Phương pháp chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mau chóng hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như thế nào để mau chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời tránh được các biến chứng nguy hiểm thì không phải ai cũng biết. Chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp và tìm hiểu thông tin là cách tốt nhất để chăm sóc đúng cách. 

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người mắc. Bệnh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu và khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Các biện pháp chăm sóc người bệnh sau khi mắc, khi nằm viện hoặc tại nhà chiếm một vị trí quan trọng. Chăm sóc đúng cách giúp người bệnh mau chóng phục hồi, tránh biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân tại viện

Khi bệnh nhân nhập viện điều trị, việc chăm sóc sẽ có tác dụng hỗ trợ để kết hợp với chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Quá trình chăm sóc cần chú ý đến những thay đổi trong tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào người nhà cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị và hỗ trợ cần thiết.

Ngoài ra người chăm sóc nên thường xuyên trò chuyện, động viên để người bệnh có tinh thần tốt, tránh áp lực. Tinh thần thoải mái là điều kiện cần thiết để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn, người bệnh mau chóng bình phục.

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại viện nếu thấy bất thường cần báo ngay cho bác sĩ
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại viện nếu thấy bất thường cần báo ngay cho bác sĩ

Dưới đây là những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm tại viện.

  • Thời gian 1 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật tại viện: Người bệnh nên nằm, hạn chế việc vận động, không vặn người hoặc đi lại ngay sau khi phẫu thuật.
  • Trong ngày thứ 2: Việc đại tiểu tiện cần người thân hỗ trợ và chăm sóc.
  • Trong ngày thứ 3: Người thân nên hỗ trợ bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng, vận động nhẹ nhàng. 
  • Từ ngày thứ 4 trở đi: Người bệnh tiếp tục đi lại nhẹ nhàng nhưng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế.

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại nhà

Sau phẫu thuật, khi được bác sĩ cho về nhà, bệnh nhân cần một chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý nhất. Người thân cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, cũng cần hỗ trợ người bệnh tập vật lý trị liệu để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Ngoài ra người bệnh có thể phải đeo nẹp tại cổ hoặc vùng thắt lưng để tránh áp lực lên vùng cột sống. Người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân trong thời gian này. Việc đeo đai thoát vị đĩa đệm có thể được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng.

Đây là giai đoạn chăm sóc sức khỏe đặc biệt quan trọng, người bệnh cần được hỗ trợ đầy đủ về nhiều mặt. Đặc biệt nên tránh việc lao động nặng, đi lại quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị tổn thương.

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nằm 1 chỗ

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng hoặc thời kỳ đầu tiên sau phẫu thuật cần phải nằm 1 chỗ để đĩa đệm trở về vị trí ổn định. Quá trình chăm sóc người bệnh giai đoạn này bên cạnh việc hỗ trợ mọi hoạt động cá nhân còn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi

Một số loại thực phẩm nên tăng cường trong khẩu phần ăn của người bệnh bao gồm:

  • Thực phẩm giàu canxi: Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho xương khớp. Nhóm thực phẩm có tác dụng hỗ trợ tái tạo phần sụn khớp bị tổn thương bởi bệnh. Các thực phẩm này bao gồm các sản phẩm từ sữa. Một số loại rau như cải bó xôi, cải xoăn, đậu. 
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D đóng vai trò trong việc chuyển hóa canxi. Nhờ đó giúp cơ thể có thể bổ sung lượng canxi cần thiết. Các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá và nội tạng.
  • Thực phẩm có chất Chondroitin và Glucosamine: Đây là 2 thành phần có chức năng tái tạo phần sụn và xương bị tổn thương. Thành phần này có trong xương ống hay xương sườn của động vật. Vì thế hãy chú ý bổ sung các thực phẩm này.

Ngoài ra, thực đơn dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng hoàn toàn các chất kích thích. Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia còn ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu hóa của người bệnh. Người bệnh cũng nên lưu ý, không nằm 1 chỗ quá lâu. Thay vào đó nên đi lại một cách nhẹ nhàng để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp phục hồi chức năng

Chăm sóc bệnh nhân khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ các biện pháp hồi phục chức năng là phương pháp hỗ trợ quan trọng. Phương pháp này giúp cơ xương khớp vận hành linh hoạt, dễ dàng hơn.

