Thoái Hóa Đĩa Đệm: Nhận Biết Và Điều Trị Như Thế Nào?

Hiện tượng lão hóa, suy giảm chức năng đĩa đệm được gọi chung là chứng thoái hóa đĩa đệm. Bệnh lý này khiến cột sống lưng dễ bị tổn thương ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa đĩa đệm cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách để có thể ngăn ngừa, hạn chế được những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý thoái hóa đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là các lớp đệm lót nằm giữa các đốt sống xương khớp giúp các đầu xương không bị cọ xát vào nhau, đồng thời các khớp có thể xoay trở, gập lại một cách linh hoạt. Có thể nói, các lớp đĩa đệm này vận hành như một hệ thống giảm xóc, hạn chế những chấn thương do lực tác động từ bên ngoài. Ước tính, đĩa đệm chiếm đến ¼ chiều dài của cột sống và là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ xương cột sống.

Thoái hóa là hiện tượng lão hóa tự nhiên của các đệm đĩa. Sau một thời gian vận hành, hoạt động liên tục, đĩa đệm sẽ bị hao mòn, xẹp xuống khiến những chức năng cơ bản bị ảnh hưởng. Khi quá trình thoái hóa xảy ra, đĩa đệm có thể sẽ bị lệch, lồi đĩa đệm, xốp thậm chí là bị rách.

Bệnh lý này thường gặp ở những người bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, với những đối tượng thường xuyên phải khuân vác vật nặng, sinh hoạt sai tư thế cũng có nguy cơ mắc thoái hóa rất cao.

Đĩa đệm bị thoái hóa gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài
Đĩa đệm bị thoái hóa gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài

Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm do đâu?

Như đã đề cập ở trên, bệnh lý là sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa, suy giảm chức năng, trong đó có thoái hóa xương khớp và thoái hóa đĩa đệm. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có cấp tạo xốp, thành phần chứa rất nhiều nước để thuận tiện có việc đàn hồi, chống đỡ ngoại lực. Nếu như đĩa đệm bị mất nước, cấu trúc căn bản sẽ bị phá vỡ, nguy cơ bị xẹp đĩa đệm, lồi ra ngoài là rất cao. Tình trạng mất nước đĩa đệm cũng sẽ gây ra hiện tượng chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn vô cùng.
  • Chấn thương cột sống: Chấn thương là nguyên nhân ngoại sinh, khá khó để phòng ngừa vì không ai có thể lường trước được những tai nạn có thể xảy đến. Những chấn thương này có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại gia tăng nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, những chấn thương ở vùng cột sống có thể khiến tình trạng bao xơ xảy ra, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động.
  • Thoái hóa do viêm khớp: Bệnh lý viêm khớp, viêm đa khớp vô cùng phổ biến ở mọi đối tượng. Viêm khớp có thể gây ra những hiện tượng như sưng đau, tấy đỏ, nóng ran ở vùng bị viêm. Đây có thể là những nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm thắt lưng ở nhiều người.
  • Thói quen xấu: Tỉ lệ bệnh nhân bị thoát vị, thoái hóa do thói quen xấu khá cao. Những thói quen đơn giản như cúi đầu xem điện thoại quá lâu, ngồi lâu một chỗ cho đến những thói quen như mang vác vật nặng bằng vai, lưng đều có thể khiến các đĩa đệm bị ảnh hưởng.
  • Dinh dưỡng không khoa học: Thiếu hụt dinh dưỡng khiến sụn khớp, xương, đĩa đệm đều bị suy yếu, không được cung cấp dưỡng chất đầy đủ nên rất dễ xảy ra thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

Ngoài những nguyên nhân chính trên đây, nếu bạn không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, làm việc quá độ cũng có thể khiến đĩa đệm, xương khớp bị thoái hóa sớm.

Thoái hóa do đĩa đệm bị mất nước
Thoái hóa do đĩa đệm bị mất nước

Nhận biết thoái hóa đĩa đệm qua từng giai đoạn

Đĩa đệm bị thoái hóa sẽ chuyển biến qua từng giai đoạn, mỗi một giai đoạn sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Điển hình như:

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm ở giai đoạn khởi phát

  • Vùng lưng, cổ xuất hiện những cơn đau ở cấp độ nhẹ, cơn đau không xảy ra thường xuyên. Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với việc bị chấn thương nhẹ hay các bệnh lý viêm đau xương khớp khác
  • Khi ngồi xuống hoặc đứng lên cảm thấy khó khăn, hơi đau, cứng khớp lưng
  • Nếu đứng, ngồi hay giữ một tư thế liên tiếp trong một thời gian dài sẽ khiến lưng bị đau khi cử động

Triệu chứng bệnh lý khi bệnh đã tiến triển đến cấp độ vừa – nặng:

  • Đau lưng, cổ kéo dài âm ỉ liên tục vài tiếng đồng hồ mới thuyên giảm
  • Đau lan rộng ra vùng vai gáy, thắt lưng, mông đùi
  • Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau dữ dội và đột ngột, nhất là khi vận động lưng mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường
  • Cứng cột sống
  • Đi đứng bị thường cũng bị đau, cơn đau râm ran rất khó chịu
Những cơn đau đột ngột ở vùng lưng và cổ là những triệu chứng đầu tiên của bệnh
Những cơn đau đột ngột ở vùng lưng và cổ là những triệu chứng đầu tiên của bệnh

Có những dạng thoái hóa đĩa đệm nào?

