Bệnh tiểu đường và giải pháp ổn định đường huyết từ bài thuốc thảo dược của Trung tâm Đông y Việt Nam

Bệnh tiểu đường được biết tới là 1 trong 4 “đại dịch” của thế giới hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số người mắc tiểu đường năm 2014 lên đến 422 triệu người, gấp 4 lần so với năm 1980. Số người chết do tiểu đường gấp 3 lần do HIV/AIDS và gấp 10 lần do sốt rét. Bệnh này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy bất kỳ ai cũng cần cảnh giác và tìm hiểu rõ về bệnh để phòng ngừa và xử trí đúng cách khi mắc phải.

Tiểu đường là gì? Bệnh có lây không?

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến hiện nay. Khi mắc bệnh, cơ thể mất đi khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin bình thường. Insulin là một hormone được tiết ra nhằm giúp glucose được hấp thu vào đường ruột, đưa đến các tế bào trở thành năng lượng cho cơ thể.

Nếu quá trình hấp thu đường gặp trục trặc, glucose không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ tồn đọng nhiều trong máu. Lượng đường trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép được gọi là bệnh tiểu đường.

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi, trong đó những đối tượng dễ mắc phải nhất là:

  • Người thừa cân, béo phì, người béo bụng.
  • Người trên 40 tuổi.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh: Huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, tăng axit uric trong máu, gout.
  • Người có anh chị em ruột hoặc bố mẹ bị đái tháo đường.
  • Người rối loạn dung nạp glucose hoặc tăng đường máu lúc đói.
  • Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con trên 4kg.
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam – VINACARE: “Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm. Bệnh không xuất phát do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm… nên không lây truyền. Căn bệnh này cũng không lây qua đường sinh dục hoặc đường ăn uống như nhiều người vẫn nghĩ”.

Bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có tính di truyền
Bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có tính di truyền

Mặc dù tiểu đường không lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh nhưng có thể di truyền. Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 do di truyền cao hơn nhiều so với các nguyên nhân bên ngoài. Theo đó, nếu cả bố và mẹ trẻ hơn 50 tuổi đều bị bệnh, trẻ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 50%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ di truyền cho con là 14%.

Các dạng bệnh tiểu đường thường gặp

Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại: Tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường tuýp 1: 

Xuất hiện khi tuyến tụy không thể sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin. Do đó đường không được chuyển hóa vào tế bào mà tích tụ lại trong máu. Bệnh thường gặp ở trẻ em, vị thành niên và người dưới 30 tuổi.

  • Tiểu đường tuýp 2: 

Là dạng bệnh đái tháo đường phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng đường không được chuyển hóa tốt. Bệnh thường khởi phát ở người độ tuổi trung niên.

  • Tiểu đường thai kỳ: 

Là tình trạng tiểu đường xảy ra trong giai đoạn đang mang thai, trước đó bệnh nhân chưa từng mắc phải. Bệnh diễn ra trong thời gian ngắn nhưng sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường cho thai nhi và chính phụ nữ sau này.

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Thai nhi phát triển quá mức phải sinh mổ, tăng nguy cơ béo phì cho trẻ sau khi sinh, tăng nguy cơ tử vong cho trẻ trước hoặc sau sinh, tăng nguy cơ tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ những lần kế tiếp.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường 

Về bản chất, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể không diễn ra bình thường. Vấn đề có thể do thiếu insulin, insulin hoạt động không hiệu quả hoặc insulin không thể xử lý được lượng đường quá lớn. Do đó glucose không được hấp thu vào các tế bào và vẫn còn trong máu khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao.

