Vảy nến đồng tiền: Một dạng vảy nến nguy hiểm không phải ai cũng biết

Bệnh vảy nến đồng tiền là một dạng viêm da cơ địa ít gặp của bệnh vảy nến. Bệnh không lây nhiễm từ người sang người nhưng các mảng da bong tróc, khô ngứa có xu hướng lan rộng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nhận biết, điều trị và phòng tránh căn bệnh da liễu chưa có cách chữa hoàn toàn này.

Vảy nến đồng tiền là gì? 

Bệnh vảy nến là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, có tính dai dẳng, dễ tái phát theo chu kỳ. Bệnh gây ra những thương tổn đặc trưng là các mảng da màu đỏ, có vảy trắng bạc hoặc hồng như sáp nến bao phủ bên ngoài, dễ bong tróc, dễ viêm và ngứa. Có tới 10 thể bệnh vảy nến có thể gặp trong cộng đồng như vảy nến thể giọt, vảy nến thể mủ, vảy nến móng tay, viêm khớp vảy nến…. Trong đó, vảy nến đồng tiền là một thể ít được biết đến trong cộng đồng vì nó ít phổ biến hơn và các tổn thương có kích thước nhỏ hơn.

Hình ảnh bệnh vảy nến đồng tiền
Hình ảnh bệnh vảy nến đồng tiền

Vảy nến đồng tiền (nummular psoriasis) được đặc trưng bởi các tổn thương tròn, có kích thường và hình dạng giống các đốm hoặc đồng xu, kích thước từ 1 – 4 cm. Bệnh thường xuất hiện tại những vùng da có tổn thương bỏng, trầy xước hoặc côn trùng cắn trước đó. Các tổn thương da do vảy nến đồng tiền gây ra thường có khả năng gây viêm, nhiễm trùng cao và ngứa dữ dội.

Vảy nến thể đồng tiền thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 55 – 65, tỷ lệ nhiều nữ giới trong cùng độ tuổi. Nữ giới mắc bệnh vảy nến đồng tiền thường có xu hướng xuất hiện ở thời niên thiếu hoặc thanh niên.

Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến đồng tiền

Bạn có thể nhận biết và xác định bệnh vảy nến đồng tiền dựa vào những triệu chứng đặc trưng sau:

Vị trí tổn thương: 

  • Tổn thương da có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, khác nhau với từng bệnh nhân, những phổ biến nhất là ở cánh tay và chân, đôi khi là mặt, đầu gối và xương cùng.

Dấu hiệu tổn thương da:

  • Hình dáng: Tổn thương hình đồng xu có kích thước từ 1 – 4cm. thậm chí có thể lớn hơn 10cm.
  • Bề mặt mảng da bị vảy nến thường xuất hiện các đốm đỏ có xu hướng dày sừng, chuyển dần sang màu trắng bạc hoặc hơi hồng và tróc vảy.
Các mảng dan bị vảy nến có dạng hình đồng xu, kích thước to nhỏ khác nhau
Các mảng dan bị vảy nến có dạng hình đồng xu, kích thước to nhỏ khác nhau
  • Tổn thương tập trung thành từng đám vài đốm, có thể đếm được. Có thể vài chục đám hoặc nhiều hơn nữa.
  • Màu sắc: màu nâu, hồng hoặc đỏ.
  • Ngứa: Thường gây ngứa và bỏng, mức độ từ nhẹ đến dữ dội. Cơn ngứa thường dữ dội hơn vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ.
  • Các tổn thương có thể tiết ra chất lỏng, sau một thời gian có thể đóng thành mảng vảy, có nguy cơ viêm nhiễm rất cao (thường là tụ cầu vàng).

Vảy nến đồng tiền có thể xuất hiện đồng thời với các dạng khác của bệnh vảy nến, chẳng hạn như vảy nến móng tay (gây biến dạng móng), vảy nến da đầu hoặc viêm khớp vảy nến… Do đó, các triệu chứng của bệnh vảy nến thể đồng tiền có thể khác nhau tùy vào từng bệnh nhân và mức độ phát triển của bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể đồng tiền

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh. Chỉ biết bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố gen di truyền và miễn dịch của cơ thể. 

Đặc tính di truyền của bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6, có liên quan HLA, DR7, B13, B17, BW57, CW6. Yếu tố di truyền có thể chiếm từ 10 – 30% tùy thuộc vào từng cá thể. Nếu gen di truyền bệnh là gen trội, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 60%.

