Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh chóng đánh tan sỏi?

Bệnh sỏi mật có liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa cholesterol. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp tốt để bệnh nhân đẩy lùi triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Người mắc bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì? Thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp trong những nội dung dưới đây.

Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì?

Khi một số thành phần trong dịch mật mất cân bằng, chúng sẽ tụ lại thành bùn mật hoặc sạn sỏi. Tình trạng này liên quan tới quá trình vận chuyển và sản xuất dịch mật bên trong gan. Từ đó làm thiếu dịch mật cho quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Để nhanh chóng chữa khỏi sỏi mật người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng khi ăn uống. Theo các chuyên gia, bệnh nhân cần giảm hàm lượng chất béo, calo, hạn chế đồ chiên xào và nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, cần tăng cường sản phẩm giàu chất xơ, vitamin, bổ sung nước và ưu tiên các món hấp, luộc. Vậy bệnh nhân sỏi mật kiêng ăn những gì? Sau đây là danh sách nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh:

Nội tạng động vật và thịt đỏ

Đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, có thể gia tăng hàm lượng cholesterol xấu. Chúng cũng là nguyên nhân làm mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật và ảnh hưởng đến kích thước của sỏi. Khi các khối sỏi mật to dần, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nội tạng động vật là lời giải đáp cho câu hỏi bệnh sỏi mật kiêng ăn gì
Nội tạng động vật là lời giải đáp cho câu hỏi bệnh sỏi mật kiêng ăn gì

Bên cạnh đó, nội tạng cùng thịt đỏ còn là nhóm thực phẩm khó tiêu. Vì vậy, chúng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,… ảnh hưởng đến đời sống.

Trứng (đặc biệt là lòng đỏ) không tốt cho bệnh sỏi 

Lòng đỏ trứng là một trong những thực phẩm làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Nó có thể ít nhiều khiến sỏi to lên và khó bị đánh tan. Tuy nhiên, người bệnh không cần loại bỏ hoàn toàn trứng trong thực đơn. Tốt nhất, bệnh nhân nên ăn ở mức vừa phải, dựa trên lời khuyên của chuyên gia để hỗ trợ quá trình điều trị.

Bệnh sỏi mật kiêng ăn sữa cùng các chế phẩm 

Sữa có thể cung cấp một nguồn dưỡng chất dồi dào. Nhưng đây không phải là nhóm thực phẩm phù hợp với người bị sỏi mật.

Các loại sữa nguyên kem hoặc sữa béo sẽ làm cản trở hệ thống tiêu hóa. Mặt khác, sữa còn làm tăng cholesterol trong dịch mật và khiến sỏi to lên. Người bệnh nên thay sữa béo bằng sữa hạt, sữa không đường, sữa tách béo, sữa chua trong thực đơn.

Bệnh sỏi mật không nên ăn đường và Carbs tinh chế

Carbs tinh chế và đường vừa ảnh hưởng đến chức năng gan vừa làm giảm tiết dịch mật. Đồng thời, chúng còn tác động xấu tới hệ tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Mặt khác, hàm lượng đường trong khẩu phần ăn cao sẽ làm tăng AGEs. Đây được coi là chất độc gây hại cho quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể.

Thực phẩm chế biến sẵn

Theo nghiên cứu của trường Mount Sinai, việc hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm chiên xào và chế biến sẵn có ý nghĩa lớn đối với quá trình trị bệnh.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị, chúng còn giúp cơ thể phục hồi khả năng phòng vệ tự nhiên. Do đó, bệnh nhân cần cắt giảm việc ăn các loại xúc xích, thịt chiên, đồ hộp, thịt xông khói. Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên chế biến món ăn dưới dạng luộc, hấp thay vì chiên, xào.

Thuốc lá và chất kích thích

Rượu bia và thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có sự phát triển của sỏi mật. Lý do là vì chất độc trong chất kích thích khiến gan hoạt động nhiều với tần suất dày. Điều này đã tác động trực tiếp tới quá trình phát sinh dịch mật. Ngoài ra, chúng còn khiến các thành phần bên trong dịch mật bị mất cân bằng.

