Sỏi mật có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm?

Bị sỏi mật có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Được biết, 8-10% dân số Việt Nam mắc bệnh sỏi mật, đây cũng là căn bệnh thường gặp ở nước ta. Bệnh sỏi mật không có dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Bệnh sỏi mật là sự mất cân bằng các chất trong dịch mật, từ đó hình thành nên các viên sỏi trong túi mật. Biểu hiện của bệnh sỏi mật có thể nhận biết thông qua tình trạng đau hạ sườn phải, vàng da vàng mắt, sốt hoặc rối loạn tiêu hóa,…

Sỏi mật là việc hình thành các viên sỏi trong túi mật
Sỏi mật là việc hình thành các viên sỏi trong túi mật

Những triệu chứng này có thể xuất hiện liên tục trong một tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh bộc phát cách nhau vài năm. Người bệnh thường vô tình phát hiện bệnh qua thăm khám định kỳ, hoặc thăm khám tổng quát.

Sỏi mật có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi sẽ tạo nên những biến chứng khác nhau. Nhìn chung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng này đều có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Một số biến chứng của bệnh sỏi mật như:

Viêm túi mật cấp

Sỏi mật có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, bệnh có thể biến chứng thành viêm túi mật cấp. Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh sỏi mật. Viêm túi mật cấp xảy ra khi các viên sỏi xuất hiện ở cổ túi mật, làm ùn tắc dịch mật.

Sự tắc nghẽn dịch mật này dẫn đến viêm, nhiễm khuẩn túi mật. Thường có khoảng 20% người viêm túi mật cấp bị nhiễm khuẩn túi mật.

Nhiễm khuẩn túi mật là tình trạng bệnh đã ở mức báo động và có thể đe dọa tính mạng. Người bệnh có thể phát hiện mình bị nhiễm khuẩn túi mật qua một số triệu chứng sau:

  • Sốt cao
  • Nhịp thở dồn dập
  • Tim đập nhanh
  • Rối loạn tâm thần

Với trường hợp viêm túi mật cấp có nhiễm khuẩn, bác sĩ thường chỉ định người bệnh cắt túi mật. Việc cắt túi mật giúp người bệnh tránh các trường hợp xấu như: Vỡ túi mật gây viêm phúc mạc, hoại tử túi mật, hay túi mật mất khả năng hoạt động.

Viêm đường mật là một biến chứng khác của bệnh sỏi mật
Viêm đường mật là một biến chứng khác của bệnh sỏi mật

Viêm đường mật

Viêm đường mật là một biến chứng khác của bệnh sỏi mật. Viêm đường mật xảy ra khi sỏi đường mật trong gan, hoặc sỏi ống mật chủ làm tắc nghẽn đường chảy của dịch mật.

Viêm đường mật có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên với những người có bệnh lý nền về xơ gan, suy thận, áp xe gan hoặc người cao tuổi (trên 50 tuổi) tỷ lệ mắc viêm đường mật sẽ cao hơn. Viêm đường mật do sỏi mật có 2 loại cấp tính và mãn tính.

Một số triệu chứng của bệnh viêm đường mật như:

  • Đau. Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi bị viêm tụy cấp do sỏi mật. Giống như sỏi mật, cơn đau thường xảy ra ở hạ sườn phải, cứng cơ thượng vị. Cơn đau có thể lan lên ngực, lên vai hoặc đau lan ra sau lưng.
  • Vàng da, vàng mắt. Do dịch mật bị ứ đọng, không thể lưu thông, các sắc tố mật ngấm vào máu nên hiện tượng vàng da vàng mắt.
  • Nước tiểu đậm màu. Các sắc tố mật ngấm vào máu dẫn đến nước tiểu bị đậm màu.
  • Sốt cao. Khi bị viêm thường có triệu chứng sốt cao. Ngoài sốt cao, người bệnh có thể vã mồ hôi hoặc rét.
  • Người mệt mỏi, uể oải.
  • Trướng bụng, chán ăn.
  • Ngứa ngáy toàn thân…

Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng trên để phát hiện bệnh. Hoặc bạn có thể đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu,… để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị viêm đường mật
Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị viêm đường mật

Điều trị viêm đường mật có 2 cách:

  • Sử dụng kháng sinh: Nếu bệnh được phát hiện kịp thời, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Có tới 75% chữa khỏi bệnh nhờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Mổ lấy sỏi: Nếu tình trạng viêm đường mật tiến triển nặng, người bệnh sẽ phải mổ (mổ hở hoặc mổ nội soi) để lấy sỏi, khơi thông dòng chảy của dịch mật.

Viêm đường mật là biến chứng của bệnh sỏi mật. Tuy nhiên viêm đường mật vẫn có thể tiếp tục biến chứng.

Một số biến chứng của viêm đường mật như:

  • Chảy máu đường mật
  • Ung thư đường mật
  • Áp xe máu,…

Viêm tụy cấp do sỏi mật

Viêm tụy cấp là trường hợp sỏi từ đường mật rơi xuống vị trí ngã ba đường mật tụy. Sỏi rơi xuống ngã ba đường mật tụy gây tắc nghẽn dịch tụy.

Khi đó các enzym tiêu hóa có trong dịch tụy không thể tiếp tục lưu thông, quay ngược trở lại gây tổn thương dẫn đến viêm tụy cấp.

