Các loại thuốc tiểu đường insulin thông dụng nhất hiện nay

Thuốc tiểu đường insulin là lựa chọn duy nhất của những người bị đái tháo đường tuýp 1 nếu muốn điều trị bệnh này. Hiện nay, có cả insulin tác dụng nhanh, chậm hoặc kéo dài, tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc và liều lượng tiêm sao cho phù hợp.

Bệnh tiểu đường insulin là gì?

Bệnh tiểu đường insulin chính là tiểu đường tuýp 1. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do người mắc bệnh này phải phụ thuộc vào insulin ngoại sinh suốt đời thông qua đường tiêm để duy trì sự sống.

Bệnh tiểu đường insulin chính là đái tháo đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường insulin chính là đái tháo đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường insulin có những đặc điểm như sau:

  • Bệnh xảy ra khi tế bào beta của tụy bị phá hủy cho nên người bệnh không còn hoặc là còn rất ít insulin.
  • Người bệnh bị tăng glucagon trong máu, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị gây biến chứng.
  • Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng thường là trẻ em và thanh thiếu niên. Phương pháp điều trị bệnh bắt buộc là tiêm insulin suốt đời.
  • Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ngay trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi khởi phát với các biểu hiện lâm sàng là ăn nhiều, sút cân, đi tiểu nhiều và khát nước.

Insulin là gì? Có vai trò thế nào trong việc kiểm soát đường huyết?

Insulin là hormon được sản sinh bởi các tế bào beta đảo tụy của tuyến tụy. Nó có khả năng tác động đến quá trình dự trữ và cả sử dụng glucose của các mô trong cơ thể, đặc biệt là tại mô mỡ, cơ và gan.

Insulin là hormon duy nhất có thể làm giảm được nồng độ đường trong máu. Trong điều trị bệnh tiểu đường, tùy từng trường hợp cụ thể mà insulin có thể được bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân.

Insulin có tác dụng giảm nồng độ đường trong máu
Insulin có tác dụng giảm nồng độ đường trong máu

Mục đích của phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin là:

  • Cung cấp lượng insulin ngoại sinh phù hợp với mức độ bài tiết insulin sinh lý của cơ thể người bệnh.
  • Kiểm soát đường trong máu đối với những bệnh nhân đái tháo đường không thể dùng được dạng thuốc uống. Đó chính là người bị tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường type 2 đang mắc các bệnh lý cấp tính.

Các loại thuốc tiểu đường insulin thông dụng nhất hiện nay

Insulin ngoại sinh chỉ có dạng tiêm chứ không có dạng uống. Mặc dù thuốc này trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhưng suy cho cùng chúng đều có chung tác dụng là cung cấp insulin cho cơ thể. Điểm khác biệt duy nhất giữa các loại thuốc này là ở thời điểm phát huy tác dụng và thời gian duy trì hiệu quả.

Thuốc tiểu đường insulin tác dụng nhanh và ngắn

Thuốc tiểu đường insulin tác dụng nhanh, ngắn bao gồm 2 loại chủ yếu là regular insulin và ­ insulin analog. Cụ thể:

Regular insulin: Đây là loại tinh thể insulin zinc dạng hòa tan có tác dụng ngay sau 30 phút khi tiêm dưới da và hiệu quả kéo dài trong 5 – 7 giờ với liều bình thường. Thuốc này có thể truyền tĩnh mạch ngay cả khi người bệnh đang điều trị cấp cứu hôn mê do nhiễm axit ceton hay khi phẫu thuật.

Regular an toàn cho người dùng
Regular an toàn cho người dùng

Insulin analog: Insulin analog cũng là nhóm thuốc có tác dụng nhanh, ngắn, phổ biến nhất là aspart, glulisine và lispro:

  • Bơm tiêm tiểu đường Insulin Aspart: Thay thế α-axit amin proline có vị trí B28 bằng aspartic acid
  • Thuốc Insulin lLspro: α-axit amin proline nằm tại vị trí B28 đã được đổi chỗ với α-axit amin lysine ở vị trí B29
  • Thuốc Insulin Lulisine: α-axit amin asparagine ở vị trí B3 được thế chỗ bằng lysine. Bên cạnh đó lysine ở vị trí B29 cũng được thay thế bằng axit glutamic.

3 loại insulin analog trên đều có khuynh hướng tạo thành hexamer ít hơn so với human insulin. Sau khi tiêm dưới da, chúng sẽ phân ly nhanh thành monomer và được cơ thể người bệnh hấp thu, đạt đỉnh tác dụng chỉ sau khoảng 1 tiếng.

Sự thay đổi cấu trúc của thuốc như đã nói ở trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc chúng gắn vào thụ thể insulin. Thời gian phát huy tác dụng của thuốc sẽ kéo dài khoảng 4 giờ đồng thời cũng không thay đổi theo liều dùng.

Chú ý: Do thuốc insulin analog có tác dụng nhanh nên bệnh nhân cần lưu ý có bổ sung đầy đủ lượng carbohydrate trong đầu bữa ăn.

