10+ Loại Thức Ăn Phòng Chống Tiểu Đường Tốt Nhất 2022

Chế độ ăn uống đối với người bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Nếu không chú ý kiêng khem cẩn thận, khoa học, người bệnh sẽ khó kiểm soát được lượng đường trong máu, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như phù chân, suy thận, mù mắt,… Dưới đây là những thức ăn phòng chống tiểu đường, người bệnh nên tham khảo và áp dụng.

Chế độ ăn uống có vai trò thế nào đối với bệnh nhân tiểu đường?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính gây ra do thiếu hoặc giảm tác dụng của hormon insulin cùng với các rối loạn chuyển hóa gluxid, protit, lipit. Đó là nguyên nhân làm tăng hàm lượng glucose trong máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận, xơ gan, biến chứng võng mạc, thần kinh.

Hiện nay, tiểu đường được coi là một bệnh mãn tính, chưa có phương pháp điều trị triệt để. Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh là điều vô cùng quan trọng để giúp làm ổn định lượng đường huyết trong máu. Nhờ đó, người bệnh có thể hạn chế gặp phải các biến chứng nguy hiểm và giúp kéo dài tuổi thọ.

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường là rất quan trọng
Chế độ ăn uống cho người tiểu đường là rất quan trọng

Những loại thức ăn phòng chống tiểu đường sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh một cách an toàn, kiểm soát cân nặng và không làm tăng lượng đường trong máu. Chính vì vậy, người bệnh cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có một thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình hình bệnh và thể trạng của chính mình.

Những loại thức ăn phòng chống tiểu đường

Bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm với các biến chứng khôn lường. Để đảm bảo sức khỏe tốt và kiểm soát lượng đường trong máu, dưới đây là những loại thức ăn phòng chống tiểu đường người bệnh nên sử dụng:

Các loại rau xanh

Rau xanh là nguồn cung cấp lớn các chất xơ, vitamin và các chất khoáng thiết yếu giúp cơ thể kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Ăn rau có lợi cho tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, rau xanh cũng là loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và phytochemical cao, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Một số loại rau xanh khuyên dùng như: Mướp đắng, súp lơ xanh, cải xoong, rau bina, bông cải xanh…

[pr_middle_post]

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Trong chế độ ăn phòng ngừa tiểu đường, mặc dù bạn không cần kiêng toàn bộ tinh bột nhưng vẫn nên hạn chế ở mức tối đa. Hàm lượng gluxit trong tinh bột từ 70-80% là nguyên nhân chính khiến lượng đường huyết tăng cao, gây các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Bạn nên giảm ăn cơm hoặc thay thế cơm bằng các tinh bột lành mạnh như các loại ngũ cốc nguyên hạt là lúa mì, yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt diêm mạch, khoai lang, khoai mì… Hơn thế nữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, bệnh huyết áp cao và đột quỵ. Nên sử dụng các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế vì nó giàu chất xơ và có độ dinh dưỡng cao hơn.

Các loại hạt

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các loại hạt có công dụng làm chậm quá trình hấp thu đường vào trong máu rất tốt. Ngoài ra, chúng có tác dụng tăng độ nhạy insulin, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, giúp no lâu và cải thiện sức khỏe đường ruột. Các loại hạt tốt cho bệnh nhân tiểu đường là: Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt bí, hạt vừng…

Các loại hạt là thực phẩm phù hợp với người bị đái tháo đường
Các loại hạt là thực phẩm phù hợp với người bị đái tháo đường

Các loại đậu

Tất cả các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu hà lan, đậu cô ve.… đều là nguồn chất xơ và protein tự nhiên vô cùng quý giá, không chứa chất béo hay cholesterol. Bên cạnh đó, việc ăn các loại đậu giúp điều hòa lượng đường huyết, bảo vệ bạn khỏi các bệnh liên quan đến tim mạch bằng việc giảm cholesterol trong máu.

Ăn các loại cá

Cá là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn ít nhất 1-2 lần trong tuần. Bởi loại thực phẩm này không chỉ có chứa lượng protein mà còn có một lượng lớn axit béo, omega-3, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện thị lực, làm tăng tốc quá trình trao đổi chất… Chất béo từ cá cũng là loại chất béo lành mạnh, được các bác sĩ khuyên dùng. Một số loại cá chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người bị tiểu đường nên sử dụng đó là: Cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi…

Chất béo có lợi cho tim

Chất béo có lợi cho tim chính là các chất béo hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, dầu oliu, dầu bơ, dầu đậu nành…. Lượng chất béo này giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, hạn chế lượng đường trong máu tăng cao và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Một lưu ý nhỏ là khi sử dụng dầu thực vật, các bạn không nên chế biến ở nhiệt độ cao. Vì khi đó chúng có thể sinh ra nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.