Nếu cả cha và mẹ đều mang gen bệnh, tỷ lệ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn
Nếu cả cha và mẹ đều mang gen bệnh, tỷ lệ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn

Cơ chế gây bệnh vảy nến thể đồng tiền còn liên quan đến hệ miễn dịch của cá thể, đặc biệt là tế bào lympho T. Vì một lý do nào đó làm sai lệch thông tin tế bào, các lympho T của hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào da bình thường như cách chúng tấn công tế bào gây viêm. Điều này khiến tế bào da tăng sinh bất thường với tốc độ  tăng gấp 10 – 30 lần bình thường. Các tế bào sinh ra bất thường này không chế đi mà dính lại với nhau và bám trên bề mặt da, tạo thành các mảng vảy.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xác định được một số yếu tố có thể kích hoạt bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn. Đó là:

  • Thay đổi nhiệt độ
  • Stress, căng thẳng, trầm cảm
  • Da khô
  • Yếu tố kích thích từ môi trường (hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, kim loại, dị nguyên…)
  • Thuốc: Thuốc điều trị viêm gan Interferon và Ribavirin, thuốc điều trị viêm khớp hoặc các statin điều trị bệnh tăng cholesterol…
  • Nhiễm trùng da, tổn thương da do chấn thương, phẫu thuật…

Chẩn đoán bệnh vảy nến đồng tiền

Chẩn đoán xác định:

Giống như các dạng vảy nến khác, vảy nến thể đồng tiền được chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng (triệu chứng bệnh) và hỏi tiền sử bệnh tật của bệnh nhân. Ngoài ra, để khẳng định kết quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như: 

  • Sinh thiết da
  • Nuôi cấy nấm, vi khuẩn
  • Xét nghiệm dị ứng
  • Xét nghiệm máu

Chẩn đoán phân biệt

Dạng tổn thương da hình đồng xu có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu do nhiễm nấm. Do đó, một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm da để kiểm tra xem có nhiễm nấm hay không.

Hình ảnh một bệnh da liễu do nhiễm nấm có dạng hình bầu dục dễ bị nhầm lẫn với vảy nến đồng tiền
Hình ảnh một bệnh da liễu do nhiễm nấm có dạng hình bầu dục dễ bị nhầm lẫn với vảy nến đồng tiền

Một số bệnh về da khác cũng cần được phân biệt với vảy nến đồng tiền:

  • Á vảy nến
  • Vảy phấn hồng Gibert
  • Á sừng liên cầu
  • Chàm khô Eczema nummular
  • Sẩn giang mai 

Vảy nến đồng tiền điều trị như thế nào hiệu quả?

Bệnh vảy nến đồng tiền được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi tại chỗ (kem, thuốc mỡ, thuốc xịt), thuốc viên, thuốc tiêm, điều trị bằng ánh sáng kết hợp các phương pháp điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hầu hết các phương pháp được áp dụng đều chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, kiểm soát bệnh tiến triển, ngăn ngừa biến chứng và giảm tần suất tái phát. 

Các phương pháp điều trị vảy nến đồng tiền đang được áp dụng:

Điều trị vảy nến thể đồng tiền bằng thuốc

Thuốc bôi tại chỗ điều trị vảy nến:

  • Thuốc bong sừng bạt vảy: Axit salicylic 2%, 3%, 5%
  • Thuốc khử oxy Goudron: Thường dùng Coaltar, một dẫn xuất từ than đá.
  • Anthralin: Là một loại thuốc khử oxy có tác dụng ức chế các enzym
  • Corticoid bôi ngoài
  • Dẫn xuất vitamin D (calcipotriol): Daivonex, Daivobet
Thuốc bôi ngoài da cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ, dễ bị phụ thuộc
Thuốc bôi ngoài da cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ, dễ bị phụ thuộc

Thuốc uống, tiêm dùng toàn thân:

  • Corticoid: Dùng đường uống hoặc tiêm
  • Retinoid: Dẫn xuất vitamin A, có tác động trực tiếp lên gen của chất keratin trong thành phần da, làm chậm tăng sản tế bào biểu bì da và ngừa nhiễm trùng tại các vị trí có tổn thương
  • Methotrexate: Là thuốc ức chế miễn dịch, ức chế quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm chậm tốc độ tạo sừng trong bệnh vảy nến. Thuốc chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh, mắc vảy nến trên diện rộng.
  • Cyclosporin A: Có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm hoạt tính của lympho T, làm giảm quá trình tăng sản của tế bào thượng bì, ức chế viêm.
  • Kháng sinh, chống nấm: Dùng trong trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm nấm.
  • Kháng histamin tổng hợp: Giảm ngứa, giảm kích ứng da.
  • Vitamin A, C

Lưu ý: Các loại thuốc bôi tại chỗ, đặc biệt là Corticoid và Anthralin có thể cho kết quả tốt nhưng dễ gây ra một số phản ứng phụ như viêm da, teo da, mỏng da, tăng nguy cơ ung thư da nếu dùng kéo dài hoặc không đúng liệu trình. Nếu lạm dụng thuốc thì sẽ gây tái phát nặng hơn. Do vậy, chỉ dùng thuốc bôi trong thời gian ngắn, tùy thuộc mức độ bệnh tật và thể trạng của từng bệnh nhân. Sau khoảng 4 tuần bôi thuốc, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện nhiều tác dụng phụ hơn, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được xử lý hoặc thay đổi phương pháp điều trị phù hợp không.  

