Vật Lý Trị Liệu Thoát Vị Đĩa Đệm: Điều Bạn Nên Biết

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là một trong các biện pháp được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bởi vì phương pháp này không chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức khó chịu mà còn giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Hãy cùng với bài viết hôm nay tìm hiểu thêm những kiến thực tế xoay quanh chủ đề này.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có tác dụng gì?

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể hiểu đơn giản là tình trạng các sụn mềm nằm giữa các đốt xương cột sống bị tổn thương, dẫn đến việc nhân sụn rò rỉ ra ngoài và chèn lên những dây thần kinh xung quanh.

Bệnh lý này có thể gây ra những cơn đau cấp tính khó chịu cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Đối tượng chủ yếu nằm trong độ tuổi ngoài 30 đến 50, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Thoát vị đĩa đệm gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Thoát vị đĩa đệm gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Phần lớn các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm không cần áp dụng thủ thuật phẫu thuật mà có thể được cải thiện nhờ vào thuốc Tây y và các biện pháp vật lý trị liệu. Các chuyên gia y tế sẽ thiết kế hệ thống bài tập riêng giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức, ổn định vận động thể chất và dần lấy lại nhịp độ cuộc sống thường ngày. 

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Cải thiện các cơn đau cột sống và những triệu chứng khác: Các bài tập sẽ tăng cường lưu thông máu đến các dây thần kinh và cơ bắp đồng thời giúp bạn cải thiện cơn đau nhức khó chịu. Luyện tập đều đặn theo chỉ định của chuyên gia cũng làm thuyên giảm đáng kể một số triệu chứng khác như tê bì tay chân, mất sức,….
  • Cải thiện tính linh hoạt và chuyển động cơ thể: Đĩa đệm bị thoát vị có thể khiến bạn bị thu hẹp khả năng chuyển động cũng như làm giảm tính linh hoạt của cơ bắp. Tuy nhiên, khi tiến hành vật lý trị liệu, các chuyên gia sẽ giúp bạn có thể từ từ di chuyển nhẹ nhàng mà không gây đau cho cột sống đồng thời có thể kéo giãn các cơ khớp một cách chủ động.
  • Cải thiện sức mạnh và sức bền: Một trong những tác hại của bệnh lý thoát vị là khiến bạn cảm thấy mất dần sức mạnh ở chân và mệt mỏi nếu vận động trong thời gian dài. Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn chấm dứt vấn đề này nhờ vào việc tăng cường sức mạnh và phối hợp với các cơ xung quanh lưng, hông và vùng chậu.

Các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả

Thông thường, các bài tập vật lý trị liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để tránh tập sai tư thế và làm tồi tệ thêm các triệu chứng của bệnh thoát vị. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng, có thể tham khảo những bài tập vật lý trị liệu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây:

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với động tác giãn căng vùng cổ – gáy

Bài tập giãn căng vùng cổ – gáy gồm các bước như sau:

  • Ngồi trên ghế tựa, lưng thẳng, tầm mắt nhìn thẳng về phía trước. Nếu bạn cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng, có thể kê dưới mông một chiếc gối nhỏ để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Hít vào một hơi sâu rồi nâng cằm lên trên sao cho vùng cổ được căng giãn hoàn toàn, hướng mắt nhìn lên trên.
  • Tiếp theo bạn thở ra và nhẹ nhàng cúi đầu xuống, phần cằm càng gần cổ càng tốt.
  • Đưa đầu trở lại vị trí trung tâm sau đó thực hiện động tác nghiêng đầu sang hai bên trái phải, mỗi bên 5 lần.
  • Có thể lặp lại bài tập này 2 – 3 lần mỗi ngày.
Bài tập căng giãn cơ vùng cổ và gáy
Bài tập căng giãn cơ vùng cổ và gáy

Bài tập co duỗi gối

Bài tập co duỗi gối được thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên sàn, thân mình duỗi thẳng thoải mái, tay xuôi theo thân.
  • Co đầu gối của chân phải lại, vòng hai tay ra phía sau đùi phải rồi từ từ dùng lực tay ép chân phải về phía ngực. Chỉ làm trong khả năng của cơ thể, nếu cảm thấy quá đau thì nên dừng lại.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 nhịp thở, sau đó thả lỏng chân phải, trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân trái. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện động tác 2 lần.
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với bài tập co duỗi gối
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với bài tập co duỗi gối

