TOP 6 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Hiệu Quả Tại Nhà 2022

Chữa vảy nến bằng lá khế được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá là an toàn và không tốn kém. Thường xuyên áp dụng các bài thuốc này có thể giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, viêm đỏ, bong tróc do bệnh vảy nến gây ra. Tham khảo bài viết dưới đây để biết các thực hiện 6 bài thuốc chữa vảy nến từ lá khế và tìm hiểu các chuyên gia nói gì về phương pháp chữa này.

Công dụng chữa vảy nến của lá khế

Khế là một loại cây quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu trong nhà bếp, khế còn được coi là một cây thuốc quý của Nam dược. Trong y học cổ truyền, người ta có thể dùng tất cả các bộ phận bao gồm lá, rễ, thân, quả, hoa của cây khế để chữa bệnh. Một điển hình trong số đó là công dụng chữa bệnh vảy nến của lá khế.

Theo các ghi chép y học cổ truyền, bệnh vảy nến gây ra bởi nhiệt độc tích tụ lâu ngày do sự suy giảm chức năng thải độc của gan và hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. Các chất độc này tích tụ dưới da gây nên các phản ứng ngứa ngáy, bong tróc, sần sùi, biến dạng. Trong khi đó, lá khế có tính hàn, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, khử trùng rất thích hợp để chữa bệnh ngoài da như vảy nến.

Bên cạnh đó, lá khế còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên được dùng để dự phòng viêm nhiễm ngoài da trong bệnh da liễu.

Sử dụng lá khế như thế nào để để cải thiện bệnh vảy nến
Sử dụng lá khế như thế nào để để cải thiện bệnh vảy nến

Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại, trong thành phần hoạt chất của lá khế có chứa một số hợp chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ngoài da, điển hình là Microbial bacillus cereus, Salmonella typhus, E.coli…

Nhờ những dược tính và công dụng trên, người bệnh có thể sử dụng lá khế để cải thiện triệu chứng, kiểm soát bệnh tiến triển nặng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát. 

6 Bài thuốc chữa vảy nến bằng lá khế được nhiều người áp dụng

Vảy nến là bệnh lý viêm da cơ địa có tính dai dẳng và dễ tái phát. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm vảy nến. Các phương pháp được sử dụng, bao gồm cả thuốc tây y chỉ mang lại tác dụng loại bỏ triệu chứng và ngừa nguy cơ tái phát.  Với một số trường hợp bệnh cấp tính nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một vài cách chữa vảy bằng lá khế dưới đây để hỗ trợ điều trị, đồng thời giảm sự phụ thuộc với thuốc tây.

Dưới đây là 6 bài thuốc chữa vảy nến bằng lá khế tại nhà bạn có thể tham khảo gồm:

Tắm nước lá khế

Đây là bài thuốc khá đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả khá tốt. Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể thực hiện bài thuốc này theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị: Lá khế, lá trầu không, lá ổi, lá lược vàng

Cách dùng:

  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước
  • Cho toàn bộ nguyên liệu nấu chung với  lít nước trong khoảng 15 – 20 phút
  • Đổ nước ra thau (chậu) chờ cho nước tự nguội hoặc pha thêm 1 ít nước lạnh để giảm nhiệt độ nước thích hợp để tắm.
  • Sử dụng nước này tắm 2 – 3 lần/tuần
  • Có thể dùng bã lá khế để chà xát nhẹ lên vùng da bị vảy nến, tăng hiệu quả điều trị.

Bài thuốc uống chữa vảy nến bằng lá khế

Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá khế, sau đó thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Rửa sạch lá khế, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút, vớt ra, để ráo.
  • Tiến hành ép lấy nước để uống.
  • Cho nước ép này vào ấm để đun nóng trong khoảng 15 phút.
  • Người bệnh uống nước này 2 – 3 lần mỗi tuần cho đến khi khỏi bệnh
Bài thuốc uống nước lá khế vừa cải thiện triệu chứng ngoài da, vừa thanh nhiệt cơ thể
Bài thuốc uống nước lá khế vừa cải thiện triệu chứng ngoài da, vừa thanh nhiệt cơ thể

Bài thuốc này vừa cải thiện triệu chứng vảy nến ngoài da, vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát.

Bài thuốc đắp lá khế chữa vảy nến tại nhà

Với bài thuốc này, các dược chất từ lá khế sẽ thấm trực tiếp lên vùng da bị vảy nến và cho tác  dụng cải thiện triệu chứng tại chỗ nhanh chóng.

Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Giã nhỏ lá khế với một chút muối hột 
  • Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng da bị vảy nến 
  • Sau khoảng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối, liên tục trong 2 –  tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng phương pháp này với những trường hợp diện tích da bị vảy nến nhỏ.

