Viêm Da Tiết Bã Có Tự Hết Không? Có Thể Chữa Trị Dứt Điểm Không?

Viêm da tiết bã tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nó gây ra những triệu chứng khó chịu và đồng thời khiến họ mất tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, viêm da tiết bã có tự hết không, có thể điều trị khỏi dứt điểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh.

Viêm da tiết bã có tự hết không?

Viêm da tiết bã (còn có tên gọi khác là viêm da dầu hay chàm da mỡ) được xếp vào dạng bệnh da liễu mãn tính, nguyên nhân do rối loạn hoạt động ở tuyến bã nhờn dẫn đến tình trạng tổn thương da. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành; có xu hướng bùng phát theo mùa, chủ yếu là đầu mùa xuân hoặc đông, khi thời tiết giao mùa sang nóng ẩm hoặc hanh khô. 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của những mảng ban đỏ, nhờn, tiết nhiều dầu, ẩm dính, gây ngứa ngáy, bong tróc, kết vảy có bờ màu trắng hoặc vàng,… Tình trạng này chủ yếu thường xuất hiện ở những vùng da như chân mày, mũi, má, chân mày, cằm, da đầu, ngực,…

Viêm da tiết bã có tự hết không?
Viêm da tiết bã có tự hết không?

Viêm da tiết bã là một căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Từ các triệu chứng ngứa ngáy gây khó chịu trong sinh hoạt, đến việc làm mất thẩm mỹ và gây tự ti, ái ngại trong giao tiếp. Nhiều người bệnh thường cho rằng đây là bệnh ngoài da thông thường và có thể tự hết nên chủ quan không can thiệp điều trị.

Vậy viêm da tiết bã có tự hết không? Thông thường, các triệu chứng của bệnh có thể tự thuyên giảm sau một thời gian dù không can thiệp điều trị. Tuy nhiên bệnh không dứt hẳn mà sẽ tái phát đi tái phát lại nhiều lần, thậm chí có xu hướng bùng phát trầm trọng hơn khi không có biện pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, việc viêm da tiết bã có thể tự khỏi được các chuyên gia da liễu nhận định là điều không thể xảy ra trong thực tế.

Viêm da dầu có chữa được không?

Bên cạnh câu hỏi viêm da tiết bã có tự hết không thì viêm da dầu có chữa được khỏi được không cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia da liễu, viêm da dầu là bệnh lý thuộc dạng viêm da dị ứng tự miễn. Tức là tự trong cơ thể người bệnh có cơ chế sản sinh ra những kháng thể với khả năng chống lại các tế bào có sẵn. Do đó, đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị và chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Dù không thể điều trị khỏi dứt điểm, tuy nhiên nếu can thiệp sớm và áp dụng phương pháp phù hợp, đúng cách, căn bệnh này vẫn có thể bị đẩy lùi. Các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ cơ bản được giải quyết, các vùng da tổn thương có thể phục hồi từ 80 – 90%, quan trọng hơn là sẽ kiểm soát và ngăn chặn bệnh không tái phát trong thời gian dài.

Ngày nay, có nhiều giải pháp khác nhau để áp dụng điều trị bệnh viêm da tiết bã. Trước khi quyết định lựa chọn phương pháp nào, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng:

Chữa viêm da tiết bã bằng nguyên liệu thiên nhiên

Đối với trường hợp viêm da tiết bã được phát hiện sớm và mới ở thể nhẹ thì sử dụng các nguyên liệu dân gian là sự lựa chọn khá phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này đó là sự an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và đem lại những hiệu quả nhất định. 

  • Dùng nha đam: Nha đam vừa có tính kháng khuẩn, lại vừa có tác dụng dưỡng ẩm, điều tiết dầu nhờn và phục hồi tổn thương da, được đánh giá là nguyên liệu lý tưởng để điều trị viêm da tiết bã. Thực hiện bằng cách dùng phần gel bên trong lá nha đam, thoa lên vùng da bệnh đã được vệ sinh sạch và để cho khô. Thực hiện ngày từ 2 – 3 lần.
Gel nha đam có tính kháng khuẩn lại giúp tái tạo da rất tốt
Gel nha đam có tính kháng khuẩn lại giúp tái tạo da rất tốt
  • Sử dụng mật ong: Mật ong được gọi là một chất kháng sinh tự nhiên cho da, giúp chống viêm, sát khuẩn và chống oxy hóa, tái tạo da hiệu quả. Người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương rồi thoa lên một lớp mỏng mật ong nguyên chất. Để trong 15 phút rồi rửa lại với nước. Áp dụng 2 – 3 lần/ ngày.

Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây

Khi muốn sử dụng thuốc Tây để chữa viêm da tiết bã, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ. Với loại bệnh này, bác sĩ thông thường sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Nhóm thuốc chứa acid salicylic, acid lactic, urea, propylene glycol…: có tác dụng làm mềm, loại bỏ các mảng da thừa, kết vảy do hiện tượng tiết bã.
  • Thuốc dạng bôi ngoài có chứa Ketoconazol hoặc ciclopirox: có tác dụng kháng nấm tại chỗ.
  • Thuốc bôi ngoài có chứa Corticosteroid (loại nhẹ): nhằm giảm viêm, dùng cho vùng da dày sừng, áp dụng trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh.
  • Thuốc mỡ tacrolimus hoặc dạng kem pimecrolimus: có tác dụng ức chế calcineurin tại chỗ, ít có tác dụng phụ và thường dùng cho vùng da mặt.
  • Thuốc dùng đường uống: Kháng sinh, thuốc chống nấm như tetracyclin, itraconazole,… sử dụng trong trường hợp bệnh nặng.

Mong rằng những thông tin được trình bày trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc bệnh viêm da tiết bã có tự hết không. Tuy việc điều trị dứt điểm căn bệnh này ở hiện tại còn nhiều khó khăn, nhưng với việc can thiệp sớm và lựa chọn phương pháp thích hợp, bệnh sẽ được cải thiện tích cực và hạn chế hết mức ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

Đánh giá bài viết

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?