Một số triệu chứng của viêm tụy cấp do sỏi mật như:

  • Đau bụng. Giống như các biến chứng khác, đau bụng là triệu chứng rõ ràng nhất. Triệu chứng đau bụng xảy ra ở tất cả các người bệnh. Cơn đau xuất hiện ở phần rốn, có thể lan lên ngực và 2 mạng sườn. Cơn đau cũng có thể đâm ra sau lưng và thời gian đau cũng kéo dài lên.
  • Buồn nôn và nôn ói. Xuất hiện cùng triệu chứng đau bụng là buồn nôn và nôn ói. Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể nôn ra máu.
  • Vàng da
  • Tụt huyết áp
  • Khó thở
  • Da tái, người lạnh
  • Hoảng hốt, lo lắng
  • Trướng bụng, khó tiêu, khó đi ngoài,đôi khi là tiêu chảy.
  • Nếu đi thăm khám có thể thấy gan trướng to, túi mật phình to.
Viêm tụy cấp là trường hợp sỏi từ đường mật rơi xuống vị trí ngã ba đường mật tụy
Viêm tụy cấp là trường hợp sỏi từ đường mật rơi xuống vị trí ngã ba đường mật tụy

Một số biến chứng của viêm tụy cấp như:

  • Suy tạng
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nang giả tụy
  • Giả phình động mạch lách
  • Viêm tụy mãn tính
  • Áp xe hóa nang giả tụy

Để điều trị viêm tụy cấp do sỏi mật, phương pháp chủ yếu là cắt bỏ túi mật. Đây là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.

Áp xe gan – đường mật

Áp xe gan – đường mật do sỏi đường mật gây ra. Theo đó, dịch mật ứ đọng tạo điều kiện hình thành vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển và sinh sôi tạo thành mủ trong gan, đường mật gây nên áp xe. Đây được coi là một trong những biến chứng nặng của bệnh sỏi mật.

Căn bệnh này thường tái phát đột ngột khiến người bệnh không kịp “trở tay”. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi người bệnh nạp quá nhiều chất béo, dầu mỡ trong bữa ăn.

Một số triệu chứng của áp xe gan – đường mật như:

  • Đau hạ sườn phải. Đây là triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh áp xe gan – đường mật. Cơn đau cũng có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể. Khi hít sâu, cơn đau sẽ mạnh hơn.
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu đậm màu
  • Đau ngực (nếu áp xe gan vỡ vào màng phổi phải)
  • Thăm khám thấy gan phình to

[pr_middle_post]

Điều trị áp xe gan – đường mật:

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị áp xe gan – đường mật.

Có 2 phương pháp điều trị áp xe gan – đường mật:

  • Sử dụng thuốc: Với phương pháp này, người bệnh cần được truyền dịch nhằm cân bằng nước và điện giải. Các loại thuốc kháng sinh để điều trị như Quinolon thế hệ 2, Cefotaxim, Cefuroxim, Ceftriaxon,…
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật lấy sỏi và phẫu thuật xử lý ổ áp xe. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp khi bệnh có thể có biến chứng khác.
Áp xe gan đường mật trong thời gian dài dễ dẫn tới viêm gan nặng
Áp xe gan đường mật trong thời gian dài dễ dẫn tới viêm gan nặng

Ung thư túi mật

Là một biến chứng của sỏi mật, nhưng ung thư túi mật cũng rất hiếm gặp. Nếu phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Với những trường hợp phát hiện bệnh khi quá muộn thường có tiên lượng xấu.

Một số triệu chứng của ung thư túi mật như:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vùng bụng phải sờ thấy khối u
  • Đau bụng, đau hạ sườn phải
  • Vàng da, vàng mắt
  • Trướng bụng, khó tiêu
  • Sốt cao
  • Ho ra máu, khó thở
  • Đau đầu
  • Rối loạn ý thức,…

Ung thư túi mật có 4 giai đoạn và có 3 cách điều trị:

  • Phẫu thuật: Có thể cắt bỏ toàn bộ túi mật, hoặc túi mật cùng phần mô xung quanh. Hoặc phẫu thuật để làm giảm tắc nghẽn đường mật.
  • Xạ trị: Đây là phương pháp bổ trợ trước và sau cho phẫu thuật. Trước phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u. Sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
  • Hóa chất: Được sử dụng sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa tình trạng tế bào ung thư tái phát.

Cách phòng ngừa sỏi mật hiệu quả, an toàn

Như đã nói ở trên, bệnh sỏi mật có thể biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi những biến đổi của cơ thể để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh.

Để phòng ngừa sỏi mật biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.

Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý và lành mạnh
Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý và lành mạnh

Bị sỏi túi mật nên ăn gì

  • Nên bổ sung nhiều chất xơ trong rau củ và hoa quả, bánh mì đen,…
  • Bổ sung chất tinh bột như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Uống các loại sữa ít béo tách béo như sữa đậu nành
  • Ăn các loại thịt trắng và ít mỡ như thịt gà bỏ da, cá nước ngọt, thịt lợn nạc,…
  • Thay thế chất béo xấu bằng các loại chất béo tốt từ dầu oliu, dầu đậu nành,…
  • Ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng
  • Uống đủ 2l nước/ngày…

Nên kiêng gì khi bị sỏi mật

  • Người bị sỏi mật cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
  • Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật
  • Hạn chế ăn các loại đồ chiên rán, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,…
  • Kiêng các đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà…
  • Đồ ngọt, món ăn tráng miệng cũng cần hạn chế vì nó nhiều đường
  • Không uống sữa nhiều chất béo.

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, khoa học, người bệnh cần kết hợp với tập luyện thể dục. Vận động thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của sỏi.

Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giải đáp được câu hỏi sỏi mật có nguy hiểm không của các bạn. Đồng thời, giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình.

5/5 - (14 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?