Vảy Nến Ở Chân, Tay: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Vảy nến ở chân và tay gây ra bởi sự rối loạn hoạt động miễn dịch, khiến tế bào da tăng sản ở các vị trí lòng, mu bàn tay, bàn chân, bắp, khuỷu các cánh tay, đầu gối… Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là hoạt động thường ngày và di chuyển, đi lại. Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, đúng cách thể bện vảy nến này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở chân, tay

Vảy nến là bệnh lý da liễu phổ biến đặc trưng bởi sự xuất hiện các mảng da dày, đỏ, khô, được phủ bởi lớp vảy màu trắng bạc như sáp nến. Đây là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, có tính dai dẳng, dễ tái phát theo chu kỳ, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.  

Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tỷ lệ người gặp phải vảy nến ở chân và tay chiếm khoảng 2 – 5% trong tổng số ca mắc bệnh, thường là độ tuổi từ 20 đến 60, nam nhiều hơn nữ.

Vảy nến ở chân và tay gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc
Vảy nến ở chân và tay gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc

Vùng da tay, chân có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến chỉ chiếm khoảng 4% diện tích da của cơ thể nhưng gây ra vố bất tiện trong sinh hoạt cuộc sống và công việc. Dạng nghiêm trọng nhất của vảy nến ở chân, tay được gọi là pustulosis palmoplantar. Loại vẩy nến này rất hiếm, có thể xảy ra trong đơn độc mà không kết hợp với bất kỳ dạng vảy nến nào khác như thông thường, và có thể chỉ ảnh hưởng đến bàn chân hoặc chỉ bàn tay.

Vảy nến ở chân

– Vị trí xuất hiện: Thường ở đùi, đầu gối, lòng bàn chân, thậm chí có cả tổn thương móng và các khớp. 

Vảy nến ở chân xuất hiện ở nhiều vị trí, bao gồm cả khớp các ngón chân
Vảy nến ở chân xuất hiện ở nhiều vị trí, bao gồm cả khớp các ngón chân

– Dấu hiệu tổn thương: Tại chân, người bệnh có thể gặp rất nhiều thể dạng vảy nến khác nhau cùng xuất hiện hoặc khác nhau ở từng cá thể. Mỗi thể có những đặc điểm lâm sàng khác nhau. Các thể bệnh thường gặp:

  • Vảy nến thể mảng: Đây là thể bệnh thường gặp nhất với triệu chứng xuất hiện những mảng da tổn thương, dày sừng, bong tróc vảy trắng, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vảy nến thẻ mủ: Mụn mủ xuất hiện nhiều ở lòng bàn chân gây khó khăn trong việc đi lại và vận động.
  • Vảy nến thể móng: Các móng chân bị vảy nến có thể chuyển sang màu vàng đục hoặc nâu tối, rỗ, sần sùi, biến dạng hoặc tách hẳn giường móng.
  • Vảy nến thể đảo ngược: Đặc trưng bởi các tổn thương màu đỏ tươi, không có vảy, thường xuất hiện phía sau gối.
  • Viêm khớp vảy nến: Các khớp ngón, bàn chân, khớp gối, mắt cá chân bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến bị viêm, sưng, nóng, đỏ, đau. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi di chuyển, có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị sớm.

Vảy nến ở tay

– Vị trí tổn thương: Tổn thương có thể xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, móng tay hoặc xương, khớp bàn tay.

Vảy nến ở tay xuất hiện nhiều ở khuỷu và cánh tay
Vảy nến ở tay xuất hiện nhiều ở khuỷu và cánh tay

– Dấu hiệu tổn thương: Các triệu chứng xuất hiện tương tự như tình trạng ở chân: Da vùng bàn và cánh tay xuất hiện các tổn thương màu đỏ, sưng viêm, tập trung thành mảng, có vảy trắng. Móng biến dạng, sần sùi, xấu xí. Khớp ngón tay, khớp khuỷu tay và mắt cá tay có thể bị viêm do bệnh vảy nến.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay, chân

Nguyên nhân gây bênh vảy nến ở chân và tay cũng như các thể bệnh vảy nến khác hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu xác định được rằng, bệnh vảy nến có liên quan tới yếu tố di truyền gen và miễn dịch của cơ thể. 

Nói cách khác, người bệnh có thể bị vảy nến do nhận gen di truyền từ bố mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao, có thể lên tới 60% nếu gen bệnh là gen trội, cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc bệnh.

Cha mẹ có tiền sử bị vảy nến sẽ sinh ra con cái có tỷ lệ mắc bệnh cao
Cha mẹ có tiền sử bị vảy nến sẽ sinh ra con cái có tỷ lệ mắc bệnh cao

Ngoài ra, vảy nến ở tay, chân còn có nguyên nhân do sự suy yếu và bất thường của hệ miễn dịch. Bình thường, các lympho T của hệ miễn dịch có chức năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh ngoại lai. Tuy nhiên, khi có rối loạn hoặc suy yếu bất thường, các tế bào này sẽ nhận diện nhầm và tấn công các tế bào lành.

Điều này khiến da chết đi nhanh hơn, quá trình tăng sản tế bào da cũng được thúc đẩy nhanh hơn. Hậu quả là các tế bào da chết chưa kịp bong ra, tế bào da mới đã hình thành. Chúng dính lại với nhau, bám trên bề mặt da, gây nên những đám da sần sùi, gồ ghề, được phủ bởi những lớp vảy trắng, sưng đỏ, ngứa ngáy, đôi khi nứt nẻ, chảy máu.