Như đã đề cập ở trên, đĩa đệm là những đệm giữa đốt sống, là một bộ phận của đốt sống. Do vậy, các dạng thoái hóa về cơ bản chỉ liên quan đến cột sống. Theo đó, bệnh được chia làm 2 dạng phổ biến là: Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tỷ lệ bệnh nhân mắc thoái hóa đĩa đệm thắt lưng rất cao, đặc biệt là thoái hóa đĩa đệm L5 – S1. Không phải ai mắc bệnh cũng xuất hiện những cơn đau bất thường, tuy nhiên đa phần đau lưng là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh.

Đau lưng có thể bắt đầu từ việc lưng bị chấn thương do va chạm hoặc tai nạn. Cơn đau bắt đầu ở khu vực thắt lưng và tiếp tục lan rộng xuống mông và hai chân. Người bệnh sẽ có cảm giác lưng nặng nề như bị vật nặng đè lên. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngứa chân, tê bì hai chân, hai chân mất sức.

Thông thường những đau đớn do đĩa đệm thắt lưng bị thoái hóa có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng nếu không được chữa trị đúng cách. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn đối với một vài động tác thường ngày như đi lại, xoay người, đứng lên ngồi xuống,…

Bệnh thường gặp ở độ tuổi 40 – 60 khi đĩa đệm đã rơi vào tình trạng mất nước trầm trọng, số khác là do lồi đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống.

Thoái hóa đĩa đệm ở đốt sống thắt lưng
Thoái hóa đĩa đệm ở đốt sống thắt lưng

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ

Tương tự như đĩa đệm bị thoái hóa ở cột sống thắt lưng, bệnh nhân mắc thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ cũng gặp phải những cơn đau triền miên, cứng khớp và khó vận động. Cơn đau sẽ bắt đầu từ các đốt sống cổ, lan xuống vai gáy và các cánh tay. Bệnh xảy ra ở đốt sống cổ dễ phát hiện hơn vì hai cánh tay sẽ có những biểu hiện rõ rệt.

Các đầu ngón tay và cả cánh tay thường xuyên bị tê bì, mất cảm giác, cầm nắm vật dụng không chắc chắn là những biểu hiện thường thấy. Khớp cổ bị đau, cứng khiến người bệnh rất khó quay đầu ra phía sau, cánh tay cũng bị hạn chế biên độ xoay.

[pr_middle_post]

Thoái hóa đĩa đệm ở đốt sống cổ
Thoái hóa đĩa đệm ở đốt sống cổ

Bệnh lý thoái hóa đĩa đệm có gây biến chứng nguy hiểm không?

Thoái hóa đĩa đệm có gây biến chứng nguy hiểm không? Trả lời vấn đề, các chuyên gia khẳng định, đây không phải là bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những bệnh lý xương khớp NGUY HIỂM ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Hạn chế vận động: Hầu hết bệnh nhân mắc thoái hóa đĩa đệm cấp độ nặng đều bị hạn chế vận động. Không nhắc đến những vận động mạnh mà ngay cả việc đi đứng, cầm nắm đồ đạc cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này gây nên những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Đau đớn dữ dội: Cơn đau sẽ không đơn thuần như viêm đau khớp, một khi đĩa đệm bị lồi, tràn ra ngoài đè lên các rễ thần kinh sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn rất nhiều. Thậm chí khi ho hay hắt xì mạnh cũng khiến cột sống đau nhói.
  • Rối loạn cảm giác: Chứng tê bì chân tay sẽ trở nên nặng nề hơn khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn, trong trường hợp nặng người bệnh có thể bị mất sức ở cả tay và chân khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, lao lực.
  • Teo cơ: Teo cơ xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, dây thần kinh cơ bị ảnh hướng, bị chết khiến các cơ cũng không được nuôi dưỡng mà dần teo lại. Teo cơ nhẹ khiến hạn chế vận động, teo cơ nặng có thể khiến người bệnh bị tàn phế, bại liệt hoàn toàn.
  • Rối loạn cơ tròn: Tình trạng này gặp ở những trường hợp bị thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến các dây thần kinh thắt lưng bị rối loạn, người bệnh sẽ mất đi sự kiểm soát đối với chức năng đại tiểu tiện.