Chữa vảy nến bằng lá khế với cách chườm nóng

Chườm nóng lá khế có thể cải thiện bệnh vảy nến nhanh chóng
Chườm nóng lá khế có thể cải thiện bệnh vảy nến nhanh chóng

Với cách làm này, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá khế vào chảo, sao vàng trong khoảng 5 phút.
  • Đặt toàn bộ lá khế đã sao vào miếng vải sạch và đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến khi còn nóng. Tuy nhiên, không sử dụng lá khế khi quá nóng có thể gây bỏng da.
  • Thực hiện cách này liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc uống chữa vảy nến từ hoa, vỏ thân và lá khế

Ngoài lá, các bộ phận khác như hoa và vỏ thân cây khế cũng mang lại hiệu quả chữa vảy nến rất tốt. Có thể kết hợp các nguyên liệu này để chữa á sừng theo cách sau:

  • Thu hái lá, hoa, vỏ cây khế, rửa sạch
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi (ấm) đun sôi cùng với 1 lít nước sạch trong khoảng 30 phút cho đến khi chín kỹ thì tắt bếp.
  • Gạn lấy phần nước, uống hằng ngày.

Kết hợp lá khế với các loại thảo dược khác

Người bệnh bị vảy nến có thể kết hợp lá khế với một số loại thảo dược khác đề làm tăng dược tính, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Hầu hết các loại thảo dược được kết hợp cùng lá khế đều chứa các thành phần dược tính mạnh, an toàn, không tác dụng phụ, có công dụng tương tự như lá khế.

Chuẩn bị: Lá khế 20g, lá thanh hao 20g, lá thông 20g, lá long não 20g.

Cách thực hiện:

  • Bạn đem toàn bộ nguyên liệu trên để rửa sạch, ngâm nước muối nhằm loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun với 3-4 lít nước.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra thau lớn sau đó pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Bạn có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ lên những vùng da bị bệnh vảy nến.
  • Đối với phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế này, bạn nên áp dụng khoảng 3 lần/tuần, kiên trì thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh vảy nến của bạn giảm dần và khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa vảy nến bằng lá khế có hiệu quả không?

Mặc dù vảy nến là bệnh viêm da lành tính nhưng do không có thuốc đặc hiệu nên người bệnh vẫn phải loay hoay tìm cách chữa. Các phương pháp chữa bệnh dân gian như những bài thuốc từ lá khế trên đây được giới chuyên môn đánh giá khá an toàn và lành tính với người bệnh. Hơn nữa, do sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên dễ kiếm nên các bài thuốc chữa vảy nến bằng lá khế không tốn kém, phù hợp với rất nhiều đối tượng bệnh nhân. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giải quyết các triệu chứng bên ngoài mà không tác động được vào căn nguyên bệnh. Do đó, bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Thậm chí, trong nhiều trường hợp nếu người bệnh áp dụng sai cách có thể khiến cho vùng da bị vảy nến biến chứng bội nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy với những trường hợp bệnh nặng bạn nên kết hợp áp dụng thêm những phương pháp điều trị khác tối ưu hơn.

Chỉ dùng lá khế cho những trường hợp vảy nến nhẹ
Chỉ dùng lá khế cho những trường hợp vảy nến nhẹ

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Đối với những người bị vảy nến ở giai đoạn đầu, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp điều trị này tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

  • Trước khi đắp lá khế trực tiếp lên da, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, sau đó lau khô lại bằng khăn bông sạch.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng để đảm bảo loại bỏ sạch các bụi bẩn và tạp chất. Tốt nhất bạn nên ngâm nguyên liệu vào nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và ấu trùng sâu bám quanh lá, ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ lá khế.
  • Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để tránh tình trạng da bị kích ứng khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Việc sử dụng lá khế chỉ là một mẹo chữa bệnh dân gian, hàm lượng dược tính không cao nên thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với việc sử dụng các loại thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong khoảng thời dài, không nên quá nóng vội hoặc bỏ dở giữa chừng.
  • Khi áp dụng phương pháp chữa vảy nến bằng lá khế, nếu thấy da có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào người bệnh cần ngưng sử dụng và nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị đúng cách.
  • Nếu sau một thời gian khoảng 2 tuần điều trị mà bệnh không có chuyển biến tích cực thì người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
  • Người bệnh vảy nến nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng da bị bệnh, không cần phải kiêng nước, kiêng gió.
  • Không dùng tay cào gãi hoặc chà sát mạnh lên các vết thương. Bởi điều này sẽ khiến lớp vảy bị bong tróc, hình thành vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng da.
  • Nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc da thích hợp như bôi kem dưỡng ẩm, bôi dầu dừa, dầu oliu,… để giúp làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng bong tróc ngứa ngáy.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có thể đẩy lùi bệnh tật một cách tốt nhất. Người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, omega 3, kẽm, protein, đạm,… đồng thời nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, đậu phộng, rượu bia, thuốc lá.
  • Nên uống nước thường xuyên, việc bổ sung nước lọc, nước trái cây, trà, canh,… sẽ giúp cơ thể không bị mất nước, làn da luôn được giữ ẩm, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ.

Trên đây là tổng hợp 6 bài thuốc chữa vảy nến bằng lá khế được nhiều người áp dụng nhất hiện nay và một số lời khuyên từ chuyên gia. Cách chữa này được đánh giá khá an toàn nhưng chưa được kiểm chứng khoa học. Hơn nữa, chúng cũng chỉ nên áp dụng với một số đối tượng nhất định. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn phương pháp điều trị chuyên sâu, đã được kiểm chứng khoa học để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn cần:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?