Mỗi loại tiểu đường sẽ có những nguyên nhân riêng biệt, cụ thể là:

Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây ra dạng bệnh này đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các chuyên gia đưa ra một số giả thuyết:

  • Các tế bào có chức năng sản xuất insulin bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch khiến cơ thể có ít hoặc không có insulin.
  • Do di truyền: Tỷ lệ bệnh trẻ em mắc bệnh ở tuyp 1 nếu cả bố mẹ đều từng bị bệnh tiểu đường tuýp 1 lên đến 30%. Nếu chỉ bố mắc bệnh thì tỉ lệ con bị bệnh là 6%, còn nếu chỉ mắc bệnh thì nguy cơ di truyền là 4%.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2

  • Ít hoạt động thể chất, hay căng thẳng: Lười vận động khiến tuyến tụy phải hoạt động nhiều. Do đó chức năng tuyến tụy suy giảm, quá trình sản sinh insulin cũng bị ảnh hưởng.
  • Béo phì, thừa cân: Lượng calo thừa của cơ thể sẽ thúc đẩy nguy cơ kháng insulin của tế bào.
  • Yếu tố di truyền

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố có lợi cho việc mang thai. Tuy nhiên những kích thích tố này khiến các tế bào kháng insulin tốt hơn. Ngoài ra, nhiều trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cho mẹ bầu sẽ dẫn đến lượng đường còn tồn đọng nhiều trong máu và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

Những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường
Những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường
  • Tiểu nhiều: Lượng đường trong máu tăng cao sẽ được đào thải bớt qua đường bài tiết. Do vậy người bệnh thường đi vệ sinh nhiều lần, có thể mỗi tiếng một lần.
  • Khát nước liên tục: Người bệnh cảm thấy rất khát và uống nước liên tục.
  • Giảm cân đột ngột: Glucose không được chuyển hóa thành năng lượng nên lipid và protid buộc phải thoái hóa để bù năng lượng. Do vậy người bệnh bị sụt cân nhanh chóng.
  • Thị lực giảm: Hình dạng thấu kính mắt bị thay đổi do lượng đường trong máu cao. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mắt bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể mù lòa.

Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Nhiễm nấm âm đạo thường xuyên.
  • Vết thương, vết xước lâu lành.
  • Ngứa da đặc biệt là vùng bẹn và khu vực âm đạo.
  • Khô miệng…

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Lượng đường trong máu tăng cao làm cho máu đặc hơn và gia tăng áp lực lên thành mạch. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Biến chứng tại mắt: Tổn thương mạch máu của võng mạc, suy giảm thị lực, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mù lòa.

Bệnh tim mạch: Bệnh động mạch vành đau thắt ngực, đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Biến chứng ở thận: Suy thận, làm nghiêm trọng bệnh thận khiến bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận…

Biến chứng hệ thần kinh: Đường dư trong máu sẽ gây áp lực cho thành mạch của mao mạch. Dây thần kinh không được mao mạch nuôi dưỡng tốt sẽ gây tê, ngứa, rát, đau ở các đầu ngón chân và tay rồi lan rộng. Biến chứng thần kinh nghiêm trọng có thể mất cảm giác ở chi, rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường
Những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường

Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân tiểu đường nếu bị một vết xước nhỏ sẽ dễ gặp biến chứng nghiêm trọng. Vết thương thường bị nhiễm khuẩn nặng. Nếu không chú ý, nhiễm khuẩn gây hư hỏng không thể chữa trị và cần cắt bỏ chân, tay.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, cứ 1 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong do bệnh tiểu đường, 6 giây trôi qua có 1 bệnh nhân phải cắt cụt chi và 20 giây trôi qua có 1 người bị mù lòa. Vậy bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

  • Theo Hiệp hội Tiểu đường nước Anh, bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 có thể sống trung bình từ 63 – 65 năm, giảm 20 năm so với người bình thường.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thời gian sống dài hơn, chỉ giảm từ 5 – 10 năm so với người bình thường.

Thực tế số năm sống của người bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Nếu kiểm soát tốt các bệnh kèm theo, biến chứng của bệnh và chủ động điều trị sớm thì số năm sống hoàn toàn có thể kéo dài thêm.

Chữa bệnh tiểu đường bằng cách nào hiệu quả?

