Tiểu Đường Làm Mờ Mắt Do Đâu? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Tiểu đường là một bệnh lý chuyển hóa phức tạp do cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách không hiệu quả. Khi bệnh tiểu đường phát triển đến một mức độ nào đó, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng mờ mắt, giảm thị lực. Vậy tiểu đường làm mờ mắt nguyên nhân do đâu? Có biến chứng nguy hiểm gì không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Bệnh tiểu đường làm mờ mắt nguyên nhân do đâu?

Tiểu đường làm mờ mắt là một biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Do đó việc tìm ra nguyên nhân gây mắt mờ khi bị tiểu đường là rất quan trọng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng mờ mắt khi bị tiểu đường, có thể kể đến như:

Chế độ ăn uống sinh hoạt: Chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc điều trị không đúng liều lượng có thể gây ra tình trạng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường. Khi đó, lượng glucose trong cơ thể tăng cao sẽ làm thay đổi mức chất lỏng, hoặc gây sưng tấy trong các mô của mắt, khiến cho mắt của bạn bị mờ. Loại tiểu đường bị mờ mắt này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng qua đi khi lượng đường huyết của bạn trở về mức bình thường.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường huyết tăng cao không kiểm soát: Nếu lượng đường huyết của bạn luôn ở mức cao, nó sẽ làm hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt của bạn. Những tổn thương này có thể xảy ra ngay ở giai đoạn tiền tiểu đường. Các mạch máu sau mắt có thể bị tổn thương và sưng tấy. Những mạch máu mới sẽ bắt đầu phát triển, tăng sinh và gây ra sẹo hoặc gây nguy hiểm trong mắt bạn.

Yếu tố tuổi tác: Một nguyên nhân khác khiến tiểu đường dẫn đến mờ mắt đó là yếu tố tuổi tác. Ở những bệnh nhân càng trẻ tuổi thì những yếu tố làm bệnh lý võng mạc đái tháo đường đến sớm và phát triển nhanh hơn.

Mặc dù mờ mắt có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị biến chứng tiểu đường. Thế nhưng vẫn còn một số nguyên nhân phổ biến khác như: Cận thị, huyết áp thấp, khô mắt, tổn thương mắt, viêm/nhiễm trùng mắt….

Những biến chứng tiểu đường tại mắt thường gặp

Khi bệnh tiểu đường đã diễn biến đến một mức độ nghiêm trọng, người bệnh tiểu đường mờ mắt có thể gặp phải 4 biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường khiến cho các mạch máu trong võng mạc bị hỏng, làm rò rỉ các chất lỏng và gây giảm thị lực. Có hai bệnh võng mạc tiểu đường phổ biến đó là: Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh và bệnh võng mạc tăng sinh. Ở biến chứng võng mạc tiểu đường người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu như: Mờ mắt, giảm khả năng nhìn màu, tầm nhìn ban đêm kém, xuất hiện các đốm trong suốt, không màu hoặc sẫm màu trong tầm nhìn của người bệnh, mất thị lực đột ngột.

  • Phù hoàng điểm

Người bị tiểu đường bị mờ mắt do biến chứng phù hoàng điểm có thể dẫn đến sưng điểm vàng. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của y khoa, biến chứng này có thể phá hủy tầm nhìn của mắt, dẫn đến mất thị lực 1 phần hoặc mù lòa. Ở những người đã có các dấu hiệu của bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm thường phát triển hơn so với những người khác.

Người bị tiểu đường bị mờ mắt do biến chứng phù hoàng điểm có thể dẫn đến sưng điểm vàng
Người bị tiểu đường bị mờ mắt do biến chứng phù hoàng điểm có thể dẫn đến sưng điểm vàng
  • Bệnh tăng nhãn áp

Người bệnh bị tiểu đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn 40% so với người bình thường. Nguyên nhân là do thủy dịch trong mắt lưu thông kém và tăng áp lực lên mắt. Áp lực cao khiến cho các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bị tắc nghẽn, khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Nếu không được điều trị sớm, biến chứng này có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Một số dấu hiệu thường gặp của tăng nhãn áp bao gồm: Chảy nước mắt, mờ mắt, đau đầu, đau mắt, mắt thường xuyên nhìn thấy quầng sáng…

[pr_middle_post]

Người bị tiểu đường bị mờ mắt khi nào nên gặp bác sĩ?