[pr_middle_post]

Nhóm thuốc insulin tác dụng trung bình

Nhóm thuốc insulin tác dụng trung bình chính là Neutral Protamine Hagedorn (gọi tắt là NPH). Thuốc này có tác dụng kéo dài hơn so với Regular insulin và ­Insulin analog là nhờ vào việc phối hợp hài hòa giữa 2 phần insulin zinc hòa tan cùng 1 phần protamine zinc insulin.

Thuốc NPH cho nhiều đối tượng
Thuốc NPH cho nhiều đối tượng

Sau khi Neutral Protamine Hagedorn được tiêm dưới da của người bệnh, nó sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 2 – 4 giờ và đạt hiệu quả tốt nhất sau 6 – 7 giờ. Đáng chú ý, công dụng của nó có thể được duy trì liên tục trong 10 – 20 giờ. Thông thường, liều lượng mà người bệnh tiểu đường cần tiêm thuốc này là 2 lần mỗi ngày.

Insulin tác dụng chậm và kéo dài

Nhóm thuốc Insulin tác dụng chậm và kéo dài bao gồm 2 loại thông dụng nhất là glargine và degludec. Cụ thể:

  • Insulin glargine: Đây là thuốc dạng dung dịch trong, pH axit. Khi tiêm dưới da, nó sẽ lắng đọng thành vô số các phân tử nhỏ và được phóng thích một cách từ từ vào máu. Thuốc này có tác dụng kéo dài liên tục trong 24 giờ, liều dùng mỗi ngày là tiêm 1-2 lần dưới da để tạo nồng độ insulin nền. Đang chú ý, Insulin glargine còn sử dụng được cho cả phụ nữ có thai.
  • Insulin degludec: Thuốc này phát huy hiệu quả trong 30-90 phút sau khi tiêm vào da người bệnh. Nó có thể duy trì tác dụng trong hơn 42 giờ, tuy nhiên, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm đi 1 nửa sau 25 giờ.

Nhóm thuốc tiểu đường insulin trộn, hỗn hợp

Insulin trộn, hỗn hợp đựng trong 1 lọ hoặc bút mềm, nó được tạo thành từ sự pha trộn giữa 2 loại insulin là loại tác dụng nhanh và tác dụng dài. Mục đích của sự kết hợp này là để thuốc vừa chuyển hóa carbohydrat trong bữa ăn và vừa có thể tạo ra nồng độ insulin nền giữa các bữa ăn của người bệnh.

Dạng thuốc Mixtard được sử dụng nhiều
Dạng thuốc Mixtard được sử dụng nhiều

Các loại Insulin trộn, hỗn hợp được sử dụng hiện nay gồm:

  • Insulin Mixtard 30: Thành phần của loại thuốc này chứa 70% insulin isophane và 30% insulin hòa tan.
  • Novomix 30: Bao gồm 70% thành phần insulin aspart kết tinh cùng với protamin và 30% lượng insulin aspart hòa tan.
  • Ryzodeg: Thuốc có chứa 70% insulin degludec và 30% insulin aspart.
  • Humalog 50:50: Thành phần thuốc gồm 50% neutral protamine lispro và 50% Insulin Lispro.

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì khi tiêm insulin?

Tiêm insulin mặc dù không quá phức tạp tuy nhiên người bệnh cũng lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để thuốc phát huy tốt hiệu quả và quá trình tiêm cũng diễn ra thuận lợi hơn:

  • Thay đổi vị trí tiêm thường xuyên: Mục đích là giúp người bệnh dự phòng được tình trạng rối loạn lipid. Bởi lâu dần lớp mỡ dưới da tại vị trí tiêm thường xuyên có thể bị tích tụ lại và cản trở quá trình hấp thụ insulin. Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên tiêm vào bụng, đùi, mông hoặc cánh tay.
  • Sát trùng sạch sẽ da trước khi tiêm: Điều này giúp hạn chế vết tiêm bị nhiễm khuẩn. Bạn hãy lấy 1 miếng bông gòn thấm vào cồn sau đó thoa đều lên vị trí tiêm, để trong 20 – 30 giây cho khô rồi mới tiến hành tiêm. Đồng thời, trong quá trình tiêm cũng cần đeo găng tay cao su để giữ vệ sinh.
  • Kiểm soát đường huyết mỗi ngày: Trong suốt quá trình điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin, bạn hãy kiểm tra chỉ số thường xuyên bằng máy đo đường huyết Mục đích là theo dõi sự thay đổi của nồng độ đường trong máu, qua đó điều chỉnh lại lượng tiêm insulin cho phù hợp.
  • Không tiêm thuốc insulin quá sâu vào da: Việc tiêm thuốc vào lớp cơ thịt sâu bên trong thì chắc chắn tác dụng của insulin sẽ không được lâu.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng tiêm insulin: Tự bản thân bệnh nhân không thể quyết định việc tiêm loại insulin nào và tiêm bao nhiêu. Bởi vậy, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về điều này.
  • Sau khi tiêm thuốc người bệnh có thể ăn uống ngay mà không cần đợi quá lâu: Insulin phát huy tác dụng rất nhanh khi được tiêm vào cơ thể,vì vậy, đường huyết của người bệnh sẽ được hạ tức thì. Lúc này bạn có thể ăn uống ngay để cơ thể không bị quá đói.

Vừa rồi là các loại thuốc tiểu đường insulin thông dụng nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất thì bạn đừng quên nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?