Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm và những thông tin cần thiết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá là cách hiệu quả để điều trị bệnh. Phương pháp thực hiện bằng cách đưa thuốc giảm đau, chống viêm trực tiếp vào hệ thống thần kinh bị chèn ép nên mang lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về phương pháp điều trị này.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì?

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị bệnh nhờ việc đưa thuốc vào không gian ngoài màng cứng. Thuốc sẽ có tác dụng làm giảm đau hoặc sưng viêm tại khu vực rễ thần kinh cột sống. Các loại thuốc sử dụng trong quá trình thực hiện tiêm ngoài màng cứng cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay là  thuốc Steroid, thuốc gây mê và thuốc chống viêm.

Để xác định chính xác vị trí tiêm, bác sĩ có thể thực hiện soi đèn huỳnh quang hoặc chụp cắt lớp. Điều này giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, chính xác.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được kiểm tra chi tiết trước khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được kiểm tra chi tiết trước khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng

Liệu pháp này cũng được áp dụng từ lâu trên thế giới. Tại Việt Nam, tiêm ngoài màng cứng chữa cũng đã được ứng dụng trong điều trị. Phương pháp này đem lại tỷ lệ điều trị thành công khá cao. Tại nhiều bệnh viện, cách chữa này đã được thực hiện tại các khoa thần kinh hoặc khoa nội tổng hợp.

Tiêm ngoài màng cứng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc trường hợp đĩa đệm bị phình ảnh hưởng tới dây thần kinh.
  • Thoái hóa đĩa đệm.
  • Bệnh nhân mắc các chấn thương tại cột sống.
  • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gây hiện tượng đau lưng, đau chân mãn tính.
  • Bệnh nhân bị chấn thương tại xương cột sống.
  • Viêm xương cột sống hoặc viêm rễ dây thần kinh.

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân thực hiện phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm cần trải qua các bước thăm khám và chuẩn bị trước khi tiến hành. Bác sĩ chuyên khoa cũng hướng dẫn chi tiết các bước chi tiết để người bệnh thực hiện.

Chuẩn bị trước khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng

Trước khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng, người bệnh sẽ được thăm khám kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp CT để xác định chính xác vị trí thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân có thể được yêu cầu đi vệ sinh hoặc sử dụng thuốc thanh lọc cơ thể trước khi thực hiện.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tiêm ngoài màng cứng
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tiêm ngoài màng cứng

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ không được ăn uống trong vòng 4 tiếng trước khi thực hiện. Điều này giúp người bệnh không bị đau bụng hoặc nôn mửa sau khi thực hiện. Kết thúc thủ thuật và hết thuốc gây mê, người bệnh có thể trở về nhà. Tuy nhiên bệnh nhân nên đi cùng người thân, tránh việc tự lái xe một mình bởi điều này có thể gây nguy hiểm.

[middle_link]

Thực hiện tiêm ngoài màng cứng

Quá trình thực hiện sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm đặc hiệu để tiêm vào đoạn xương bị đau. Loại kim tiêm được sử dụng là kim tiêm 22 hoặc 22G. 

Vị trí tiêm sẽ được thực hiện tại khoang ngoài màng cứng cột sống lưng. Đây là vị trí bao quanh tủy và rễ thần kinh. Thuốc được tiêm vào sẽ ngấm nhanh chóng, giúp giảm đau hiệu quả, giảm sưng viêm.

Lợi ích của phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng với thuốc Steroid giúp giảm viêm và giảm đau cho các bệnh về đĩa đệm. Trong đó có thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm. Thông thường thuốc có thể có tác dụng trong khoảng thời gian từ 1 tháng tới 1 năm. Tuy nhiên thực hiện tiêm ngoài màng cứng sẽ giúp giảm đau trong 1 thời gian. Thời gian ấy người bệnh có thể thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu điều trị căn bệnh.

