Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là bệnh gì? Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là như thế nào? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời chính xác cho các câu hỏi trên thông qua ý kiến của các chuyên gia. Bạn đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng về căn bệnh thường gặp này. 

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là tình trạng nhân nhầy bên trong bao xơ đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài, gây chèn ép lên dây thần kinh và các đốt sống. Tình trạng này khiến đĩa đệm bị lồi ra bên ngoài dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì.

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Thoát vị đĩa đệm trung tâm được chia thành 3 dạng khác nhau bao gồm:

  • Thoát vị giữa: Khối thoát vị xuất hiện ở giữa hai đốt sống, gây chèn ép tủy sống, ống sống và không chèn ép các dây thần kinh.
  • Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái: Khối thoát vị xảy ra ở bên trái so với trung tâm và gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh xung quanh. Cột sống thắt lưng được cấu tạo bởi nhiều đốt sống nhưng dễ tổn thương nhất là L4 L5 S1. Thể lệch trái là L5 S1 hoặc L4 l5 lệch sang bên trái từ 3 – 8mm. Lệch khoảng 3 – 6mm là tình trạng thường gặp, lệch 7 – 8mm là tình trạng nặng. 
  • Thoát vị thể trung tâm lệch phải: Khối thoát vị xuất hiện ở phía bên phải so với trung tâm và gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Cũng giống như thể trung tâm lệch trái, tình trạng lệch phải là khi đĩa đệm lệch sang phía bên phải từ 3 – 8mm. 

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Đối tượng mắc bệnh không chỉ ở người già, người trung niên mà có xu hướng ngày càng trẻ hóa. 

Nguyên nhân, triệu chứng thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Thoát vị đĩa đệm trung tâm có thể xảy do nguyên nhân đến từ việc lão hóa ở người lớn tuổi, chấn thương từ bên ngoài hoặc do lối sống thiếu lành mạnh. Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh bao gồm:

  • Chấn thương: Khi tác động cơ học mạnh, bao xơ có thể bị nứt rách khiến nhân nhầy thoát ra khỏi bệnh ngoài. Bệnh thường tiến triển nhanh, khởi phát đột ngột và gây đau nhức dữ dội.
  • Thói quen sinh hoạt, lao động: Thói quen sinh hoạt lao động thiếu khoa học có thể gây ra các vấn đề về cột sống. Chẳng hạn, thói quen ngồi lâu một chỗ, tư thế nằm ngồi sai lệch hoặc mang vác vật nặng trong một thời gian dài sẽ gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. 
  • Tuổi tác: Khi tuổi tác cao, xương khớp sẽ dần bị lão hóa. Quá trình này khiến các đĩa đệm, đốt sống dần suy yếu theo thời gian. Chính vì vậy, khi tuổi tác càng cao, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn. 
  • Các bệnh lý về xương khớp: Đĩa đệm bị nứt rách, hư tổn có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh lý viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lao cột sống loãng xương, tiểu đường… 
  • Một số nguyên nhân khác: Bạn có thể mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm do yếu tố di truyền, lười vận động, cấu trúc cột sống bất thường, thừa cân béo phì, cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho xương khớp. 

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm không có tính đồng nhất. Triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc và từng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là tình trạng đau nhức ở khu vực bị tổn thương. Cơn đau âm ỉ, dữ dội và sẽ tái phát mỗi khi bạn vận động mạnh, khuân vác nặng. 
  • Theo thời gian, các cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn đến mức ho và hắt hơi cũng khiến bạn đau dữ dội. Cơn đau từ từ sẽ lan dần ra khu vực xung quanh như mông, tay, chân, thắt lưng…
Bệnh gây nên triệu chứng đau vùng lưng và các khu vực xung quanh
Bệnh gây nên triệu chứng đau vùng lưng và các khu vực xung quanh
  • Tình trạng yếu cơ, tê bì sẽ xuất hiện khi bệnh diễn biến nặng hơn. Người bệnh sẽ khó có thể cầm nắm một vật trong thời gian dài do tay chân càng yếu đi. Dấu hiệu tê bì không dứt kéo dài cả ngày lẫn đêm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. 
  • Thoát vị thể trung tâm lệch trái sẽ gây gây đau chân tay bên trái. Thoát vị lệch phải sẽ gây ra cơn đau ở các bộ phận bên phải. 

Khi bệnh nặng hơn, các cơn đau sẽ bùng phát mạnh mẽ và kéo dài dai dẳng. Thậm chí, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bại liệt, không thể vận động đi lại. 

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là một bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan. Vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Chưa kể đến trường hợp thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động, đi lại và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. 

