Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Phải Lưu Ý Những Gì? (Giải Đáp)

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tái phát, tổn thương dây thần kinh hay thoái hóa cột sống. Chính vì vậy, cần phải thực hiện chế độ chăm sóc hậu phẫu thật tốt để hạn chế những nguy cơ đó. Bên cạnh tuân thủ chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cần thiết sau quá trình mổ thoát vị đĩa đệm.

Những lưu ý sau mổ thoát vị đĩa đệm
Những lưu ý sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Hẳn đây chính là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân và cả những ai có người thân phải mổ thoát vị đĩa đệm. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Để xây dựng được bữa ăn cân bằng, lành mạnh cho người mổ thoát vị đĩa đệm, sau đây là những thông tin mà bạn cần biết:

Các nhóm thực phẩm nên ăn sau mổ thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên ăn sau mổ thoát vị đĩa đệm phải kể đến như:

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên bổ sung protein

Protein là một trong những thành phần quan trọng, hình thành nên phần lớn các tế bào của cơ thể. Chúng đóng vai trò thúc đẩy sự hình thành mô mới, rút ngắn thời gian làm lành vết mổ. Chính vì thế, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là các protein lành mạnh, dễ tiêu như: nấm, các loại đậu, cá, trứng, sữa…

Canxi và photpho rất cần thiết cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm

Đây là hai khoáng chất chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại và duy trì mật độ xương ở mức cần thiết. Chú ý đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp lý giữa hai loại khoáng chất này. Cung cấp quá nhiều Photpho sẽ làm mất cân bằng, cơ thể phải huy động Canxi từ xương vào máu để điều hòa, từ đó làm lượng Canxi trong xương bị giảm xuống thấp quá mức.

Bổ sung Canxi và Photpho sau mổ thoát vị đĩa đệm
Bổ sung Canxi và Photpho sau mổ thoát vị đĩa đệm

Vitamin giúp mau lành vết thương sau mổ thoát vị đĩa đệm

  • Vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, bơ, nấm, thịt nạc, bông cải xanh.. tham gia vào sự tạo máu (B9, B12), cải thiện khả năng tuần hoàn máu (B1), tăng cường miễn dịch (B2), đưa các dưỡng chất cần thiết cũng như yếu tố chống viêm đến hỗ trợ tái tạo vết thương. Đồng thời, vitamin nhóm B còn có tác dụng giảm đau dây thần kinh rất tốt, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Vitamin C cho tác dụng chống oxy hóa rất tốt, làm tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, nó làm tăng hấp thu sắt – một trong những thành phần tạo máu, góp phần không nhỏ cho sự liền miệng vết mổ. Cam, quýt, chanh, dâu tây, ổi, ớt chuông, bông cải xanh, kiwi…là những loại thực phẩm rất giàu vitamin C.
  • Vitamin D đảm bảo sự hấp thu, phân phối Canxi và Photpho, có nhiều trong cá, tôm, gan bò, trứng, nấm…

Glucosamine và chondroitin hỗ trợ tốt cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm

Hai hợp chất này được xem là có tác dụng kích thích sản sinh chất nhầy, làm liền bao xơ, ức chế các enzyme gây thoái hóa sụn, tăng cường khả năng đàn hồi và vận động của cột sống. Hạnh nhân, đậu phộng, cá, nước hầm xương sườn và sụn động vật… là những thức ăn chứa nhiều glucosamine và chondroitin.

Các loại rau, củ, quả nên được ưu tiên sử dụng sau phẫu thuật
Các loại rau, củ, quả nên được ưu tiên sử dụng sau phẫu thuật

Ngoài ra, bổ sung nước và chất xơ cũng hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn chứng táo bón sau phẫu thuật do ít vận động.

Nhóm thức ăn cần phải kiêng khem sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên kiêng những loại thức ăn sau:

  • Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, tinh bột như đồ chiên, các loại bánh làm từ nếp…sẽ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… ảnh hưởng lên hệ thần kinh, có thể gây ra những trạng thái tâm lý không ổn định ở người bệnh. Đồng thời, với lượng sử dụng khác nhau, chúng làm mạch máu co giãn thất thường. Hậu quả là khiến cho vết mổ lâu lành.
  • Thực phẩm cay nóng và các loại có chứa nhiều purin (như nội tạng động vật, thịt lên men…) kích thích các yếu tố gây viêm, sưng đau khó chịu tại khớp xương.