Bệnh tiểu đường tuyp 1 không thể chữa khỏi nhưng tiểu đường tuyp 2 có thể chữa khỏi hoặc cải thiện bằng cách biện pháp phù hợp. Hiện nay, bệnh nhân có thể chữa bệnh bằng các mẹo dân gian, điều trị theo Tây y hoặc Đông y.

Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian tại nhà

  • Sử dụng mướp đắng: Mướp đắng là vị thuốc nam có khả năng giúp hấp thu đường tốt, chống lại sự phá hủy insulin trong cơ thể. Người bệnh có thể dùng mướp đắng thái nhỏ đem hãm nước. Uống nước này thay trà hằng ngày giúp trị bệnh tiểu đường tuyp 2 rất hiệu quả.
  • Dùng lá xoài: Dùng 3 – 5 lá xoài rửa sạch rồi ngâm vào nước sôi, để qua đêm. Uống nước lá xoài vào sáng hôm sau sẽ giúp giảm rối loạn dung nạp glucose khi đói, giảm lượng đường trong máu.
  • Dây thìa canh: Loại cây này giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin tốt cho người bị tiểu đường. Người bệnh nên dùng 50g dây thìa canh khô đun cùng 1,5 lít nước trong 15 phút. Chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
Dây thìa canh giúp chữa đái tháo đường hiệu quả
Dây thìa canh giúp chữa đái tháo đường hiệu quả

Phương pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên những cách này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Khi áp dụng mẹo dân gian cần kết hợp kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh các biện pháp trên, các cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc cũng được bác sĩ Lê Phương khuyến khích áp dụng. Theo bác sĩ, chế độ ăn của người bệnh nên có những thực phẩm sau:

  • Nhóm đường bột: Người bị tiểu đường nên ăn những thực phẩm thay cơm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, rau củ, các loại khoai, sắn… Những thực phẩm này cần được chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc nướng, tránh chiên xào.
  • Nhóm chất béo: Ưu tiên ăn thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu olive, dầu cá, mỡ cá…
  • Nhóm thịt cá: Nên ăn thịt nạc, cá, da cầm bỏ da… Thịt cá nên hấp, luộc hoặc áp chảo để giảm bớt mỡ.
  • Nhóm rau: Tăng cường rau trong chế độ ăn với cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, ăn sống, trộn. Chú ý, không sử dụng các loại sốt trộn rau có chất béo.
  • Hoa quả: Bổ sung thêm trái cây tươi hoặc nước ép hoa quả hằng ngày. Nên chọn những loại có ít đường như ổi, thanh long, táo, dưa chuột…

Vậy bệnh tiểu đường kiêng gì? Theo bác sĩ Phương nguyên tắc cơ bản trong khẩu phần ăn của người bệnh là hạn chế tối đa chất đường bột (gluxit), chất béo bão hòa và đường. Do vậy người bệnh không nên lựa chọn những thực phẩm như:

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết
  • Đồ ăn nhiều tinh bột: Bánh mì, gạo trắng, bột sắn dây, miến…
  • Đồ ăn nhiều chất béo, nhiều cholesterol: Tạng phủ động vật, mỡ lợn, da của gia cầm, dầu dừa, kem tươi, bánh ngọt, siro, nước uống có ga…
  • Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? Các loại trái nhiều đường như na, dưa hấu, nhãn, vải… hoặc các loại mứt hoa quả.

Bệnh nhân nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, nhai kỹ và tránh ăn quá no. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên vận động thường xuyên hơn. Vận động sẽ giúp đưa glucose trong máu vào tế bào, làm giảm lượng đường tích tụ trong máu.

Thuốc tây chữa bệnh tiểu đường

Hiện nay điều trị bằng thuốc là phương pháp chủ yếu được áp dụng để kiểm soát lượng đường trong máu. Hai cách điều trị bằng thuốc được áp dụng phổ biến là tiêm insulin và uống thuốc hạ đường huyết.