Theo đó, căn bệnh này có thể để lại những biến chứng như:

  • Đau mỏi vai gáy: Đây là một hội chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm. Bệnh lý này khiến cấu trúc của cột sống mất ổn định gây chèn ép lên rễ thần kinh, cơ bắp và các mô mềm xung quanh gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy. 
  • Đau thần kinh tọa: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép lên dây thần kinh chạy dài từ đốt sống lưng đến hông, đùi, chân. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng ran, tê bì, rối loạn cảm giác, yếu cơ, liệt chi và giảm khả năng vận động.
  • Một số biến chứng khác: Bệnh lý này còn gây ra một số biến chứng khác như thiểu năng tuần hoàn máu, teo cơ, hội chứng chùm đuôi ngựa, cong vẹo cột sống và có thể khiến người bệnh bị tàn phế vĩnh viễn. 

Vì vậy, khi bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài và lặp lại thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện để chụp X quang, MRI và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. 

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm có thể được điều trị bằng nhiêu phương thức khác nhau. Tuy nhiên các phương pháp điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì. 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y với mục đích giúp giảm đau, giảm các triệu chứng và ổn định cấu trúc cột sống. Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Nhằm cải thiện các cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Trong trường hợp bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc giảm đau gây nghiện opioid. 
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Khi bị đau nhức do chèn ép dây thần kinh, người bệnh sẽ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Pregabalin và Gabapentin… Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm đau nhức rất mạnh.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau do co thắt cơ quá mức. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định liều lượng, thời gian của bác sĩ yêu cầu. 
Có nhiều loại thuốc Tây được sử dụng để chữa thoát vị đĩa đệm
Có nhiều loại thuốc Tây được sử dụng để chữa thoát vị đĩa đệm
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Các thuốc này có tác dụng phục hồi các mô sụn, làm chậm quá trình lão hóa ở các khớp
  • Tiêm thuốc corticoid: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticoid quanh rễ thần kinh hoặc tiêm ngoài màng cứng. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm. 

Sử dụng thuốc Tây y một thời gian thường có nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và uống thuốc đúng liều lượng. 

Chữa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm bằng Đông y

Theo quan niệm Đông y, bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm xảy ra do phong hàn tà thấp xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó là tình trạng khí huyết ứ trệ, máu không thể lưu thông gây nên tình trạng đau nhức. 

Nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Đông y là loại bỏ các triệu chứng của bệnh, kích thích khí huyết lưu thông và cân bằng âm dương trong cơ thể. Đồng thời, bài thuốc sẽ giúp bồi bổ khí huyết và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Bài thuốc số 1: Đỗ trọng và cao quy bản mỗi vị 3g, sơn thù 15g, thục địa 12g, tang ký sinh 9g, cao ban long 6g, cỏ xước 9g. Người bệnh sắc các nguyên liệu trên trong bình và uống mỗi ngày 3 thang thuốc. 
  • Bài thuốc số 2: Cao ban long và thục địa mỗi vị 12g, thỏ ty tử 9g, đương quy 8g, hoài sơn 3g, kỷ tử 10g, tục đoạn 9g. Người bệnh sắc một thang thuốc trên cùng với 6 bát nước và uống đều đặn mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 3: Hạn liên thảo, mộc qua và nữ trinh tử mỗi vị 9g, bạch truật và phục linh mỗi vị 12g, lạc thạch đằng 8g. Bạn cho thuốc vào bình sắc cùng 730ml nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi thuốc còn 1 bát thì lấy uống. 

Khi lựa chọn điều trị bằng thuốc Đông y, bệnh nhân phải kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài, không được bỏ giữa chừng. Bên cạnh đó, vị thuốc Đông y thường rất khó uống và mất thời gian để chuẩn bị. 

Mẹo dân gian chữa trị tại nhà

Để tiết kiệm chi phí điều trị, nhiều bệnh nhân lựa chọn phương thức trị bệnh ngày tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Theo nghiên cứu, các thảo dược tự nhiên cũng có nhiều công dụng trị đau nhức xương khớp.

Gạo lứt

Gạo lứt là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ít ai biết rằng gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp phục hồi xương khớp bị tổn thương và duy trì sự chắc khỏe cho hệ thống sụn khớp. 

[pr_middle_post]

Gạo lứt có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Gạo lứt có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy một nắm gạo lứt vo sạch và để cho ráo nước.
  • Sau khi gạo ráo nước, bạn tiến hành rang gạo.
  • Rang trên lửa nhỏ đều tay, khi hạt gạo sậm lại có mùi thơm là được.
  • Bạn cho gạo vào rổ, có lót sẵn miếng vải sạch bên trong rồi phủ kín hết gạo.
  • Đợi gạo nguội, bạn cho gạo ra hũ và đậy kín nắp lại.
  • Mỗi ngày, bạn lấy vài muỗng gạo rang pha với nước giống như pha trà. 