Thuốc uống, thuốc tiêm điều trị vảy nến thể đồng tiền chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh ở mức độ vừa và nặng. Các thành phần thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể nên dễ gây ra một số nguy hại như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn chức năng gan, thận, suy gan, suy thận, ung thư…

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc và điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng hoặc thay đổi liều thuốc để tránh nguy cơ tác dụng phụ. Các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch nên thận trọng trong quá trình dùng thuốc.

Phương pháp sinh học

Phương pháp này sử dụng các loại thuốc có thành phần của cơ thể sống hoặc được tạo ra từ cơ thể nhằm mục đích điều trị và phòng ngừa vảy nến.

Một số loại thuốc sinh học được sử dụng gồm: 

  • Alefacept (amevive)
  • Efalizumab (raptiva)
  • Nhóm thuốc ức chế TNF: Infliximab, Etanercept, Adalimumab
Tiêm thuốc sinh học vừa khá đắt đỏ, vừa gây nhiều tác dụng phụ
Tiêm thuốc sinh học vừa khá đắt đỏ, vừa gây nhiều tác dụng phụ

Phương pháp sinh học hiện nay được áp dụng nhiều ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc… Tuy nhiên, phương pháp có chi phí khá cao. Ngoài ra, quá trình sử dụng có thể gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn hoặc suy giảm miễn dịch, tăng bạch huyết, phát triển khối u, tăng nguy cơ ung thư, thậm chí có thể gây tử vong nên chưa được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, một số thuốc sinh học còn là nguy cơ kích hoạt và thúc đẩy bệnh vảy nến đồng tiền, nên cần cân nhắc khi sử dụng.

Quang trị liệu chữa vảy nến 

Quang trị liệu, quang hóa trị liệu hay còn gọi là liệu pháp ánh sáng là tên gọi chung của những phương pháp sử dụng ánh sáng để tiêu diệt và làm giảm tốc độ sinh sản tế bào da bị bệnh.

Một số phương pháp có thể sử dụng:

  • Chữa vẩy nến bằng ánh sáng mặt trời (ánh sáng tự nhiên)
  • Quang trị liệu UVB: gồm UVB băng rộng và UVB băng hẹp
  • Liệu pháp ánh sáng PUVA: Sử dụng thuốc cảm quang Psoralen  kết hợp chiếu tia UVA.
  • Liệu pháp Laser Excimer: Sử dụng một chùm tia cực tím UVB có cường độ cao tác động vào khu vực da bị vảy nến.

Các phương pháp trị liệu bằng ánh sáng được áp dụng cho những trường hợp không đáp ứng với thuốc hoặc không thể dùng thuốc. Tuy nhiên, những phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm khô da, nhăn da, teo da, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da… Hiệu quả của những phương pháp này không thực cao, chi phí đắt đỏ, vì vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi lựa chọn.

Chăm sóc hỗ trợ và phòng ngừa bệnh vảy nến thể đồng tiền

Mặc dù chưa điều trị dứt điểm được nhưng vảy nến hoàn toàn có thể kiểm soát. Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc hoặc điều trị bằng ánh sáng, người bệnh nên lưu ý thực hiện hiện một số vấn đề sau để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát:

  • Vệ sinh da thường xuyên bằng nước sạch và các chế phẩm làm sạch an toàn, không có chất tẩy rửa mạnh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm ít nhất một lần mỗi ngày. Tốt nhất nên sử dụng sau  tắm khi da đang ẩm ướt. 
  • Sử dụng kem chống nắng lành tính, chuyên dành cho da nhạy cảm khi ra ngoài khỏi nhà.
  • Tránh chà xát, cào gãi hoặc thực hiện các tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng nước ấm để tắm. Chỉ nến tắm trong khoảng 20 phút, dùng khăn sạch thấm khô người thay vì dùng máy sưởi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí khi sưởi ấm hoặc sử dụng điều hòa.
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu vải mềm, kích cỡ rộng để không chà xát, làm tổn thương đến vùng da đang điều trị.
  • Thư giãn và điều hòa cảm xúc, hạn chế căng thẳng thần kinh, stress. Có thể sử dụng phương pháp thiền hoặc yoga để cân bằng tâm lý, điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên
  • Tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày vào các khung giờ có cường độ UV vừa phải, tốt nhất là khoảng 7 – 9 giờ mỗi ngày.
Tắm nắng thường xuyên rất tốt cho người bị vảy nến
Tắm nắng thường xuyên rất tốt cho người bị vảy nến
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất, Omega – 3 và kẽm trong thực đơn
  • Uống nhiều nước
  • Tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng, không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác.

Cũng giống như các thể bệnh vảy nến khác, vảy nến đồng tiền cũng là một dạng viêm da mãn tính, gây bong da, tróc vảy, ngứa ngáy dữ dội. Bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với nó. Cách tốt nhất là giữ tâm lý thoải mái, chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị tích cực khi có triệu chứng. Liên hệ ngay với chuyên gia khi có dấu hiệu da bất thường hoặc xuất hiện vấn đề trong thời gian điều trị bệnh.

XEM THÊM:

4.8/5 - (17 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?