Bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không? 4 lưu ý cần nhớ

Trứng vịt lộn là một món ăn phổ biến tại Việt Nam và được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ có hương vị thơm ngon, trứng vịt lộn còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe con người. Tuy nhiên tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn trứng lộn như thế nào cho đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này.

Người bị bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt lộn là một món ăn được xếp vào hàng “đặc sản” của Việt Nam. Trứng vịt lộn thường được rất nhiều người sử dụng làm bữa sáng vì nó rất giàu dưỡng chất lại có giá cả hợp lý.

Trong thành phần dinh dưỡng của một quả trứng vịt lộ có chứa tới 182 kcal, 13,6g protein, 12.4g lipit, 212 g photpho, 82mg canxi, 600mg cholesterol. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có chứa rất nhiều beta carotena, sắt, cùng nhiều vitamin nhóm A, B, C,…

Trứng lộn có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người
Trứng lộn có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người

Mặc dù trứng vịt lộn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thế nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lại càng phải cẩn thận. Vậy người bị bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?

Với thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?”, các chuyên gia khuyên người bệnh không nên sử dụng loại thực phẩm này quá thường xuyên. Nhất là đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, suy thận,… Người bị bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường ăn trứng vịt lộn sẽ dễ làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch và đột quỵ.

Người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?
Người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?

Tương tự như trứng vịt lộn, trứng cút lộn cũng được khuyên là không nên sử dụng nhiều cho bệnh nhân bị tiểu đường. Nếu muốn ăn, bạn cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu của mình.

Tiểu đường thai kỳ có ăn được trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt lộn cũng được xem là món ăn “khoái khẩu” của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên đối với những người bị tiểu đường thai kỳ, món ăn này không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. Bởi phụ nữ mang thai bị đái tháo đường nếu sử dụng trứng lộn sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Do đó cũng giống như những người bệnh tiểu đường khác, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Liều lượng cho phép đối với tường hợp này là dùng khoảng 2 quả trứng vịt lộn/tháng, còn nếu kiêng được thì càng tốt.

Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không được ăn trứng lộn cùng với rau răm. Bởi loại rau này sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, chảy máu. Do đó phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại thực phẩm này.

[pr_middle_post]

Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2 quả trứng lộn trong một tháng
Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2 quả trứng lộn trong một tháng

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn người bệnh cần ghi nhớ

Người bị bệnh tiểu đường không cần phải ăn uống quá kiêng khem. Đối với loại thực phẩm là trứng vịt lộn, người bệnh vẫn có thể sử dụng, tuy nhiên cần sử dụng theo đúng quy cách như sau:

  • Lưu ý về liều lượng sử dụng 

Các chuyên gia cho biết, đối với người khỏe mạnh bình thường, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 quả trứng vịt lộn/tuần. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh đái tháo đường, bạn không nên sử dụng quá 2 quả/tháng. Đối với trẻ em trên 5 tuổi cũng chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn nửa quả trứng là đủ.

Bởi trong thành phần dinh dưỡng của trứng vịt lộn có chứa ến 600mg cholesterol, nếu bạn ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc ăn quá thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Điều này gây ra tình trạng dư thừa đạm và protein chất, hàm lượng cholesterol tăng cao, gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, gout, gan nhiễm mỡ và tiểu đường,…

Ngoài ra, trong trứng vịt lộn cũng có rất nhiều vitamin A, nếu ăn quá thường xuyên sẽ gây ra tình trạng tích tụ vitamin dưới da và gan, gây vàng da và ảnh hưởng đến việc hình thành xương.

  • Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng

Cũng bởi trứng vịt lộn chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên khi tiêu thụ quá mức sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người bệnh nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối để tránh gây cảm giác khó chịu.

  • Nên ăn trứng vịt lộ cùng rau răm

Ngoại trừ phụ nữ mang thai ra thì những người bình thường nên ăn trứng vịt lộn kèm với gừng và rau răm. Theo Đông y, rau răm là loại dược liệu có vị cay nông, tính ấm, mùi thơm hắc, giúp làm ấm bụng, chống lạnh lụng, đầy hơi và giúp sát trùng hiệu quả. Khi ăn kèm với trứng lộn sẽ giúp làm giảm cảm giác chướng bụng khó chịu.

  • Có thể ăn trứng gà thay thế

Không giống với trứng vịt lộn, trứng gà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ. Theo đó, người bị bệnh tiểu đường khi ăn nhiều trứng gà cũng không làm ăn lượng cholesterol và không tăng đường huyết trong máu. Vì thế bệnh nhân có thể sử dụng loại thực phẩm này mỗi ngày mà không sợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?”. Người bệnh tiểu đường không cần kiêng khem tuyệt đối và vẫn có thể thêm trứng vào chế độ ăn của mình. Thay vào đó bạn nên chú ý đến cách ăn và lượng trứng sẽ nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng. Do đó bạn cần tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?