Chìa vôi

Chìa vôi là một trong những dược liệu quý trong Đông y còn được gọi là dây đau xương. Chìa vôi khi đi vào cơ thể có khả năng kháng khuẩn, giải độc và đả thông kinh mạch. Bên cạnh đó, chìa vôi cũng có một số hoạt chất có khả năng cải thiện bệnh lý xương khớp như vitamin C, caroten…

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 200g lá chìa vôi và một ít muối trắng.
  • Bạn rửa sạch chìa vôi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. 
  • Cho chìa vôi lên chảo rang nóng với muối rồi cho vào miếng vải bọc lại.
  • Đắp hỗn hợp trên lên vùng bị đau nhức. Khi nguội thì bạn nên rang lại rồi tiếp tục đắp. 

Cây mần ri

Theo ghi chép của y học cổ truyền, cây mần ri có tính ấm và có tác dụng đẩy lùi tình trạng co cứng, giảm tổn thương ở cột sống. Chính vì vậy, người ta sử dụng cây mần ri như là một loại thuốc hữu hiệu điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 100g cây mần ri hoa trắng.
  • Bạn mang cây đi rửa sạch rồi phơi cho khô lại.
  • Bạn cho dược liệu lên ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ, sau khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Bạn chắt lấy nước thuốc và chia nước thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần chỉ nên sử dụng khoảng 200ml và uống không quá 5 lần mỗi ngày. 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm trung tâm tại nhà chỉ nên áp dụng cho tình trạng nhẹ. Khi bệnh đã xảy ra các biến chứng, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà vì rất nguy hiểm. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được tiến hành khi các phương thức khác không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng được chỉ định khi bao xơ đã bị nứt rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát vị di trú, xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh nặng. 

Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm di trú, thay đĩa đệm nhân tạo và cắt gai xương, chỉnh hình cột sống. 

Mục tiêu chính của phương pháp phẫu thuật là loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị, cải thiện khả năng vận động và bảo tồn được các rễ thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại một vài rủi ro trong và sau khi thực hiện. Hơn nữa, phẫu thuật có nguy cơ tái phát 1% trong năm đầu tiên và khoảng 4% trong 10 năm tiếp theo ngay tại vị trí cũ. 

Điều trị bằng phương pháp bảo tồn

Đối với thoát vị đĩa đệm thể trung tâm mới phát, người bệnh có thể điều trị bằng một số phương pháp bảo tồn như:

  • Sử dụng laser: Kỹ thuật này thực hiện bằng cách sử dụng laser đốt một lượng nhân nhầy nhỏ trong đĩa đệ.Từ đó hạn chế nứt rách bao xơ, chèn ép lên rễ thần kinh và các cơ quan xung quanh. 
  • Sóng radio: Sử dụng sóng radio để đưa lượng nhân nhầy trở về vị trí ban đầu. Kỹ thuật này giúp ổn định cấu trúc cột sống, giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh và ngăn ngừa đĩa đệm thoát ra bên ngoài. 
  • Sử dụng tế bào gốc: Bác sĩ sẽ sử dụng tế bào gốc từ mô mỡ ở vùng bụng của bệnh nhân để chiết tách thành tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Sau đó, bác sĩ lấy máu của bệnh nhân để chiết tách lấy huyết tương giàu tiểu cầu. Cuối cùng tiêm vào đĩa đệm để phục hồi các bao xơ bị tổn thương. 

Lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là căn bệnh mãn tính khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi để điều trị kịp thời. Song song đó, bệnh nhân nên xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh:

  • Người bệnh có thể áp dụng một số kỹ thuật vật lý trị liệu nhằm giảm đau nhức như chườm nóng lạnh, vận động trị liệu, xoa bóp để giảm đau và hạn chế lạm dụng thuốc. 
  • Nếu người bệnh bị béo phì thì nên có chế độ giảm cân khoa học. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực của cơ thể lên cột sống và đẩy lùi tình trạng lão hóa.
  • Tập luyện thể dục với các bác sĩ chuyên môn để giảm đau nhức, cải thiện cấu trúc cột sống, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp. 
  • Từ bỏ các thói quen xấu như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, lao động quá sức, mang vác vật nặng thường xuyên, ngồi sai tư thế…
  • Giảm thiểu các chấn thương cột sống bằng cách tập luyện thể dục thể thao đúng cách, lao động vừa phải. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhằm bổ sung đủ dưỡng chất cho xương khớp và cơ thể. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại đậu, thực phẩm chứa nhiều canxi để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
  • Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về việc sử dụng một số thực phẩm chức năng để cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ xương khớp. 

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là một căn bệnh xương khớp thường gặp. Như đã biết, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám tình trạng xương khớp của mình để kịp thời phát hiện bệnh lý và điều trị đúng cách.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?