[Giải đáp] Người bị tiểu đường ăn xoài được không?

Xoài là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, không những cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn mà còn mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị, đặc biệt là với người bệnh tiểu đường. Tuy đã có những bằng chứng khoa học chứng minh xoài có tác dụng ổn định hàm lượng đường đơn trong máu nhưng nhiều người vẫn tự hỏi người bị tiểu đường ăn xoài được không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn xoài được không?

Trong 165g sinh tố xoài nguyên chất có chứa 25g carbohydrat, vitamin C, vitamin A, vitamin E, B6, K, nguyên tố vi lượng Mg và Phospho…và cung cấp 100kcal cho cơ thể. Ngoài ra, xoài còn cung cấp lượng chất xơ lớn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt. Và tùy vào độ chín của xoài mà hàm lượng đường, vitamin C và vitamin A có sự thay đổi. Vậy bị tiểu đường ăn xoài được không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn xoài được không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn xoài được không?

Người bị tiểu đường cần phải kiểm soát được lượng glucose máu hàng ngày để tránh vượt quá mức cho phép. Do vậy, họ đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn và những thực phẩm có đường trong thành phần. Theo nghiên cứu thực tế và lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì những người bị tiểu đường nên sử dụng xoài trong các bữa ăn phụ.

Tuy xoài có chứa hàm lượng đường cao hơn rất nhiều so với các loại quả khác, nhưng không có nghĩa là khi ăn xoài mức glucose trong máu sẽ bị tăng bất thường. Thực tế, thành phần đường trong xoài có chứa cả fructose và glucose, và lượng glucose ít hơn rất nhiều. Do vậy khi sử dụng với lượng vừa đủ hàng ngày, đường huyết của bạn không hề bị tăng. Có nghĩa là, bạn vẫn có thể sử dụng xoài để chế biến thành những đồ ăn/đồ uống hàng ngày, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều.

Thành phần chất xơ trong xoài giúp kiểm soát đường huyết rất tốt, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường type II (chỉ số đường huyết phụ thuộc chế độ ăn). Khi dùng loại quả này trước buổi tối với lượng vừa phải thì cân nặng của bạn sẽ được cải thiện và giữ ở mức ổn định. Không những vậy, sử dụng xoài cũng là một cách cung cấp năng lượng thông minh từ bữa phụ cho người bệnh tiểu đường.

Tuy vậy, bạn vẫn nên tính toán calo để khi dùng xoài không bị dư thừa năng lượng, điều chỉnh cả chế độ ăn và những nhóm thực phẩm khác để cơ thể không bị thiếu chất trong thời gian điều trị.

Người bị tiểu đường ăn xoài với hàm lượng như thế nào?

Lượng xoài được khuyên dùng ở bệnh nhân bị tiểu đường hàng ngày là ½ cốc, tức là chứa khoảng 25g carbohydrate. Đây chỉ là sự tính toán tương đối dựa trên mức calo cần thiết cho người trưởng thành, do vậy bạn có thể điều chỉnh sử dụng ít hơn nếu cần thiết.

Bạn cũng có thể phòng ngừa tiểu đường và các biến chứng trong thời gian điều trị bằng cách sử dụng xoài, tuy nhiên chỉ nên dùng vừa phải và có sự theo dõi hàng ngày.

[pr_middle_post]

Lượng xoài được khuyên dùng ở bệnh nhân bị tiểu đường hàng ngày là ½ cốc
Lượng xoài được khuyên dùng ở bệnh nhân bị tiểu đường hàng ngày là ½ cốc

Hỗ trợ điều trị tiểu đường từ xoài non

Bạn nên sử dụng xoài non và xoài xanh trong hỗ trợ điều trị tiểu đường. Khi sử dụng đúng cách, lượng đường huyết được giữ ở mức ổn định do điều chỉnh lượng insulin tiết ra. Bên cạnh đó, thành phần anthocyanin có trong xoài non được khuyên dùng trong thời gian điều trị ban đầu.

Thành phần: Lá xoài non: 15 lá.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá xoài non, sau đó ngâm trong khoảng 250mL nước.
  • Thực hiện đun sôi trong vòng 15 phút và lọc lấy phần nước.
  • Nước không dùng ngay mà nên để qua đêm và sử dụng vào sáng ngày hôm sau.
  • Sử dụng nước uống kèm theo kiểm tra mức đường huyết để đánh giá đáp ứng thực tế.

Với bệnh nhân thuộc nhóm tiểu đường type II thì việc sử dụng xoài nên được kiểm soát, bạn không nên dùng quá nhiều cùng lúc bởi có thế khiến cơ thể tiếp nhận quá nhiều năng lượng và glucose. Điều này cũng khiến chất béo bị tích trữ và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và suy giảm trí nhớ.

Người bị tiểu đường có ăn xoài chín được không?

Như đã nói, lượng đường trong xoài phụ thuộc vào mức độ chín của quả, quả càng chín thì glucose càng cao. Do vậy, bạn nên kiểm soát lượng xoài chín đưa vào cơ thể hàng ngày, còn xoài xanh (có vị chua) thì có thể sử dụng nhiều hơn tuy nhiên vẫn nên theo dõi.

Người bệnh tiểu đường nên ăn xoài chín ở mức độ vừa phải
Người bệnh tiểu đường nên ăn xoài chín ở mức độ vừa phải

Người bị tiểu đường ăn xoài nên lưu ý gì?

Tuy xoài là loại quả giàu chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng nếu đang mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên chú ý trong việc sử dụng:

  • Nên dùng xoài xanh nhiều hơn xoài chín, vì lượng đường trong xoài chín nhiều hơn, khi sử dụng dễ làm tăng glucose trong máu.
  • Không nên ăn xoài quá nhiều một lúc, chỉ nên dùng lượng nhỏ và không nên ăn liên tục. Có thể cách ngày hoặc chuyển dạng dùng là xoài xanh.
  • Thường xuyên kiểm tra mức glucose máu vào buổi sáng để kiểm soát bệnh và tránh nguy cơ xuất hiện các biến chứng khi sử dụng xoài.
  • Không nên dùng xoài xanh khi đang đói hoặc có tiền sử bệnh lý dạ dày.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và tránh để cơ thể thiếu chất, như vậy cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn.
  • Bạn nên có chế độ sinh hoạt phù hợp, ngủ nghỉ đúng giấc, tránh thức khuya và có suy nghĩ tiêu cực.
  • Khi dùng xoài và có mức đường huyết thay đổi quá nhiều thì bạn nên ngưng sử dụng.
  • Bạn cũng nên hỏi ý kiến nhân viên y tế hoặc bác sĩ về hàm lượng xoài có thể sử dụng và trao đổi ngay khi có biểu hiện bất thường.

Bài viết trên đây đã giải đáp người bị tiểu đường ăn xoài được không và đưa ra những lưu ý trong sử dụng để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về công dụng của loại quả này và có cách sử dụng hợp lý để giảm nguy cơ làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?