Có thể thấy, đây không phải là một bệnh lý đơn giản, người bệnh hoàn toàn không nên chủ quan với những triệu chứng ban đầu. Hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Phương án điều trị thoái hóa đĩa đệm hiệu quả

Tùy tình trạng thoái hóa mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị riêng biệt cho từng ca bệnh riêng biệt. Chủ yếu, những phương án sau vẫn đang được áp dụng phổ biến nhất.

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc điều trị đĩa đệm bị thoái hóa về cơ bản giống với thuốc điều trị bệnh lý xương khớp thông thường. Bởi lẽ, nguyên tắc điều trị khi dùng thuốc vẫn là hướng đến mục đích giảm triệu chứng cơn đau nhức, tê bì; giảm sưng viêm và ngăn ngừa những tiến triển xấu của bệnh:

  • Thuốc giảm đau thông thường dạng uống: Paracetamol, Tramadol, Neurontin,…
  • Thuốc giảm đau dạng bôi ngoài da: Emulgel, Voltaren,…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Piroxicam, Etoricoxib, Diclofenac, Celecoxib, Meloxicam,…
  • Thuốc điều trị tác dụng chậm: Chondroitin sulfate, Piascledine, Acid hyaluronic, Glucosamine sulfate,…
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Hydrocortison

Điều trị bằng thuốc tuy giảm đau nhanh nhưng không có tác dụng lâu dài, chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ đến vừa phải, không có nguy cơ biến chứng. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, dạ dày,… cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Dùng thuốc là phương pháp giảm đau nhanh nhất
Dùng thuốc là phương pháp giảm đau nhanh nhất

Điều trị ngoại khoa

Là phương pháp điều trị tận gốc các đĩa đệm bị thoái hóa, loại bỏ đĩa đệm chèn ép dây thần kinh; phục hồi cấu trúc và chức năng cột sống. Có khá nhiều hình thức can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật mổ hở, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật bằng tia laser,…

Quá trình phẫu sẽ có thể xảy ra một vài biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân không nên quá lo lắng vì các y học ngày nay vô cùng tiên tiến, tỷ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên, phẫu thuật là một hình thức khá tốn kém, không phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.

Phương pháp hỗ trợ bằng tập luyện

Bên cạnh các phương pháp điều trị chính, đĩa đệm bị thoái hóa sẽ nhanh chóng hồi phục hơn nếu bệnh nhân chăm chỉ thực hiện các bài tập hỗ trợ dưới đây:

Bài tập 1:

  • Nằm sấp thẳng người
  • Hai tay dang rộng ngang vai, hai mũi chân chạm sàn, bàn chân vuông góc với mặt sàn
  • Giữ trạng thái từ 10 – 20s

Bài tập 2:

  • Nằm sấp thẳng người
  • Hai tay để dọc thân người, chân thẳng
  • Từ từ nâng đầu hướng lên trên, giữ lưng luôn thẳng
  • Từ từ hạ đầu xuống, lặp lại động tác 10 – 15 lần

Bài tập 3:

  • Nằm sấp thẳng người, chống hai tay xuống mặt sàn
  • Từ từ nâng thân trên hướng lên đẩy người căng tối đa, cẳng tay giữ thẳng
  • Giữ trạng thái 5 – 10s rồi trở về trạng thái ban đầu, lặp lại động tác 10 lần
Các bài tập giãn cơ nên được áp dụng hằng ngày
Các bài tập giãn cơ nên được áp dụng hằng ngày

Phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm hiệu quả tại nhà

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, bạn đọc nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tại nhà như sau:

  • Thể dục thể thao đều đặn: Có rất nhiều động tác đơn giản tác động lên các đốt sống cổ và cột sống thắt lưng mà bạn có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi không tốn thời gian và công sức. Điều quan trọng cần nhớ khi tập thể dục đó là khởi động kỹ trước khi tập, tập luyện vừa sức và tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể quá nặng khiến áp lực lên các đốt cột sống trở nên nặng nề hơn. Đây chính là nguyên nhân điển hình gây thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm bị thoái hóa ở những người thừa cân, béo phì. Hãy cố gắng tập luyện và ăn uống lành mạnh để giữ cân nặng ở mức cho phép.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Thực phẩm cần bổ sung cho bệnh nhân đó là nhóm thực phẩm giàu collagen, protein, vitamin D, vitamin K, canxi, omega 3,… Xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ và khoa học để cơ thể luôn đáp ứng đủ nhu cầu.
  • Tránh xa chất kích thích: Rượu, bia, đồ uống có cồn, cafe đặc biệt là thuốc lá đặc biệt gây hại cho đĩa đệm cột sống. Vì thế, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với những chất này, kể cả khói thuốc lá.

Thoái hóa đĩa đệm không dễ để chẩn đoán vì có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Vì thế, việc thăm khám bác sĩ chuyên gia là điều đặc biệt cần thiết. Hãy nhanh chóng sắp xếp thời gian để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?