TOP bài thuốc Đông y trị sỏi mật hiệu quả nhất hiện nay

Sỏi mật là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Với sự phát triển của y học, đây không còn là căn bệnh đáng sợ. Có nhiều phương pháp trị bệnh sỏi mật như Tây y, Đông y hoặc áp dụng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, để trị tận gốc mầm bệnh, đồng thời bảo vệ cơ thể, không ít người bệnh đã lựa chọn phương pháp Đông y trị sỏi mật.

Sỏi mật là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta
Sỏi mật là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta

Bệnh sỏi mật theo quan điểm của Đông y

Theo Đông y, đau sỏi mật là biểu hiện của gan bị suy giảm chức năng, mất cân bằng dịch mật, hoạt động co bóp và bài xuất có vấn đề gây nên bệnh.

Việc sử dụng bài thuốc Đông y là giải pháp điều trị bệnh sỏi mật từ gốc – nghĩa là nguyên nhân gây bệnh, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bệnh tái phát, mang lại kết quả điều trị toàn diện.

Các bài thuốc Đông y trị bệnh sỏi mật không chỉ giúp phục hồi chức năng gan, mà còn hỗ trợ điều trị các triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tình trạng sức khỏe suy giảm.

Những bài thuốc Đông y trị sỏi mật hiệu quả nhất

Trong Đông y có nhiều bài thuốc giúp trị bệnh sỏi mật. Sự kết hợp của mỗi loại thuốc mang lại những tác dụng khác nhau, tuy nhiên chung quy đều giải quyết tình trạng suy giảm chức năng gan, ứ trệ dịch mật, hỗ trợ bào mòn sỏi và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Việc sử dụng bài thuốc Đông y là giải pháp điều trị bệnh sỏi mật từ gốc
Sử dụng bài thuốc Đông y là giải pháp điều trị bệnh sỏi mật từ gốc

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị bệnh sỏi mật dưới đây:

Bài thuốc số 1

  • Bài thuốc này gồm có 8 loại thảo dược: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Mỗi loại thảo dược có công dụng khác nhau, và khi kết hợp lại với nhau mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh sỏi mật.

Công dụng các loại thảo dược:

  • Uất kim: Là thảo dược có công dụng lợi mật, giúp gan bài tiết và tăng lưu thông dịch mật. Ngoài ra uất kim cũng giúp gan tăng khả năng thải độc.
  • Chi tử: Giống với Uất kim, Chi tử cũng có công dụng lợi mật, cộng thêm gia tăng hàm lượng glutathione và giảm men gan.

Uất kim và Chi tử kết hợp với nhau giúp tăng cường vận động đường mật, thải độc gan và giảm men gan, đặc biệt giúp quá trình đào thải sỏi diễn ra dễ dàng hơn.

  • Nhân trần: Đây là thảo dược giúp bảo vệ tế bào gan. Nhân trần cũng giúp quá trình bài xuất dịch mật diễn ra được thuận lợi và nhanh hơn. Đây là yếu tố quan trọng vì nhờ đó mà người bệnh có thể thuyên giảm các triệu chứng đau do viêm.
  • Diệp hạ châu: Ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra Diệp hạ châu cũng có tác dụng khôi phục chức năng gan.

Sự kết hợp của Nhân trần và Diệp hạ châu giúp phục hồi chức năng gan, hỗ trợ điều trị sỏi mật.

  • Sài hồ: Giúp kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ gan.
  • Hoàng bá: Giống Sài hồ, Hoàng bá giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa.

Hoàng bá và Sài hồ kết hợp với nhau tạo thành chất kháng viêm kháng khuẩn. Đây cũng là một yếu tố quyết định trong việc điều trị sỏi mật.

  • Chỉ xác: Với công dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời làm giảm chứng chậm tiêu, chướng bụng, buồn nôn.
  • Kim tiền thảo: Giúp thanh nhiệt giải độc, đặc biệt giúp bài sỏi, và làm giảm khả năng tái phát.

[pr_middle_post]

Kim tiền thảo là thành phần không thể thiếu trong điều trị sỏi mật
Kim tiền thảo là thành phần không thể thiếu trong điều trị sỏi mật

8 loại thảo dược có công dụng khác nhau nhưng khi kết hợp mang lại hiệu quả cao, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc này trong việc điều trị bệnh sỏi mật.

Bài thuốc số 2

  • Bài thuốc này gồm 12 loại thảo dược: Râu ngô (8g), Quả sung khô (50g), Nhân trần (10g), Cam thảo (8g), Hoa atiso (10g), Màng mề gà (10g), Nghệ vàng (12g), Lá vọng cách (10g), Bạch truật (12g), Diệp hạ châu (8g), Thổ phục linh (10g), Đẳng sâm (20g).
  • Cách thực hiện:

Đun các loại thảo dược kể trên cùng 5 bát con nước. Đun sôi đến khi cô lại còn 2 bát con nước. Tiếp tục đổ thêm 5 bát con nước vào và đun tiếp. Đun đến khi cô lại còn 2 bát nước.