Tiểu đường làm mờ mắt được xem là một biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu như mắt gặp phải những vấn đề sau:

  • Mắt xuất hiện những đốm đen hoặc có các tia sáng lóe lên khi nhìn.
  • Đột nhiên bị mờ mắt, tình trạng mờ mắt kéo dài không khỏi.
  • Có cảm giác như có rèm kéo qua mắt.
Tiểu đường làm mờ mắt là một biến chứng nguy hiểm, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm
Tiểu đường làm mờ mắt là một biến chứng nguy hiểm, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm

Những dấu hiệu này của mắt có thể là dấu hiệu của biến chứng võng mạc tách rời. Đây là một tình trạng nguy hiểm mà bạn cần đến gặp bác sĩ.

Cách điều trị bệnh tiểu đường làm mờ mắt an toàn, hiệu quả

Một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường làm mờ mắt người bệnh có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào beta tuyến tụy không thể sản sinh ra được insulin cho cơ thể. Lúc này người bệnh cần phải được điều trị bằng insulin.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, tình trạng thiếu insulin do cơ thể kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó người bệnh cần phải dùng nhóm thuốc hạ đường huyết để giúp cơ thể tăng sản xuất insulin, đồng thời làm giảm tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ Cách điều trị bệnh tiểu đường làm mờ mắt an toàn, hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông y có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường làm mở mắt như sau:

Bài thuốc 1: Trị thể phế táo vị nhiệt

Thành phần: 60g sinh thạch cao, 6g cam thảo, 30g sinh địa,12g mạch sâm, sa sâm, thiên hoa phấn, tri mẫu, đẳng sâm, ngọc trúc mỗi loại 15g

Cách sử dụng:

  • Bạn cho sinh thạch cao vào sắc trước với nước.
  • Sau khi nước sôi thì cho những nguyên liệu còn lại vào.
  • Đun sôi đến khi cạn còn một nửa thì bắc ra đợi nguội bớt rồi uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Trị thể thận âm suy

Thành phần: Sinh đại, thục địa, sơn thù du mỗi loại 15g, hoài sơn dược 30g, phục linh, trạch tả, nữ trinh tử, bạch thược, cẩu kỷ tử, đồng tật lê mỗi loại 12g, đan bì 9g.

Cách sử dụng:

  • Đem tất cả những nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Chia đều thuốc để uống trong ngày, nên uống sau bữa ăn nửa tiếng.

Bài thuốc 3: Trị thể trường vị hỏa uất

Thành phần: Huyền sâm, sinh địa, mạch môn, thiên hoa phẫn mỗi loại 32 g, hoàng liên 10g

Cách sử dụng:

  • Đem tất cả những nguyên trên sắc với nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Đợi nước nguội bớt thì chia đều để uống dần trong ngày, nên uống sau khi ăn 30 phút.
Biến chứng tiểu đường làm mờ mắt có thể được điều trị bằng thuốc Đông y
Biến chứng tiểu đường làm mờ mắt có thể được điều trị bằng thuốc Đông y

Bài thuốc 4: Trị thể âm dương đều hư

Thành phần: Thục địa 30g, sơn thù du, phục linh mỗi loại 15g, đan bì, trạch tả mỗi loại 9g, phụ tử 6g, nhục quế 3g.

Cách thực hiện:

  • Đem 6g phụ tử sắc trước với 1 lít nước.
  • Khi nước sôi thì cho những nguyên liệu còn lại vào.
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 20 phút đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Sử dụng bài thuốc trên đều đặn mỗi ngày, nên uống sau bữa ăn 30 phút.

Bài thuốc 5: Trị thể ứ huyết

Thành phần: Ngũ linh chi 15g, xuyên khung, đào nhân, đan bì, diên hồ sách, hồng hoa, xích thược, chỉ xác mỗi loại 9g, ô dược 6g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả những nguyên liệu trên vào sắc với 1 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 300ml.
  • Chia đều và uống 3 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn nửa tiếng.

Điều trị bằng thảo dược

Một số loại thảo dược tự nhiên như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, húng quế, lá xoài,… có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể kết hợp sử dụng phương pháp điều trị này với chế độ ăn uống sinh hoạt để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Một số bài thuốc chữa biến chứng tiểu đường làm mờ mắt bằng thảo dược tự nhiên có thể kể đến như: 

Dây thìa canh sản xuất insulin ở tuyến tụy

Acid gymnemic có trong dây thìa canh có tác dụng kích thích sản xuất insulin, làm tăng hoạt tính của insulin trong máu, giúp ức chế hấp thu đường sau khi ăn, giảm sản sinh đường tại gan.