  • Tiêm insulin: Đây là cách điều trị bệnh tiểu đường khi lượng insulin tiết ra rất thấp hoặc gần như không có.
  • Dùng thuốc hạ đường huyết: Cách này được áp dụng khi tuyến tụy vẫn tiết ra insulin ở một mức nào đó.

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cần căn cứ vào loại tiểu đường, cụ thể là:

Thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Sử dụng insulin có tác dụng nhanh như nhũ dịch Insulin-kẽm, Insulin hydroclorid.
  • Insulin có tác dụng trung bình: Lente Insulin, Isophane Insulin.
  • Insulin có tác dụng chậm: Insulin kẽm tác dụng chậm, Insulin Protamin kẽm.

Thuốc chữa bệnh đái tháo đường tuyp 2 

Người bệnh sẽ được kê đơn các dẫn xuất của Sulfonylurea. Một số thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng có thể kể đến là: Tolbutamid, Clopropamid, Acetohexamide, Tolazamid, Glibenclamid, Gliclazid, Glipizid.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Các loại thuốc sử dụng mới chỉ có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Những loại thuốc chữa tiểu đường thường đi kèm các tác dụng phụ như: Dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy, giữ nước hoặc ảnh hưởng đến gan và thận.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc

Các nghiên cứu tại Mỹ và anh đã chứng minh tế bào gốc lấy từ máu ở dây rốn trẻ sơ sinh có thể khôi phục khả năng sản xuất insulin cho người bị bệnh tiểu đường tuyp 1. Từ những tế bào gốc ở dây rốn, các nhà khoa học tách chiết để sản xuất ra hợp chất tiền protein của insulin có tên gọi là C – peptide. Hợp chất này dùng thay thế cho tế bào beta đã bị phá hủy hoặc hư hại tại tụy.

Điều trị bằng tế bào gốc là biện pháp hiệu quả với tiểu đường tuyp 1
Điều trị bằng tế bào gốc là biện pháp hiệu quả với tiểu đường tuyp 1

Phương pháp tế bào gốc chưa được ứng dụng rộng rãi nhưng vẫn là niềm hy vọng lớn cho bệnh nhân tiểu đường tuyp 1.

Thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường

Trong quan niệm của y học phương Đông, bệnh đái tháo đường còn được gọi là “Tiêu khát”. Bệnh xuất hiện do cơ thể âm hư, ngũ tạng nhu nhược, ăn uống kém điều độ, nhiều béo và ngọt, thận âm suy hư, phế vị táo nhiệt. Trong đó âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn.

Vì vậy Đông y hướng đến điều trị bệnh theo nguyên tắc, dưỡng âm thanh nhiệt, dưỡng âm nhuận phế, bổ thận, dưỡng âm sinh tân dịch… Nhờ đó lượng đường trong máu giảm xuống và các triệu chứng bệnh cũng được đẩy lùi.

Tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y kể trên, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam – VINACARE đã đẩy mạnh nghiên cứu bài thuốc điều trị tiểu đường. Sau nhiều nỗ lực của đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm, bài thuốc Giáng đường Diệu phương thang đã được nghiên cứu thành công. Hiện nay bài thuốc đang được ứng dụng chữa tiểu đường cho nhiều bệnh nhân tại Trung tâm.

Bài thuốc Giáng đường Diệu phương thang đã mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Mặc dù bài thuốc chưa đáp ứng tốt với tất cả các ca bệnh nhưng với khả năng chữa trị hiệu quả hơn 80%, đây thực sự là một lựa chọn bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng.

Lời khuyên của bác sĩ về cách phòng tránh tiểu đường

Thầy thuốc ưu tú Lê Phương khuyên rằng, tiêu đường là bệnh lý khó điều trị vì vậy mọi người nên chủ động phòng tránh bằng những biện pháp như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe đảm bảo ít dầu mỡ, ít đường và tinh bột. Bổ sung rau xanh và trái cây hằng ngày.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ hằng ngày.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Do đó, mỗi người đều cần quan tâm đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ngay từ sớm. 

4.9/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?