Ngoài 2 yếu tố này, một số tác nhân bên ngoài cũng được xác định có liên quan đến việc kích hoạt hoặc làm nặng hơn tình trạng vảy nến ở chân và tay. Đó là:

  • Chấn thương da, tổn thương hở
  • Nhiễm trùng da
  • Căng thẳng, stress kéo dài, trầm cảm
  • Uống rượu, hút thuốc
  • Thay đổi thời tiết khô, lạnh
  • Dùng thuốc
  • Tiếp xúc hóa chất, dị nguyên, chất dị ứng
  • Thiếu hụt dinh dưỡng

Bị vảy nến ở chân, tay chữa như thế nào?

Chân và tay đều là những bộ phận thường xuyên phải hoạt động, va chạm nên việc điều trị vảy nến thường gặp nhiều khó khăn hơn. Hơn nữa, bệnh chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Vậy nên các phương pháp điều trị hiện nay đều chỉ nhằm mục địch kiểm soát, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát.

Với những trường hợp vảy nến chưa nặng, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài để điều trị triệu chứng tại chỗ. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể được đề nghị thêm một số loại thuốc dùng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Một số trường hợp không đáp ứng với thuốc hoặc không thể dùng thuốc,  bác sĩ có thể cân nhắc các biện pháp không dùng thuốc như quang trị liệu, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. 

Những cách trị vảy nến ở chân, tay đang được áp dụng hiệu quả hiện nay gồm:

Thuốc trị vảy nến ở chân và tay

Các loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm tĩnh mạch có thể được dùng trong điều trị bệnh vảy nến gồm:

  • Các corticoid: Thuốc có dạng uống hoặc tiêm. Thuốc mang lại hiệu quả điều trị tốt, song, khi sử dụng lâu dài có thể gây mỏng da, teo da. Hơn nữa, theo thời gian, corticoid sẽ giảm dần hiệu quả với bệnh, khiến bệnh dễ tái phát hơn, lần sau nặng hơn lần trước và khó điều trị hơn.
  • Dẫn xuất Vitamin D: Các dạng tổng hợp của vitamin D như calcipotriene và calcitriol (Vectical) có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng tế bào da, giảm tốc độ tạo sừng. Loại thuốc này có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với corticosteroid tại chỗ.
  • Retinoids: Dùng tại chỗ hoặc uống để giảm tốc độ sinh sản của tế bào da. Thuốc có thể gây tác dụng ngoài ý muốn là kích ứng da và tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus (Protopic) và Pimecrolimus (Elidel) – có tác dụng làm giảm viêm và tích tụ mảng vảy.
  • Thuốc bong sừng bạt vảy Axit Salicylic 2, 3, 5%
  • Dẫn xuất than đá Coaltar
Thuốc bôi trị vảy nến có hiệu quả cái thiện triệu chứng nhanh
Thuốc bôi trị vảy nến có hiệu quả cái thiện triệu chứng nhanh
  • Anthralin: Có tác dụng để làm chậm sự phát triển của tế bào da, giúp loại bỏ vảy và làm cho làn da mịn màng hơn.
  • Cyclosporine: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịc, dùng đường uống trong điều trị bệnh vẩy nến nặng.
  • Methotrexate: Dùng hàng tuần với một liều uống duy nhất, làm giảm sản xuất tế bào da và ức chế viêm. 
  • Thuốc sinh học: Dùng đường tiêm trong điều trị các dạng vảy nến ở chân, tay thể nặng, không đáp ứng với các thuốc khác hoặc với liệu pháp ánh sáng.
  • Các thuốc khác: Giảm đau, kháng sinh, chống nấm, chống dị ứng…

Quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu hây liệu pháp ánh sáng là phương pháp chiếu tia UV với các bước sóng khác nhau hoặc laser lên vùng da cần điều trị vảy nến. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng, có thể đơn độc hoặc kết hợp với thuốc. Bao gồm:

  • Sử dụng ánh sáng mặt trời
  • UVB băng hẹp hoặc băng rông
  • Psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA)
  • Laser Excimer

Các liệu pháp ánh sáng cho hiệu quả tốt nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc chỉ định đầu tay. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này cũng không thực cao, chi phi đắt đỏ, gây nhiều tác dụng phụ trên da như teo da, mỏng da, tăng nguy cơ ung thư da…

Điều trị hỗ trợ chữa bệnh vảy nến

Người bệnh có thể áp dụng:

  • Sử dụng gel lô hội (nha đam) hoặc giấm táo tại nhà
  • Dùng tinh dầu để thư giãn và cải thiện căng thẳng cảm xúc
  • Bổ sung dầu cá
Bổ sung dầu cá thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị vảy nến tốt hơn
Bổ sung dầu cá thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị vảy nến tốt hơn
  • Dưỡng ẩm thường xuyên bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc chế phẩm có thành phần, chiết xuất tự nhiên như dầu oliu, vaselin
  • Tắm nắng hằng ngày 5 – 10 phút vào khoảng thời gian từ 7 – 9 giờ sáng.
  • Bỏ rượu bia và thuốc lá

Những lưu ý để phòng ngừa bệnh vảy nến ở tay, chân hiệu quả

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh vảy nến ở chân và tay tái phát, người bệnh cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng
  • Tập thể dục thể thao 20-30 phút mỗi ngày.
  • Mặc quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát, đi giày vừa kích cơ, thay tất thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin, kẽm và omega 3
  • Uống nhiều nước

Trên đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết về bệnh vảy nến ở chân và tay. Dù vảy nến được coi là một bệnh da liễu lành tính nhưng người bệnh không nên chủ quan không điều trị sớm. Nếu để lâu, bệnh có thể gây ra những nguy hại đến sức khỏe, gây khó khăn trong việc di chuyển, thâm chí bị liệt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia khi có các dấu hiệu ban đầu cảu bệnh để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị phù hợp và hiệu quả.

XEM THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?