Áp Xe Amidan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Áp xe amidan là biến chứng dễ gặp khi người bệnh chủ quan trong điều trị viêm amidan. Tình trạng nhiễm khuẩn nặng có thể khiến người bệnh dễ gặp những bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, sốt thấp khớp…đe dọa đến tính mạng. Để nhận biết được triệu chứng cũng như cách xử lý khi bị áp xe amidan, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Áp xe amidan là gì? Có nguy hiểm không?

Áp xe amidan tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng nhất khi bị viêm amidan. Đây là một biến chứng xuất phát từ việc điều trị amidan không dứt điểm. Do đó, vi khuẩn ngày càng sinh sôi và phát triển tạo thành ổ nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Viêm amidan phổ biến nhất ở trẻ em nhưng thanh thiếu niên và người trưởng thành lại chiếm tỷ lệ khá cao với biến chứng này. Nguyên nhân chủ yếu là do không nhận thức được mức độ ảnh hưởng của viêm amidan đến sức khỏe và chủ quan trong điều trị.

Áp xe amidan
Áp xe amidan là tình trạng nhiễm trùng nặng

Áp xe amidan rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chẳng hạn như:

  • Tắc nghẽn đường thở
  • Nhiễm trùng huyết 
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Sốt thấp khớp
  • Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng ở lớp lót bên trong của tim)
  • Nhiễm trùng ở các cơ quan kế cận như cổ, hàm, ngực, khối mô bên dưới xương ức

Khi người bệnh không được điều trị kịp thời, các biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Nhất là tình trạng tắc nghẽn đường thở, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…thường diễn tiến rất nhanh.

Nguyên nhân gây áp xe amidan 

Nguyên nhân chủ yếu gây áp xe amidan là do vi khuẩn gây viêm amidan. Phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus hay còn được gọi là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Loại vi khuẩn này sinh sôi và phát triển rất nhanh. 

Liên cầu khuẩn phát triển và gây biến chứng rất nhanh
Liên cầu khuẩn phát triển và gây biến chứng rất nhanh

Chỉ trong khoảng 2 – 4 tuần là chúng có thể lan khắp cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là sốt thấp khớp và viêm màng tim. Cùng với sự xuất hiện của Streptococcus là các vi khuẩn kỵ khí. Chúng có thể phát triển trong môi trường không có không khí, xâm nhập vào các khe hốc của amidan và tạo thành ổ viêm nhiễm.

Nếu người bị viêm amidan có thêm các yếu tố như nhiễm trùng răng, viêm nướu, viêm nha chu, bị bệnh bạch cầu đơn nhân, hút thuốc lá… thì nguy cơ bị áp xe amidan sẽ cao hơn.

Triệu chứng bệnh thường gặp

Áp xe amidan có tất cả các biểu hiện của viêm amidan thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường biểu hiện nghiêm trọng hơn:

Người bệnh có tất cả các triệu chứng của viêm amidan nhưng mủ xuất hiện nhiều
Người bệnh có tất cả các triệu chứng của viêm amidan nhưng mủ xuất hiện nhiều
  • Amidan thường bị áp xe một bên nên triệu chứng sưng, đau cũng chỉ biểu hiện ở một bên.
  • Hạch bạch huyết ở cổ sưng cho thấy các tế bào miễn dịch đang làm việc quá sức.
  • Người bệnh cảm thấy họng đau buốt, khó nuốt, vướng víu, giọng nói thay đổi, amidan chảy mủ, miệng hôi.
  • Sốt là dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng, khi cơ thể tăng nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh có thể bị sốt nóng hầm hập hoặc ớn lạnh.
  • Một vài người bệnh cảm thấy tai bị đau cùng với bên bị áp xe.

Áp xe amidan chỉ phát triển ở những người bệnh có tiền sử bị viêm amidan cấp hoặc mãn tính, viêm amidan hốc mủ. Do đó, nếu bạn từng bị viêm amidan và thấy các triệu chứng cảnh báo biến chứng này thì hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay.