Người tiểu đường nên sử dụng các loại chất béo từ dầu thực vật và bơ
Người tiểu đường nên sử dụng các loại chất béo từ dầu thực vật và bơ

Uống nhiều nước lọc

Uống nước giúp duy trì cân bằng cơ thể, hấp thụ các chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình tuần hoàn trao đổi chất… Người mắc bệnh tiểu đường càng cần phải uống nhiều nước vì nước còn có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, ngăn ngừa mệt mỏi, giảm tình trạng khát nước do bệnh tiểu đường gây ra. Mỗi ngày bạn nên uống từ 2.5-3 lít nước để giúp kiểm soát lượng đường huyết của mình, đồng thời duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Các loại sữa

Sữa là đồ uống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, dễ sử dụng, nhiều protein và các axit amin cần thiết. Ngoài ra, trong sữa còn có nhiều chất khoáng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường như canxi, kẽm, sắt, magie… Tuy nhiên người bệnh nên dùng các loại sữa chua, sữa không đường, sữa đã được tách chất béo.

Các loại trái cây, quả mọng

Trái cây là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho người bị đái tháo đường. Trái cây cung cấp carbohydrate, vitamin, chất xơ và nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, trái cây dễ ăn, an toàn, người bệnh nên rửa sạch, gọt vỏ và dùng trước bữa ăn. Lưu ý là muốn phòng ngừa tiểu đường thì bạn nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như dâu tây, bưởi, kiwi, dưa lê,… 

Người bệnh nên sử dụng những loại trái cây mọng nước
Người bệnh nên sử dụng những loại trái cây mọng nước

Thực phẩm cung cấp chất đạm

Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống. Đạm cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo mô, tế bào. Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các loại đậu đỗ… Nên chế biến thức ăn đơn giản như hấp, luộc, áp chảo để loại bỏ bớt mỡ.

Người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng ăn những thứ gì?

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường thì bạn cũng cần hạn chế và kiêng các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn mỡ, da và nội tạng động vật: Bởi trong các thực phẩm này chứa rất nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, béo phì và ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
  • Các chất kích thích: Một số loại đồ uống như cafe, thuốc lá, rượu bia là những loại thực phẩm khiến lượng đường trong cơ thể tăng nhanh chóng. Đặc biệt là thuốc lá, nó là tác nhân khiến insulin hoạt động kém hiệu quả. 
  • Các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Trong các loại thực phẩm này chứa nhiều muối cũng như các chất hóa học bảo quản không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, qua việc chế biến nhiều lần cũng làm giảm hay biến đổi chất dinh dưỡng tốt làm việc ta ăn cũng không có tác dụng nhiều. Không nên ăn mì tôm, hoa quả sấy, bánh kẹo, các loại thịt, cá đóng hộp…
  • Đồ ngọt: Việc ăn các món ngọt sẽ làm cho lượng đường trong máu ngày càng tăng cao và khó kiểm soát. Từ đó, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các món như: Bánh kẹo, mứt, siro, bơ, sữa… để tránh làm tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn.
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: Hạn chế ăn các tinh bột đã qua chế biến nhiều lần như bánh mì, bún, miến, bánh kẹo… Vì trong những loại thực phẩm này, các vitamin và các khoáng chất quan trọng đã bị biến đổi, chỉ còn đường bột rất dễ làm tăng đường huyết. Không nên ăn quá nhiều gạo trắng, bánh mì, bột sắn dây, các loại củ nướng. Vì đây là các loại thực phẩm có chứa nhiều bột, đường, ăn nhiều sẽ làm tăng đường trong máu rất nhanh.
Nội tạng động vật không phải là loại đồ ăn mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng
Nội tạng động vật không phải là loại đồ ăn mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống phòng ngừa tiểu đường

Một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống giúp phòng ngừa tiểu đường người bệnh cần lưu ý:

  • Nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no cùng một lúc làm đường huyết tăng đột ngột.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn chiên, xào, rán, thay vào đó là đồ luộc, hấp.
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, cân bằng thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đảm bảo ăn đủ chất, đủ năng lượng để duy trì sức khỏe, cân nặng bình thường.
  • Không ăn quá khuya, sau khi ăn nên vận động nhẹ nhàng.
  • Tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Người bệnh nên tham gia các môn thể thao phù hợp với sức khỏe như tập đạp xe, đi bộ, chạy bộ, tập gym, yoga,… 
  • Kiên trì với chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi ăn. Nếu sau khi ăn lượng đường huyết tăng thì cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. 
  • Chỉ sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, rõ nguồn gốc, không dùng các thực phẩm quá hạn hay xuất hiện tình trạng hỏng, mốc, ôi thiu.
  • Không ăn kiêng quá độ, người bệnh vẫn nên cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn của mình.

Một chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên đây, người bệnh đã biết thêm được một số loại thức ăn phòng chống tiểu đường. Từ đó bạn có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình những loại thực phẩm cần thiết nhất. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?