Người bị vảy nến có tắm biển được không? Cần tránh những gì?

Càng gần đến ngày hè, càng nhiều người thắc mắc rằng bị vảy nến có tắm biển được không? Đây là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi vì có người cho rằng muối biển có tác dụng tốt trong cải thiện triệu chứng bệnh. Một số khác thì tin rằng tắm biển với những người bị bệnh da liễu như vảy nến có thể gây nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này, đồng thời đưa ra các thông tin có ích cho người bị vảy nến muốn tắm biển.

Người bị vảy nến có tắm biển được không?

Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính thường gặp, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Da người bệnh vảy nến thường có xuất hiện các mảng sừng dễ bong tróc, sần sùi, ngứa ngáy, chảy máu… Điều này khiến nhiều người ngần ngại, băn khoăn rằng bị vảy nến có tắm biển được không?

Bị vảy nến có tắm biển được không?
Bị vảy nến có tắm biển được không?

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn. 

Một số thành phần khoáng trong muối biển như iốt, lưu huỳnh, canxi, natri, kali, magie, bromid…. có thể làm chậm quá trình hydrat hóa của da, cải thiện các tổn thương viêm ngoài da do bệnh vảy nến gây nên. Không chỉ vậy, trong nước biển còn chứa brom và kẽm. Đây đều là những chất có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da, làm tăng tính chất vật lý, cải thiện độ đàn hồi và bảo vệ da tốt hơn. Do vậy, ngoài công dụng thư giãn như nhiều người vẫn biết, tắm biển còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người bệnh vảy nến rất tốt.

Người bị vảy nến tắm biển như thế nào để an toàn và giúp cải thiện bệnh tốt

Có thể thấy, tắm biển có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định cho người bị vảy nến. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những trường hợp tắm biển đúng cách. Vậy tắm biển như thế nào là đúng cách? 

Thứ nhất, không nên tắm biển quá lâu. Nước biển có nồng độ muối cao hơn rất nhiều so với dịch sinh lý của cơ thể. Do vậy, nếu ngâm mình quá lâu trong nước biển sẽ khiến da bạn trở nên nhăn nheo, khô và dễ dị ứng hơn. Với người bị vảy nến, hiện tượng này có thể làm tăng các tổn thương viêm trên bề mặt da, tăng kích ứng da và khiến vùng da bị tổn thương lâu lành hơn. Đặc biệt, với những trường hợp da có tổn thương hở, lở loét, chảy máu, tắm biển lâu có thể khiến vết loét nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng, khó điều trị hơn.

Theo một nghiên cứu gần đây về vấn đề này, các nhà khoa học đã chứng minh, 15 phút là thời lượng tốt nhất cho người bệnh vảy nến tắm biển mỗi ngày. Nếu thực hiện liên tục trong 6 tuần, các triệu chứng khô da, viêm đỏ, kích ứng da có thể được cải thiện đáng kể.

Thứ hai, Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù người bệnh vảy nến luôn được khuyến cáo nên tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày. Nhưng điều này chỉ phù hợp trong khoảng thời gian từ 7 – 9 giờ sáng, lúc cường độ UV không quá cao. Còn ánh nắng mặt trời trong những khoảng thời gian còn lại có thể gây biến đổi các tế bào da, làm da yếu đi. Người bệnh nếu để vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian tắm biển có thể làm nặng thêm các tổn thương, viêm nhiễm trên da. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc này, người bệnh nên sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp, dành riêng cho da nhạy cảm.

Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ da
Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ da

Thứ ba, tránh đổ mồ hôi hoặc để da khô. Da khô là triệu chứng, cũng là căn nguyên khởi phát bệnh vảy nến. Khi tắm biển, làn da của bạn dễ bị khô, mất độ ẩm tự nhiên do chênh lệch nồng độ muối của nước biển và hiện tượng đổ mồ hôi do nắng nóng. Điều này có thể khiến da trở nên ngứa ngáy, dễ kích ứng và lâu lành hơn. Do vậy, đừng quên thoa kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm biển. Đồng thời, nên tránh vận động nhiều gây đổ mồ hôi.

Bị vảy nến tắm biển cần lưu ý những gì?

Tắm biển không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp là sạch và giảm bong tróc da ở người bị vảy nến. Bên cạnh 3 lưu ý quan trọng ở trên, người bệnh vảy nến cũng nên chú ý tới một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn trong quá trình tắm:

  • Người bệnh chỉ nên tắm tối đa 15 -20 phút mỗi lần, không quá 2 – 3 lần/tuần.
  • Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 trước khi ra ngoài và trước khi tắm biển để ngăn ngừa tổn thương da
  • Tắm lại bằng nước sạch sau khi tắm biển để loại bỏ muối và các các chất bẩn trong nước biển còn bám trên da
  • Thoa kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm

Nội dung bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc người bị vảy nến có tắm biển được không? Cần lưu ý rằng, tắm biển chỉ là giải pháp thư giãn và hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng việc tắm biển để thay thế các phương pháp điều trị bệnh.

Thay vào đó, người bệnh vảy nến cần lựa chọn phương pháp đặc trị bệnh chuyên sâu có thể giải quyết dứt điểm vảy nến. Trong đó, Giải pháp điều trị vảy nến kết hợp bài thuốc YHCT và YHHĐ còn được gọi là phương pháp Đông y có biện chứng đang được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?