Bệnh Tiểu Đường Ăn Cơm Nếp Được Không? Những Lưu ý Khi Sử Dụng

Các món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, cơm nếp, bánh chưng,… là những món ăn gần gũi với văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Tuy nhiên những loại thực phẩm này lại chứa hàm lượng tinh bột, làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể. Do đó nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không? Nếu có thì nên ăn như thế nào cho thích hợp. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tác dụng của cơm nếp đối với sức khỏe con người

Gạo nếp là một loại gạo đặc biệt, có nhiều điểm khác biệt so với các loại gạo khác như có mùi thơm, tính dẻo, khả năng kết dính giữa các hạt dạo với nhau,… Loại gạo này thường được sử dụng để làm xôi, chè, bánh,…

Trong Đông y, gạo nếp có vị ngọt, thơm dẻo, tính ẩm, giúp bổ tỳ vị hư yếu, giúp nhuận phế tiêu đờm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g gạo nếp có chứa khoảng 344 kcal, 82g carbohydrate, 0.6g chất béo, protein, vitamin B, E, lipid, tinh bột, niacin, calcium, phosphorus,… cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động sống.

Gạo nếp là môt loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên không phải người nào cũng có thể sử dụng được các chế phẩm của nó
Gạo nếp là môt loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên không phải người nào cũng có thể sử dụng được các chế phẩm của nó

Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng gạo nếp để hỗ trợ cải thiện các vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Gạo nếp có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người suy nhược, kém ăn, buồn nôn.
  • Thích hợp sử dụng cho người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng, phân nát.
  • Có tác dụng tốt đối với người bị viêm dạ dày mãn tính và viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Gạo nếp cũng được sử dụng để điều trị chứng nôn mửa ở người bệnh.
  • Ngoài ra loại thực phẩm này còn rất tốt cho người bị thiếu máu, phụ nữ sau sinh ít sữa.

Tuy nhiên, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ gây nóng trong người. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến lượng đường huyết tăng cao khó kiểm soát.

Bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không?

Với thắc mắc “Bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không?” thì câu trả lời là không nên. Gạo nếp là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI khá cao. Nếu thường xuyên sử dụng với liều lượng lớn sẽ làm thay đổi lượng đường trong máu. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người mắc bệnh đái tháo đường không sử dụng quá nhiều loại thực phẩm được làm từ gạo nếp như xôi nếp, cơm nếp, bánh chưng,…

Với hàm lượng carbohydrate tương đối cao, người bệnh tiểu đường được khuyên là không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm được làm từ loại gạo này
Với hàm lượng carbohydrate tương đối cao, người bệnh tiểu đường được khuyên là không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm được làm từ loại gạo này

Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Nếu bạn không có sự kiểm soát tốt những loại thực phẩm được nạp vào cơ thể, sẽ rất khó để ổn định đường huyết. Thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy thận, mù mắt, phù chân tay,… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bệnh nên kiêng ăn cơm nếp hoàn toàn. Bạn vẫn có thể ăn một ít nhưng không được sử dụng quá nhiều.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn xôi không?

Đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường, việc ăn xôi nếp hoặc các món ăn làm từ gạo nếp sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của thai nghén. Tuy nhiên do có chứa loại thực phẩm này có chứa tinh bột cao nên nếu người bệnh quá lạm dụng sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó do xôi nếp có độ kết dính cao nên sẽ làm lâu tiêu hơn các loại thực phẩm làm từ những loại gạo thông thường khác. Chính vì thế phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều xôi cùng một lúc sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng,… Vì vậy phụ nữ mang thai chỉ nên ăn xôi với một lượng vừa phải và nên ăn vào buổi sáng. Hoặc bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ cách xa nhau.

[pr_middle_post]

Người bị tiểu đường khi ăn xôi nếp cần lưu ý những gì?

Người bệnh bị đái tháo đường vẫn có thể sử dụng xôi nếp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không làm tăng lượng đường huyết đột ngột, người bệnh cần lưu ý một số điều cơ bản sau:

  • Cơm nếp, xôi nếp có chỉ số đường huyết cao. Vì vậy người bệnh tiểu đường nên ăn xôi với khẩu phần ít, một tuần chỉ nên ăn tối đa 1-2 lần để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao.
  • Khi ăn cơm nếp nên ăn kèm với rau củ hoặc salad để làm giảm lượng tinh bột và đường sau khi ăn. 
  • Người tiểu đường bị các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, ợ hơi,… nên hạn chế sử dụng xôi vào buổi sáng và buổi tối. Bởi khoảng thời gian này sẽ làm tăng lượng đường huyết tăng một cách đột ngột và khó kiểm soát.
  • Nên ăn loại xôi nếp ít dầu mỡ, không nên ăn xôi có mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn. Khi ăn cũng không nên ăn kèm với các loại thịt quay hay giò chả để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
  • Người tiểu đường bị mề đay, mẩn ngứa, có vết thương hở trên da,… tuyệt đối không nên ăn xôi nếp sẽ dễ gây biến chứng nghiêm trọng, làm vết thương khó lành, dễ xuất hiện mủ. 
  • Ngoài ra, để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh nên kiểm tra chỉ số đường huyết của mình sau khi ăn xôi. Nếu chỉ số này cao hơn 7.8mmol/l bạn nên giảm bớt lượng thức ăn từ các loại đồ nếp. Có thể hạn chế được thì rất tốt.
  • Trong quá trình sử dụng cơm nếp nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe. Người bệnh cần ngưng lại ngay và phải tới gặp bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức. Chế độ ăn uống người bệnh tiểu đường có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết. Vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm.
Nắm được những lưu ý trên đây sẽ giúp người bệnh sử dụng cơm nếp một cách an toàn và hiệu quả hơn
Nắm được những lưu ý trên đây sẽ giúp người bệnh sử dụng cơm nếp một cách an toàn và hiệu quả hơn

Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh vấn đề “bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không?” người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học điều độ mỗi ngày. Dưới đây là một số gợi ý các loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên và không nên sử dụng.

Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên sử dụng

Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả như: Rau xanh ( rau mồng tơi, bông cải xanh, rau bina,…), trái cây tươi (bưởi, cam, quýt, ổi, lựu, dâu tây,…), các loại thịt cá (cá hồi, cá trích, cá ngừ,…), các loại thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, tất cả đều bỏ da), sữa (sữa không đường, sữa chua, sữa tách béo, yakult,…), ngũ cốc (yến mạch, hạt chia, hạt óc chó, hạt mè đen,…). Cụ thể như:

  • Trái cây tươi: Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… giúp bổ sung hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào, giúp làm chậm quá trình hấp thu lượng đường vào cơ thể. Chỉ cần ăn những loại trái này mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả.
  • Sữa không đường: Các loại sữa tách béo, sữa không đường là nguồn thực phẩm giàu canxi, kali và vitamin D, giúp xương khớp chắc khỏe, đồng thời giúp giảm cân hiệu quả cho những người bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì.
  • Các loại đậu: Các loại đậu giúp cung cấp nhiều chất xơ mà lại không hề làm tăng đường huyết. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các món ăn làm từ nguyên liệu này.
  • Các loại hạt: Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt chia,… đều là nguồn cung cấp protein, chất xơ và vitamin khổng lồ cho cơ thể, rất tốt cho hệ tuần hoàn và tim mạch. Ngoài ra, sử dụng nhiều loại hạt này cũng không làm người bệnh bị tăng đường huyết.
  • Cá: Duy trì ăn cá mỗi tuần sẽ giúp cung cấp axit béo omega 3, giúp bảo vệ tim mạch, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường. Các loại cá mà người bệnh nên sử dụng là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,…
  • Ngũ cốc: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều magie, crom, chất xơ,… cho cơ thể. Bên cạnh đó, bột yến mạch là nguồn thực phẩm chứa tinh bột duy nhất mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên dùng.

16 Người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày

Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường không nên sử dụng

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như sau: Thực phẩm có nguồn gốc từ gạo nếp (cơm nếp, phở, xôi, bánh chưng,…), thực phẩm được chế biến từ tinh bột (bánh mì trắng, bánh quy, mì gói,…), khoai (khoai lang, khoai tây, khoai mì,…), kẹo, nước ngọt, đường mật, hoa quả sấy, sữa đặc, rượu bia, cafe và những chất kích thích khác…. Lý do là bởi:: 

  • Tinh bột đường: Người bệnh tiểu đường không nên sử dụng các loại tinh bột chế như gạo trắng, bánh mì, mì ống,… bởi những loại thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường huyết khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Thịt mỡ, da động vật: Thịt mỡ và da động vật có chứa rất nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Đồ ăn chiên, rán, nướng: Những loại đồ ăn này thường hấp thị rất nhiều dầu mỡ và chứa nhiều calo, làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Trái cây sấy khô, mứt: Trái cây sấy khô là kẻ thù của bệnh tiểu đường. Bởi nó khiến lượng đường huyết trong cơ thể bị đẩy nhanh không kiểm soát. Vì thế người bệnh cần tuyệt đối tránh xa những loại đồ ăn này.
  • Bia rượu: Bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, huyết áp, gan thận cần tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác. Bởi những loại đồ uống này sẽ làm thay đổi hàm lượng insulin trong máu, không tốt cho người bệnh tiểu đường.

Những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng người bệnh đã có câu trả lời xác đáng cho vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không?”. Với bệnh nhân bị đái tháo đường, bất cứ loại thực phẩm nào nạp vào cơ thể cũng phải đảm bảo an toàn và không làm gia tăng cường đường trong máu. Để xây dựng được cho mình chế độ ăn uống phù hợp và hiệu quả nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh việc tự ý sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?