Không ăn quá nhiều, quá no, nạp quá nhiều calo vào cơ thể trong khi các vận động bị hạn chế. Khi đó, có nguy cơ làm tăng cân quá mức, tăng sức ép lên cột sống. Người bị thoát vị đĩa đệm và cả sau mổ thoát vị đĩa đệm đều cần duy trì cân nặng ở mức vừa phải để tránh gây áp lực không cần thiết cho đĩa đệm cột sống vốn đã chứa sẵn nhiều nguy cơ do bệnh lý.

Cách chế biến một số món ăn bổ dưỡng dành cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng nên ăn sau khi mổ thoát vị đĩa đệm:

Cháo yến mạch

Đây là món ăn lý tưởng cho người mới mổ thoát vị đĩa đệm, đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại rất dễ tiêu.

Cháo yến mạch
Cháo yến mạch

Nguyên liệu: bột yến mạch (50g), đậu hà lan (20g), cà rốt (20g), bí đỏ (20g), nấm đông cô (4 tai), xương sườn heo (100g), hành ngò, nửa thìa dầu oliu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu.
  • Xay nhỏ cà rốt, bí đỏ và đậu hà lan, hành ngò cắt khúc nhỏ.
  • Xương sườn heo đem hầm nhừ cùng với nấm đông cô.
  • Thêm dầu oliu, cà rốt, bí đỏ, và đậu hà lan vào nấu 5 phút.
  • Cho bột yến mạch vào nồi, nấu thêm hai phút nữa, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, rải hành ngò lên cho thơm và nên dùng khi còn ấm nóng.

Su su xào tôm

Quả su su chứa nước với tỷ lệ cao, lại giàu chất xơ giúp cải thiện khả năng tiêu hóa ở người mới phẫu thuật. Đồng thời các chất chống oxy hóa và kháng viêm trong quả su su như vitamin C, myricetin… kết hợp với tôm – loại thực phẩm chứa nhiều protein, canxi, sắt, vitamin B12, omega- 3 góp phần thúc đẩy vết mổ mau lành.

Su su xào tôm cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm
Su su xào tôm cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu: su su (100g), tôm tươi (50g), dầu oliu (2 thìa cà phê), tỏi, hành ngò.

Cách thực hiện:

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, lột chỉ đất, ướp chút muối.
  • Su su gọt vỏ, thái sợi, rửa sạch với nước muối cho đỡ nhựa.
  • Tỏi đập dập, phi với dầu oliu cho thơm, rồi bỏ tôm vào xào xơ, cho tiếp su su vào xào đến chín, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc ra đĩa, rải hành ngò lên trên.

Tập luyện sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như thế nào?

3 tháng đầu mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hạn chế tối đa mọi sự vận động để tránh gây áp lực, tổn hại lên phần cột sống mới phẫu thuật. Trong thời gian này, có thể thực hiện các động tác đơn giản như trình bày ở dưới đây:

Trong tuần đầu tiên

Sau nửa ngày mổ, người bệnh nằm ngửa trên giường cứng, hai chân chống xuống giường, tay đặt trên bụng, hít sâu vào bằng mũi, thở từ từ ra bằng miệng. Ngày làm 4 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút.

Sau mổ một ngày

Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trên giường cứng, thực hiện gấp duỗi các ngón chân và cổ chân (tối đa mức có thể). Sau đó gấp gối lần lượt từng bên chân, chân gấp chạm sát mặt giường. Thực hiện nhiều lần trong ngày.

Cách chuyển tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng

Đeo nẹp, tay trái bệnh nhân đặt vuông góc, hướng lên trên về phía bên trái. Chân phải gập gối, bàn chân tì lên mặt giường. Đặt chăn/gối phía bên trái, nghiêng người sang trái (có thể dùng tay hỗ trợ đỡ lưng người bệnh), gác chân phải lên gối/chăn.

  • Các động tác ngồi dậy hay nằm xuống đều thực hiện một cách cẩn thận, chậm rãi cùng với sự hỗ trợ của người thân.
  • Từ ngày thứ 4, bệnh nhân nên đi lại đều đặn, từ từ, chậm rãi để cột sống cơ bản không mất đi độ linh hoạt. Có thể thực hiện gấp duỗi cổ chân, bàn chân và khớp gối ở tư thế ngồi trên ghế (có đeo nẹp).
  • Tuyệt đối thực hiện kiêng khem cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không cúi nhặt, nâng đỡ hay khiêng vác vật nặng, không xoay, vặn, ưỡn người… Không tham gia bất kì môn thể thao vận động nào.
Tập luyện sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Tập luyện sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Chỉ đến tháng thứ 4, người bệnh mới được phép bắt đầu thực hiện môn thể thao nhẹ nhàng, không mang tính đối kháng hay các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm kéo dãn cơ và cột sống nhằm khôi phục dần tính linh động cũng như chức năng của cột sống.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?