũng cần được bổ sung thêm dinh dưỡng và các vitamin A, B1, C…
  • Viêm da liên cầu thể dạng chốc lây: Điều trị bằng cách bôi các loại thuốc sát khuẩn trực tiếp lên da bé gồm Methylen 1%, thuốc mỡ chlocid 1% và eosin 2%… Nếu bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm kháng sinh đường uống hoặc truyền.
  • Điều trị cho trẻ bị hăm kẽ: Viêm da liên cầu ở trẻ em dạng hăm kẽ được điều trị cùng dung dịch kháng khuẩn cùng các loại thuốc làm dịu da. Rửa vết thương bằng cách bôi thuốc tím 1/4000 cùng dung dịch natri bạc 0,25% để sát khuẩn. Sau khi vệ sinh da cho bé, mẹ có thể dùng phấn rôm để giữ độ khô thoáng trên da cho con. 
Natri clorid 0,9% là dung dung được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da liên cầu ở bé
Natri clorid 0,9% là dung dung được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da liên cầu ở bé

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm da liên cầu 

Bên cạnh việc tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em, cha mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt phù hợp đề phòng và ngăn chặn bệnh tái phát. 

  • Trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá biển để tăng cường sức đề kháng.
  • Cha mẹ nên lựa chọn quần áo, chăn gối chất liệu mềm mại cho con. Chất liệu cotton thoáng khí là lựa chọn tốt giúp thấm mồ hôi hiệu quả. 
  • Trẻ cần được vệ sinh và tắm rửa thường xuyên, đúng cách bằng sản phẩm dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
Cần giữ vệ sinh và tắm rửa thường xuyên cho bé
Cần giữ vệ sinh và tắm rửa thường xuyên cho bé
  • Hạn chế việc để trẻ gãi mạnh hay chà mạnh lên vùng da bị bệnh. 
  • Không nên cho con dùng chung đồ cá nhân với các bạn khác khi đi nhà trẻ bởi đây là nguy cơ lây nhiễm viêm da liên cầu cao. 
  • Giữ cho môi trường sống xung quanh con được thoáng đãng, sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với bụi, khói thuốc, phấn hoa, lông động vật….
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn thuốc hay cách chữa bệnh cho con, tránh những tác dụng phụ khi dùng thuốc. 

Viêm da liên cầu ở trẻ có thể lây lan rộng và bùng phát thành dịch, nên cha mẹ không được chủ quan khi thấy con có triệu chứng bệnh. Nên sớm cho con đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu bắt đầu bùng phát. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã có được những thông tin và biện pháp chữa bệnh phù hợp cho con.

4.5/5 - (6 bình chọn)

THÔNG TIN KHOA HỌC

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?