Dưới đây là một số lợi ích mà phương pháp tiêm ngoài màng cứng đem lại:

  • Giảm đau an toàn giúp người bệnh có thể thực hiện các công việc thường ngày.
  • Giúp hạn chế việc thực hiện phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm hoặc các thủ thuật xâm lấn khác.
  • Giảm viêm tạm thời hoặc lâu dài cho người thoát vị đĩa đệm.

Các rủi ro có thể gặp khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng là biện pháp được đánh giá hiệu quả trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên một số trường hợp nhỏ có thể gây ra các rủi ro như:

  • Chảy máu: Đây là một trong những trường hợp ít xuất hiện. Trường hợp này thường chỉ xảy ra ở bệnh nhân mắc rối loạn chảy máu tiềm ẩn.
  • Nhiễm trùng: Tỷ lệ bệnh nhân xảy ra biến chứng này là khoảng từ  0,01% đến 0,1%. Người bệnh có thể bị viêm xương tủy hoặc bị nhiễm trùng cột sống. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân mắc biến chứng này không nhiều.
  • Thủng màng cứng: Tỷ lệ xảy ra không nhiều, rủi ro này có thể khiến người bệnh bị đau đầu. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại trong vài ngày và cải thiện sau 1 thời gian.
  • Tổn thương thần kinh: Hiếm khi xảy ra tuy nhiên nếu xảy ra có thể gây nhiễm trùng hoặc chảy máu.
  • Đột quỵ hoặc tử vong: Xảy ra trong trường hợp bác sĩ đặt kim tiêm không đúng cách khi tiêm ngoài màng cứng ở cổ. Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra.

Tác dụng phụ của tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là thông tin tổng hợp từ chuyên gia y tế:

Bệnh nhân sau khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể gặp một số tác dụng phụ
Bệnh nhân sau khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể gặp một số tác dụng phụ
  • Nhức đầu thường xuyên, xuất hiện theo cơn và cải thiện sau thời gian ngắn.
  • Mất ngủ, lo lắng
  • Đỏ mặt, cảm giác nóng ran.
  • Người bệnh có biểu hiện sốt
  • Lương đường tăng cao
  • Suy giảm khả năng miễn dịch.
  • Viêm khớp háng hoặc viêm loét dạ dày

Sau khi thực hiện liệu pháp bệnh nhân hãy liên hệ ngay tới bác sĩ để được khám và tư vấn khi thấy xuất hiện các biểu hiện:

  • Bệnh nhân bị sốt trên 38 độ. Đặc biệt là sốt trong vòng 24h sau khi thực hiện biện pháp.
  • Tay và chân bệnh nhân không thể kiểm soát chức năng.
  • Đại tiện không kiểm soát.
  • Các cơn đau dữ dội xuất hiện, đồng thời người bệnh sử dụng thuốc giảm đau nhưng vẫn không thể kiểm soát.
  • Đau khi ngồi hoặc đứng nhưng khi nằm thì cơn đau lại giảm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đã bị thủng màng cứng.

Những trường hợp không nên thực hiện biện pháp

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp có tính hiệu quả, được nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Một số trường hợp không nên thực hiện phương pháp này bao gồm:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với 1 trong số các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị u ở cột sống.
  • Bệnh nhân bị viêm hoặc nhiễm trùng tại cột sống.

Ngoài ra, khi người bệnh thực hiện biện pháp này cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo tính chính xác và an toàn. Bởi đây là phương pháp cần tính an toàn và chính xác cao. Thời gian biện pháp có tác dụng chỉ khoảng 1 năm nên người bệnh cần thực hiện các biện pháp tập luyện hỗ trợ điều trị và hồi phục. 

Về tần suất của việc thực hiện tiêm Steroid ngoài màng cứng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác cần tiêm bao nhiêu lần. Tuy nhiên thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện việc tiêm thuốc 3 lần mỗi năm. Sau mũi tiêm thứ nhất nếu cơn đau không xuất hiện thì bác sĩ có thể không thực hiện mũi tiêm lần thứ 2. 

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm. Người bệnh hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.

2.1/5 - (13 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?