Thực hiện lại như vậy thêm một lần nữa, 2 bát nước thu được người bệnh chia đều, uống trong ngày. Nên thực hiện kiên trì và đều đặn để thấy hiệu quả.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc này rất đơn giản, nguyên liệu cần có là rau ngổ (rau om). Đây là loại rau thường mọc quanh các ở các bờ ao, kênh mương máng, vì vậy rất dễ tìm.

  • Cách thực hiện:

Người bệnh chuẩn bị 1kg rau ngổ tươi, sau đó rửa sạch và giã nát. Lọc bỏ phần bã, lấy nước cốt hòa tan cùng nước dừa để uống, ngày uống 2-3 lần.

Hoặc bạn cũng có thể sao vàng hạ thổ rau ngổ để sắc thành nước uống. Theo đó, 5-6 lạng rau ngổ khô đun cùng nước, uống ngày 2-3 lần.

Bài thuốc số 4

  • Bài thuốc có 14 loại thảo dược, gồm: Hương nhu trắng (12g), Chỉ xác (10g), Lá tre (12g), Kim tiền thảo (20g), Trần bì (10g), Đương quy (12g), Lá và cây cối xay (20g), Cam thảo (12g), Hoàng kỳ (12g), Cây xấu hổ (20g), Đại hoàng (6g), Thục địa (12g), Biển súc (16g), Đinh lăng (20g).
Sử dụng phương pháp Đông y điều trị sỏi mật là phương pháp lành tính
Sử dụng phương pháp Đông y điều trị sỏi mật là phương pháp lành tính
  • Cách thực hiện:

Người bệnh lấy 14 loại thảo dược kể trên đem sắc và chia ra uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc số 5

  • Bài thuốc có 7 loại thảo dược, gồm: Cỏ mần trầu (200g), Bạch mao căn (200g), Rau má (200g), Nhân trần (200g), Kim tiền thảo (200g), Hương nhu trắng (200g), Lá đinh lăng (200g).
  • Cách thực hiện:

Đem tất cả 7 loại thảo dược kể trên rửa sạch, cắt ngắn, trộn đều. Tiếp đó, đem tất cả phơi khô để tránh ẩm mốc.

Mỗi ngày người bệnh lấy 30 – 40g hỗn hợp các loại thảo dược nêu trên hãm cùng nước sôi (như pha chè). Ủ 10 phút là có thể sử dụng được. Lưu ý chỉ dùng nước trong ngày.

Loại trà này rất tốt trong việc trị dứt điểm bệnh sỏi mật. Đồng thời còn có công dụng trong việc chống viêm, gan nhiễm mỡ….

Bài thuốc số 6

  • Bài thuốc gồm 10 vị thảo dược: Thài lài tía (20g), Kim tiền thảo (30g), Chỉ xác (12g), Nhân trần (16g), Chi tử (10g), Bạch mao căn (20g), Rễ bí đỏ (20g), Đinh lăng (20g), Màng mề gà khô (12g), Trần bì (12g).
  • Cách thực hiện:

Đem các loại thảo dược kể trên sắc cùng 3 bát nước, đun sôi cho đến khi cô lại còn 1 bát. Chia bát nước thu được thành 2 lần và uống trong ngày.

Khi điều trị sỏi mật bằng Đông y không nên sử dụng quá liều
Khi điều trị sỏi mật bằng Đông y không nên sử dụng quá liều

Lưu ý khi trị sỏi mật bằng Đông y

Việc áp dụng các bài thuốc Đông y trị sỏi mật hiện đang được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không nên dùng quá liều: Nhiều người thường nghĩ Đông y lành tính, và có thể sử dụng nhiều. Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Bất cứ phương thuốc nào đều cần sử dụng có liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời tránh những tác hại không đáng có.
  • Kết hợp thuốc lung tung: Mỗi một loại thuốc,bài thuốc đều có chỉ định sử dụng khác nhau. Công dụng khi phối hợp cũng sẽ khác nhau. Vì vậy người bệnh không nên kết hợp thuốc tùy tiện tránh tác dụng phụ.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị bệnh. Vì vậy người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bị sỏi mật nên tránh ăn đồ mặn, nhiều chất béo, bổ sung chất xơ… Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Tinh thần là một trong những yếu tố quyết định kết quả điều trị bệnh.

Trên đây là một số bài thuốc Đông y trị sỏi mật, bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mong rằng những bài thuốc Đông y có thể giúp bạn điều trị bệnh sỏi mật, giảm khả năng tái phát và duy trì một sức khỏe tốt.

4.9/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?