Người bệnh có thể thực hiện liệu pháp kéo giãn cột sống, nhiệt trị liệu hoặc Chiropractic. Quá trình thực hiện các phương pháp này người bệnh cần kiên trì, không bỏ dở liệu pháp điều trị giữa chừng thì mới đạt hiệu quả.

Phương pháp kéo giãn cột sống

Phương pháp kéo giãn cột sống giúp cân bằng hệ thống dây chằng
Phương pháp kéo giãn cột sống giúp cân bằng hệ thống dây chằng

Đây là phương pháp điều trị được hỗ trợ bằng máy kéo giãn tự động. Người bệnh sẽ thực hiện kéo giãn liên tục hoặc ngắt quãng. Biện pháp này sẽ giúp khôi phục cân bằng của hệ thống dây chằng.

Đây cũng là phương pháp giúp hồi phục các chức năng của thoát vị đĩa đệm. Biện pháp giúp giảm đau do giãn cơ hoặc do nội đĩa đệm. Nhờ đó, cơ thể được tăng khả năng vận động, giảm biến chứng do bệnh lý xương khớp.

Phương pháp nhiệt trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt để tác động vào các vị trí bị tổn thương. Nhiệt sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả. Dụng cụ sử dụng bao gồm túi chườm nóng, chiều hồng ngoại hoặc đắp paraffin 450 độ C. Thông thường nên chườm nóng khoảng 30 phút để có hiệu quả.

Theo nghiên cứu thì nhiệt trị liệu là phương pháp giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện, nhiệt nóng sẽ được kích thích và dẫn truyền theo các sợi thần kinh. Do đó sẽ làm thư giãn cơ, giảm đau hiệu quả.

Phương pháp Chiropractic

Đây là phương pháp dùng tay để chỉnh phần cột sống. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp có thể áp dụng để điều chỉnh các sai lệch nhỏ trên cột sống. Nhờ đó, một số dây thần kinh nhỏ bị chèn ép được giải phóng. Phương pháp còn có tác dụng giảm đau và kích thích lưu thông máu. 

Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có uy tín về chữa trị bằng phương pháp Chiropratic để thực hiện. Tránh việc tự ý thực hiện tại nhà sai kỹ thuật gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.

Phương pháp Chiropractic là phương pháp hiệu quả trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Phương pháp Chiropractic là phương pháp hiệu quả trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Một số vấn đề lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Để bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhanh chóng hồi phục, trong quá trình chăm sóc, người nhà cũng cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Trong thời điểm mới xuất viện, bệnh nhân nên dùng loại ghế có lưng tựa. Loại ghế này sẽ hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất, có thể tựa lưng nghỉ ngơi khi cần thiết.
  • Người nhà nên lưu ý không để người bệnh nằm võng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đĩa đệm và cột sống.
  • Người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân xoay người, vặn mình và trong quá trình đi lại, vận động, không để ảnh hưởng tới bệnh.
  • Sau thời gian phẫu thuật nên khuyến khích bệnh nhân đi lại, vận động nhẹ nhàng. Người bệnh không nên nằm quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới cột sống. 
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh.
  • Trò chuyện cởi mở giúp tinh thần người bệnh thoải mái nhất, hỗ trợ điều trị nhanh chóng.
  • Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan tới sức khỏe, bệnh nhân cần được đưa tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời.

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, giúp phục hồi chức năng là biện pháp cần được thực hiện lâu dài. Quá trình chăm sóc cần có sự kiên trì và hiểu biết cần thiết mới có thể đạt hiệu quả. Vì vậy việc trang bị và bổ sung kiến thức về căn bệnh này cần được thực hiện ngay. Hy vọng thông qua những kiến thức về vấn đề chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trong bài viết, bạn đọc đã có được những thông tin bổ ích nhất.

4.7/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?