Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Tình trạng khát nước kèm đi tiểu nhiều thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Khát nước do bị bệnh tiểu đường là hiện tượng khát nước diễn ra liên tục trong ngày, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy tại sao tiểu đường lại khát nước? Bài viết dưới đây hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên.

Nguyên nhân tại sao tiểu đường lại khát nước?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa insulin, từ đó khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao. Theo nghiên cứu, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chứng khát nước ở bệnh nhân bị đái tháo đường, cụ thể như sau:

Đường huyết tăng cao

Khi bị mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường huyết trong máu tăng cao, gây áp lực lên thận, kích thích thận sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn. Để hạn chế tình trạng dư thừa đường, gây mất nước, thận đã gửi tín hiệu khát nước liên tục. Bên cạnh đó, khi lượng đường huyết tăng cao, cơ thể cũng có cảm giác thiếu nước, muốn uống nước để pha loãng nồng độ đường trong máu.

Tại sao tiểu đường lại khát nước
Tại sao tiểu đường lại khát nước?

Thiếu insulin

Khi người bệnh không thể sử dụng glucose do thiếu insulin, cơ thể sẽ bắt đầu sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng thay thế. Điều này dẫn đến ketone tích tụ với số lượng lớn làm cho máu có vị chua do chứa nhiều axit và khiến cơ thể bị mất nước, gây cảm giác khát nước ở người bệnh.

Người bị bệnh tiểu đường uống nhiều nước có tốt không?

Nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chất lỏng này tham gia vào quá trình hình thành tế bào, là dung môi của nhiều chất dinh dưỡng khác. Thường xuyên uống nước sẽ giúp cung cấp nguồn khoáng và oxy cho các tế bào, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Do đó ta cần phải uống đủ nước. Những người mắc bệnh tiểu đường lại càng cần uống nhiều nước hơn bởi nước có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe người bệnh như:

Giúp hạ đường huyết

Người bị mắc bệnh tiểu đường thì sẽ có hàm lượng glucose trong máu tăng cao, khi được đo lúc đói, nồng độ này sẽ rơi vào khoảng 126 mg/dl (7 mmol/l). Chính vì vậy, người bệnh cần bổ sung nhiều nước để làm giảm hàm lượng đường huyết trong cơ thể.

Uống nhiều nước giúp hạ đường huyết hiệu quả
Uống nhiều nước giúp hạ đường huyết hiệu quả

Giải tỏa cơn khát, ngăn ngừa mất nước

Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao, nó có xu hướng hút nước từ các mô và khiến người bệnh khát nước thường xuyên. Bên cạnh đó thì việc đi tiểu nhiều lần cũng là nguyên nhân gây thiếu nước cho người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên uống nhiều nước để duy trì sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Đào thải các chất độc hại

Uống nước có lợi cho việc thải trừ các chất có chuyển hóa độc hại ra ngoài cơ thể. Có thể phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng về đường tiết niệu, tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng khuẩn. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước, da sẽ trở nên khô, ngứa và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi

Việc uống nhiều nước đối với bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường còn có tác dụng tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu đến các vùng ngoại vi. Từ đó làm giảm và các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như suy thận, mù mắt, đột quỵ, đau tim,…

Như vậy có thể thấy, đối với người bị bệnh tiểu đường khát nước, lượng nước nạp vào cơ thể là rất quan trọng. Bạn nên nạp khoảng 2-2,5 lít nước/ngày và cần chú ý chia nhỏ số lần uống, không nên uống quá nhiều cùng một lúc. Tránh uống nước ngọt, nước có gas, nên uống nước đã được đun sôi hay nước khoáng. Trước và sau khi vận động cũng đều nên uống nước, mỗi lần có thể uống 150-200ml là phù hợp.

Người bị bệnh tiểu đường rất khát nước, do đó bạn cần bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày
Người bị bệnh tiểu đường rất khát nước, do đó bạn cần bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày

Bệnh tiểu đường gây khát nước có nguy hiểm không?

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường đều không có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện mình bị tiểu đường khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hoặc có nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, chân, thần kinh…

Theo nghiên cứu thì bệnh tiểu đường bị khát nước được coi là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tiểu đường do tế bào ít hoặc không tiết ra chất insulin. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em, trẻ vị thành niên. Các triệu chứng thường gặp nhất là đói bụng, sụt cân nhanh chóng, người mệt mỏi uể oải.

Khi ở giai đoạn 1, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này. Bạn cần tuân thủ theo chế độ ăn uống và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát được lượng đường trong máu.

Bị bệnh tiểu đường khát nước nên làm gì?

Mức đường huyết cao là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tiểu đường khát nước bất thường. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng để giảm lượng đường trong máu. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường tại nhà.

Bệnh tiểu đường bị khát nước là một triệu chứng có thể khắc phục được tại nhà
Bệnh tiểu đường bị khát nước là một triệu chứng có thể khắc phục được tại nhà
  • Hạn chế hấp thu thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-60% lượng tinh bột so với người khỏe mạnh, bình thường để tránh làm tăng mức đường huyết sau khi ăn.
  • Ăn nhiều các loại rau, củ quả: Rau xanh và các loại củ quả là lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với người bị bệnh đái tháo đường. Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp giảm cảm giác khô miệng, khát nước liên tục. Một số loại trái cây ít đường được khuyên dùng như: Dâu tây, bơ, dưa lê, kiwi, cam, quýt, bưởi,…
  • Ăn ít muối: Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều muối để tránh giảm áp lực tới thận, nên ăn tối đa khoảng 6g muối mỗi ngày. Ít ăn các món xào, chiên, rán… thay vào đó nên chế biến món ăn theo cách hấp, luộc, hầm..
  • Bổ sung chất béo có lợi cho cơ thể: Nên ăn nhiều thịt, cá để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng không nên ăn nội tạng động vật.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, phù hợp thì bệnh nhân bị tiểu đường cũng nên tăng cường tập thể dục để thúc đẩy glucose trong máu được đưa vào tế bào. Nhờ đó, sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc vận động. Tuy nhiên, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, thực hiện kiên trì và đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe bản thân.
  • Nhai kẹo cao su không đường: Việc nhai kẹo cao su không đường sẽ làm tăng tiết nước bọt, giảm cảm giác khô miệng và khát nước cho bệnh nhân.
  • Nên uống nhiều nước lọc: Uống nhiều nước lọc là biện pháp nhanh nhất giúp giải tỏa cơn khát kèm những lợi ích đã được nêu ở trên.
  • Chăm sóc răng miệng mỗi ngày: Người bị bệnh tiểu đường hay khát nước nên đánh răng súc miệng sạch sẽ mỗi ngày. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để phòng tránh các bệnh về răng miệng.

Với vấn đề “tại sao tiểu đường lại khát nước”, hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời xác đáng nhất. Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy, ngay khi sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của sức khỏe, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?