Bài tập căng cơ vai – gáy kết hợp gập bụng

Với bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm này, bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên sàn, thư giãn trong một vài nhịp thở sâu.
  • Từ từ co hai chân lại hướng về phía ngực rồi dùng tay vòng qua giữ lấy phần đầu gối. Đồng thời lúc này bạn nâng phần vai – gáy lên sao cho phần trán càng gần xương bánh chè càng tốt.
  • Giữ nguyên tử thế này trong khoảng 3 đến 5 nhịp thở, sau đó thư giãn và trở về trạng thái ban đầu.
  • Mỗi ngày, bạn có thể luyện tập bài tập này từ 2 đến 3 lần.
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với bài tập kết hợp căng giãn vai gáy và gập bụng
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với bài tập kết hợp căng giãn vai gáy và gập bụng

Bài tập giãn căng cơ gân kheo

Bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm này tập trung chủ yếu vào phần cơ bắp chân, giúp người bệnh giảm đau và tăng cường sức mạnh hai chi dưới. Bài tập này gồm có các bước sau:

  • Bạn nằm trên thảm tập yoga, thân mình duỗi thẳng thoải mái.
  • Dùng một chiếc khăn tắm cỡ lớn rồi vòng nó qua lòng bàn chân phải trong khi hai tay giữ lấy hai đầu khăn.
  • Từ từ giơ chân phải lên trên không, lưu ý chân phải được duỗi thẳng để căng giãn các cơ tối đa.
  • Giữ tư thế này trong 5 nhịp thở sau rồi trở lại trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân trái. Mỗi ngày, bạn có thể tập động tác này từ 2-3 lần.
Bài tập căng giãn gân kheo với khăn
Bài tập căng giãn gân kheo với khăn

Đối tượng nào được chỉ định vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm?

Theo các bác sĩ chuyên khoa về thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu thích hợp áp dụng cho các trường hợp thoát vị ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nhiều báo cáo y tế còn chỉ ra rằng có đến 90% số bệnh nhân có thể hồi phục sức khỏe nhờ vào việc thực hiện vật lý trị liệu đều đặn theo đúng chỉ định của chuyên gia mà không cần nhờ đến phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào một trong số các trường hợp sau thì không nên sử dụng biện pháp này:

  • Tình trạng rách vòng xơ bao quanh đĩa đệm đã ngoài tầm kiểm soát. Các triệu chứng như đau nhức hay tê bì trở nên tồi tệ hơn, thậm chí không thể di chuyển vì quá đau.
  • Bạn gặp phải các hội chứng rối loạn chức năng hệ bài tiết như đi ngoài liên tục, bí tiểu, tiểu rắt, căng tức bàng quang,…Đây đều là các biến chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Hai chi dưới mất cảm giác đồng thời cảm nhận được phần đùi trong và bắp chân luôn trong trạng thái tê bì, không cảm thấy đau khi sờ, véo.

Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tư thế chính xác: Nếu bạn thực hiện trị liệu tại trung tâm y tế, bạn có thể nhận được sự trợ giúp từ chuyên gia và các loại máy tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn luyện tập tại nhà thì cần hết sức chú ý đến tư thế và động tác. Vì dù chỉ là một sai lầm nhỏ nhưng nó cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Tránh các bài tập gây đau: Mục đích chính của việc trị liệu này là làm thuyên giảm các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu các bài tập khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy liên lạc ngay với bác sĩ điều trị và xin tư vấn.
  • Tịnh tiến cường độ bài tập: “Dục tốc thì bất đạt”, luyện tập luôn cần thời gian để bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi đáng kể. Bạn nên bắt đầu bằng các bài tập trị liệu ở mức độ nhẹ và dễ thực hiện. Cũng không nên quá gắng sức, mỗi lần tập chỉ cần duy trì trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Tắm nước ấm sau khi tập: Tác dụng của các bài tập sẽ được gia tăng thêm nếu bạn kết hợp với tắm nước ấm sau đó. Nước ấm không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn thư giãn và thả lỏng tối đa cho cơ bắp.
  • Kết hợp với các phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm khác: Tùy vào thể trạng và mức độ của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh nên áp dụng kết hợp với vật lý trị liệu để tăng hiệu quả chữa trị.

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị cần thiết khi người bệnh gặp vấn đề xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng phương pháp này sẽ không thể hiệu quả nếu chỉ áp dụng đơn lẻ. Thậm chí có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh áp dụng không theo lộ trình hoặc tự thực hiện tại nhà.

4.7/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?