Cách điều trị áp xe amidan tốt nhất

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn nặng nhất nên cần điều trị ngay bằng các biện pháp chuyên sâu. Người bệnh tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian để chữa bệnh tại nhà.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Trong tây y, bác sĩ sẽ điều trị nội khoa trước tiên. Bệnh nhân được sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn. Penicillin là loại kháng sinh phổ biến nhất trong trường hợp này. Bên cạnh đó, bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm…tùy theo triệu chứng đi kèm.

Tuy nhiên, có rất nhiều người bệnh bị dị ứng với Penicillin. Dấu hiệu để nhận biết là nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban khắp người, cảm giác khó thở, tức ngực tăng dần. Nếu bạn gặp các phản ứng này thì cần liên hệ với bác sĩ để đổi đơn thuốc ngay. Tuyệt đối không tự khắc phục tại nhà vì dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.

Dùng thuốc tây y giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng bệnh dễ tái phát
Dùng thuốc tây y có khả năng gây dị ứng

Điều trị áp xe amidan bằng thủ thuật ngoại khoa

Nếu tình trạng áp xe không thuyên giảm nghĩa là thuốc điều trị không đem lại hiệu quả tốt. Người bệnh sẽ phải thực hiện thủ thuật ngoại khoa là chích rạch áp xe amidan. Thủ thuật này sẽ giúp dẫn lưu mủ để hỗ trợ hệ thống hô hấp của người bệnh.

Trong trường hợp áp xe amidan có thể gây biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị cắt amidan để loại bỏ ổ viêm hoàn toàn. Việc cắt amidan được chỉ định trong những trường hợp cụ thể và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bệnh nhân cần cân nhắc kỹ càng và thực hiện xét nghiệm y tế đầy đủ.

Chích rạch áp xe amidan

Trước khi tiến hành kỹ thuật này người bệnh sẽ được gây tê ở khoang miệng hoặc gây tê ở vùng bị amidan. Một số trường hợp có thể cần tiêm thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau ở tĩnh mạch.
Có 2 phương pháp chích rạch, tùy vào kích thước và ổ mủ mà bác sĩ cũng như người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp:

  • Dùng tiêm chọc vào ổ mủ sau đó rút mủ và ống tiêm ra ngoài.
  • Dùng dao mổ đã vô trùng để rạch một đường tại ổ mũi, đẩy lùi dịch nhầy ra bên ngoài.

Cắt amidan

Các thủ thuật cắt amidan hiện nay thường được thực hiện với các máy móc, thiết bị hiện đại nên khá an toàn. Thời gian thực hiện kỹ thuật này khoảng 45 – 60 phút và người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi từ 4 – 6 tiếng là có thể xuất viện.

Phẫu thuật cắt amidan tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm
Phẫu thuật cắt amidan tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm

Sau khi xuất viện, người bệnh cần lưu ý chăm sóc vết mổ để nó không bị tổn thương, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn cơ sở uy tín, đầy đủ trang thiết bị để việc điều trị diễn ra thuận lợi, tránh những rủi ro không đáng có.

Biện pháp phòng tránh áp xe amidan hiệu quả

Để phòng tránh áp xe amidan cũng như các biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại, người bệnh cần lưu ý:

  • Chủ động điều trị dứt điểm viêm amidan ở giai đoạn cấp, tuyệt đối không ủ bệnh.
  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong suốt quá trình bị viêm amidan.
  • Dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, vừa diệt khuẩn vừa giảm sưng đau họng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm nâng cao sức đề kháng như vitamin C, E, Selen, Kẽm…
  • Thường xuyên tập luyện để tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia – nguyên nhân gây áp xe và tiến triển đến ung thư amidan.

Áp xe amidan gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây không phải là bệnh lý mà người bệnh có thể chủ quan trong điều trị. Do đó, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh.

XEM THÊM:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?