Thuốc lá đặc biệt có hại cho sức khỏe nói chung và bệnh sỏi mật nói riêng
Thuốc lá đặc biệt có hại cho sức khỏe nói chung và bệnh sỏi mật nói riêng

Sỏi túi mật nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ điều trị, làm giảm kích thước của sỏi và không tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thực phẩm tốt sẽ giúp người bệnh duy trì cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cá béo hoặc quả hạch

Người bị sỏi mật nên cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn theo hàm lượng hợp lý. Bởi lẽ, việc thiếu chất béo ảnh hưởng tương đối xấu tới sức khỏe và hoạt động của túi mật.

Bạn có thể thay thế các loại chất béo từ thịt hoặc nội tạng động vật bằng quả hạch hoặc cá béo. Chất béo nằm trong hai thực phẩm này rất có lợi cho sức khỏe.

Cá béo và quả hạch sẽ thúc đẩy gan sản sinh dịch mật và chống lại quá trình gây viêm. Bên cạnh đó, chất béo trong cá hồi, cá thu, cá mòi, cá tuyết,… cũng không làm tăng cholesterol làm mất cân bằng thành phần trong dịch mật.

Sỏi mật nên ăn rau lá xanh

Chất xơ sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giúp ích cho quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, nó có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa cholesterol xấu và không làm tăng kích thước của sỏi mật.

Rau xanh có thể bổ sung nhiều chất xơ, phục vụ cho quá trình điều trị
Rau xanh có thể bổ sung nhiều chất xơ, phục vụ cho quá trình điều trị

Trong số nhiều loại thực phẩm hiện nay, rau xanh là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Người bệnh nên ăn nhiều rau cải, rau bina, đậu bắp, bông cải xanh,… để hỗ trợ điều trị.

Bị sỏi túi mật nên ăn gì? – Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám chứa một lượng lớn các chất xơ có lợi cho người bị sỏi mật. Cụ thể, chúng có khả năng làm giảm sự hấp thu cholesterol xấu và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Việc bổ sung ngũ cốc tinh chế có thể khiến bệnh nhân gặp phải các hệ lụy xấu.

Trái cây cho người bị sỏi mật

Trong trái cây rất giàu vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, đây là nhóm thực phẩm không thể bỏ qua nếu người bệnh muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Một số loại trái cây bệnh nhân có thể bổ sung là:

  • Quả họ cam: cam chứa hàm lượng lớn vitamin C – giúp túi mật hoạt động hiệu quả và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Quả bơ: Trong bơ chứa hàm lượng kali dồi dào, đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Thêm vào đó, nó chứa nguồn chất béo lành mạnh, phù hợp với cơ thể và không ảnh hưởng tới kích thước của sỏi.
  • Quả đu đủ: Có thể giúp túi mật hoạt động hiệu quả và làm giảm kích thước của khối sỏi. Đồng thời, đu đủ mang lại nhiều tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và nhanh chóng làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tức bụng,…
  • Quả kiwi: cung cấp dồi dào kali, chất xơ, vitamin C,… giúp ích rất lớn cho quá trình điều trị sỏi mật.

Sỏi mật nên uống gì?

Nước là “vị thuốc” đặc biệt hữu ích đối với người bệnh. Bởi lẽ, nước là yếu tố chính giúp thúc đẩy quá trình đào thải và chuyển hóa các chất có trong cơ thể.

Khi cung cấp đủ lượng nước cần thiết, chức năng gan sẽ được tăng cường. Như vậy, bệnh nhân có thể tăng sản xuất dịch mật và khắc phục vấn đề ở túi mật. Mỗi ngày, người bệnh nên uống trung bình 2 – 2,5 lít nước. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây nhiều nước phù hợp với khẩu vị.

[pr_middle_post]

Người bệnh cần chú ý uống nhiều nước để đào thải độc tố
Người bệnh cần chú ý uống nhiều nước để đào thải độc tố

Từ nội dung trên, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “bệnh sỏi mật nên ăn gì?” Bài viết có thể là cơ sở giúp bệnh nhân xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và bảo vệ tốt sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tham khảo thông tin từ chuyên gia để sớm chữa khỏi bệnh sỏi mật.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?