Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser và những thông tin cần biết

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là một phương pháp chữa trị tiên tiến, hiện đại và mang lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân bị thoát vị ở mức độ nhẹ và trung bình. Phương pháp này thực chất là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser cho bệnh nhân ở mức độ trung bình
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser cho bệnh nhân ở mức độ trung bình

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì?

Đây là phương pháp điều trị hạn chế xâm lấn tối đa được áp dụng trong các giai đoạn mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser sử dụng năng lượng của tia laser để đốt cháy và loại bỏ một phần nhân nhầy đĩa đệm, đồng thời hạn chế sự chèn ép của dịch nhầy lên các rễ thần kinh xung quanh, từ đó hạn chế tình trạng nứt, rách bao xơ và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh như đau, nhức mỏi, tê bì,…

Ưu điểm của điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser đó là được tiến hành hoàn toàn qua da. Nhờ vậy, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng liệu rằng điều trị có gây đau đớn hay không. Mức độ xâm lấn của phương pháp này rất thấp nên người bệnh có thể phục hồi nhanh sau khi điều trị.

Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Quy trình điều trị khá đơn giản, nhanh chóng. Bệnh nhân sẽ cần tiến hành thực hiện kỹ thuật trong vòng khoảng 20 – 30 phút. Sau khi can thiệp, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại bệnh viện 30 – 60 phút, nếu không có dấu hiệu bất thường bệnh nhân có thể trở về nhà.

Thăm khám, chuẩn bị trước khi tiến hành

Trước khi điều trị bằng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương đĩa đệm, thể trạng của bệnh nhân qua thăm khám lâm sàng, MRI, X-Quang, chụp CT, đo điện cơ,… Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định có sử dụng phương pháp laser hay không.

Tiến hành thăm khám trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser
Tiến hành thăm khám trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Đối với các trường hợp có đáp ứng với điều trị bằng laser, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về nguyên lí của phương pháp, chi phí, thời gian thực hiện và các bước tiến hành.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích trước khi điều trị. Đối với những trường hợp có cân nặng quá mức, bệnh nhân cần tiến hành giảm cân trước khi tiến hành điều trị để tránh tình trạng xẹp đĩa đệm.

Tiến hành điều trị

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser được thực hiện như sau:

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để làm giảm cảm giác đau và khó chịu.
  • Tiếp theo, sử dụng tia laser với cường độ và bước sóng phù hợp để chiếu vào vùng đĩa đệm bị thoát vị (chiếu thẳng qua da). Năng lượng từ tia laser sẽ đốt cháy và bốc hơi một phần nhỏ nhân nhầy đĩa đệm.
  • Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình thực hiện dựa trên kết quả chụp X-Quang, từ đó điều chỉnh tia laser phù hợp để tránh hiện tượng xẹp đĩa đệm do đốt cháy quá nhiều nhân nhầy.
  • Sau đó, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện 30-60 phút để theo dõi và có thể trở về nhà nếu không phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Chăm sóc phục hồi sau khi điều trị

Sau khi hoàn tất quy trình điều trị và trở về nhà, bệnh nhân cần chủ động chăm sóc bản thân, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục. Người bệnh nên kết hợp các phương pháp chăm sóc sau khi điều trị sau đây:

  • Tránh ăn uống trong vòng 4h sau khi thực hiện để tránh áp lực từ quá trình tiêu hóa chèn ép lên vùng đĩa bị tổn thương. Sau thời gian này có thể ăn uống trở lại nhưng cần dùng các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Nên lưu ý thật kỹ về các thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng và quan hệ tình dục. Không đi xe máy, xe đạp và chạy bộ trong vòng ít nhất 15-30 ngày. Các hoạt động này có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm và gây xẹp đĩa đệm.
  • Phân bố thời gian ngủ nghỉ hợp lý, thay đổi các tư thế nằm, ngồi sai lệch để tăng tốc độ phục hồi.
  • Có thể tập các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng vận động, nới rộng không gian giữa đĩa đệm – cột sống và giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3, canxi, magie, kẽm, protein, chất xơ và vitamin nhằm phục hồi thể trạng và thúc đẩy tái tạo mô đĩa đệm.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có các triệu chứng bất thường.

Nếu bệnh nhân được chăm sóc tốt, đĩa đệm bị tổn thương có thể phục hồi hoàn toàn chỉ sau 2-6 tháng.

Sau điều trị cần ngủ nghỉ hợp lý, tránh vận động nặng
Sau điều trị cần ngủ nghỉ hợp lý, tránh vận động nặng

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có ưu nhược điểm gì?

Bất cứ một phương pháp nào cũng có những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Để chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý và đem lại hiệu quả điều trị cao, cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích mà phương pháp đó đem lại. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Độ an toàn cao vì mức độ xâm lấn thấp, ít gây đau, không gây chảy máu và thời gian điều trị cũng như phục hồi nhanh.
  • Thực nghiệm cho thấy hiệu quả điều trị của phương pháp này đem lại có thể lên tới 80,55%.
  • Không cần gây mê toàn thân và hầu hết các bệnh nhân đều có thể trở về nhà sau 30-60 phút.
  • Bảo tồn cấu trúc và chức năng của cột sống.

Nhược điểm

  • Phạm vi chỉ định hạn chế, chỉ đáp ứng cao với bệnh nhân bị thoát vị ở mức trung bình.
  • Chi phí cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm sử dụng tia laser khá cao, dao động trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng. Những trường hợp biểu hiện thoát vị đĩa đệm đa tầng kèm theo chứng hẹp ống sống lưng chi phí lại càng cao hơn.
  • Có thể gây áp xe cạnh màng cứng (hiếm khi xảy ra).
Phương pháp có thể bảo tồn chức năng cột sống nhưng có thể gây áp xe cạnh màng cứng
Phương pháp có thể bảo tồn chức năng cột sống nhưng có thể gây áp xe cạnh màng cứng

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Sử dụng laser trong chữa thoát vị đĩa đệm dù được xem là phương pháp điều trị đơn giản và an toàn, tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này người bệnh vẫn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối với kỹ thuật sử dụng tia laser bao gồm: Ung thư cột sống, gãy thân cột sống, đốt sống đã vỡ, trượt thân đốt sống, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân đã điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ hở nhưng không đạt hiệu quả…
  • Hiệu quả điều trị có thể lên đến 80,55%, tuy nhiên đây là số liệu được ghi nhận từ những bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ một cách kỹ lưỡng nhất trước khi quyết định có sử dụng tia laser trong điều trị hay không.
  • Sau khi điều trị, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tránh những tổn thương và rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Vai trò của bác sĩ là rất quan trọng trong việc chỉ định sử dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser. Vì vậy cần thực hiện điều trị tại những cơ sở y tế có uy tín, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu và có các trang thiết bị, kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này. Hãy cân nhắc thật kỹ, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia trước khi quyết định thực hiện.

4.4/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?