Cách sử dụng:

  • Bạn sử dụng 50g dây thìa canh khô, đem sắc với 1.5 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
  • Chia nước ra uống làm 3 lần trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng trong 1-2 tuần sẽ đạt được hiệu quả điều trị bệnh tích cực.

Lá xoài giúp hạ đường huyết

Lá xoài có công dụng giúp làm giảm kháng insulin, giúp hạ đường huyết hiệu quả. Hoạt chất 3 beta – taraxenol trong lá xoài cũng giúp làm giảm rối loạn dung nạp glucose. Vì vậy nhiều người đã truyền nhau bài thuốc chữa bệnh tiểu đường làm mờ mắt bằng lá xoài.

Cách sử dụng:

  • Bạn dùng khoảng 3-5 lá xoài, rửa sạch rồi hãm với nước sôi .
  • Đợi nước nguội bớt là có thể dùng để uống.
  • Nước lá xoài có thể để qua đêm rồi uống vào sáng hôm sau.

Mướp đắng tốt cho người tiểu đường

Mướp đắng từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp hạ đường huyết nhanh, đồng thời làm giảm mỡ máu và kiểm soát bệnh tiểu đường. Đồng thời mướp đắng còn giúp giảm kháng insulin, tăng cường insulin trong máu.

Sử dụng mướp đắng cũng là một cách hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường làm mờ mắt
Sử dụng mướp đắng cũng là một cách hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường làm mờ mắt

Cách sử dụng:

Mướp đắng có thể sử dụng để làm món ăn như: Mướp đắng xào thịt, xào trứng, nhồi thịt, nấu canh, hoặc ép lấy nước để uống vào mỗi buổi sáng.

Bị tiểu đường mờ mắt nên làm gì?

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả, mỗi người cần chủ động thay đổi chế độ ăn uống và vận động. Cụ thể như sau:

Cải thiện chế độ ăn uống

Đối với bệnh tiểu đường biến chứng làm mờ mắt, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và muối khoáng, cụ thể như sau:

  • Cần ăn uống đúng giờ, chỉ nên ăn 2 bữa thịt/tuần, còn lại nên bổ sung nhiều rau và ngũ cốc.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là chất béo động vật. Thay vào đó bạn nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ, không ăn quá no. Không bỏ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa/ngày.
  • Tránh sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như sữa, bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói
  • Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Thay đổi chế độ vận động

Liên đoàn đái tháo đường thế giới khuyến cáo người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao khoảng 30-45 phút mỗi ngày. Bạn có thể tham gia các môn vận động nhẹ như đi bộ, yoga, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ,… để làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp.

Người bệnh nên tham gia vận động nhẹ để bệnh được cải thiện
Người bệnh nên tham gia vận động nhẹ để bệnh được cải thiện

Khi đã xuất hiện biến chứng làm mờ mắt, bệnh nhân không nên mang vác vật nặng hoặc tập luyện những môn thể thao nguy hiểm, đồng thời tránh làm việc với cường độ cao.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường bị mờ mắt

Để phòng tránh tiểu đường làm mờ mắt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần kiểm soát tốt lượng đường huyết và chỉ số HbA1c. Cụ thể, mức đường huyết khi đói là 4,4 – 7,2 mmol/L. HbA1c ≤ 7%.
  • Kiểm soát huyết áp < 140/90 mmHg
  • Kiểm soát cholesterol máu: LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L) đối với bệnh nhân chưa có biến chứng tim mạch.
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Nên đi kiểm tra mắt định kỳ mỗi năm một lần bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán.
  • Đối với phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, cần đi khám mắt trong vòng 3 tháng đầu. Đồng thời lặp lại kiểm tra trong thai kỳ và cho đến khi con bạn được 1 tuổi.
  • Đối với phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ thường không cần khám mắt vì họ không phát triển bệnh mắt do tiểu đường khi mang thai.
  • Để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường gây biến chứng cho thị giác, người bệnh cần chủ động kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn và uống thuốc tiểu đường bị mờ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn nên hiểu rằng biến chứng tiểu đường làm mờ mắt hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường gây mờ mắt còn làm giảm 95% nguy cơ dẫn đến mù lòa. Vì vậy hãy bảo vệ đôi mắt của mình ngay hôm nay bằng cách đi thăm khám bệnh ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về mắt.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?