Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Nên mổ ở đâu? Hết bao nhiêu tiền

Bệnh sỏi mật hình thành do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, từ đó tạo thành các viên sỏi, ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và gây đau. Mổ sỏi mật là một trong những phương pháp điều trị bệnh được đánh giá là hiệu quả. Vậy khi nào nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật? Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Nên mổ ở bệnh viện nào tốt nhất?

Khi nào cần mổ sỏi mật? Các phương pháp

Mổ sỏi túi mật ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ sỏi mật khi và chỉ khi:

  • Các viên sỏi trong túi mật di chuyển gây tắc nghẽn đường ống dẫn mật.
  • Bệnh biến chứng thành viêm túi mật, viêm tụy cấp, viêm ống mật chủ….
  • Người mắc bệnh sỏi túi mật bị suy giảm miễn dịch.
  • Các viên sỏi có kích thước quá lớn (trên 25mm), quá nhiều, chiếm ⅔ túi mật gây khó khăn cho hoạt động co bóp và tích trữ dịch mật.
  • Người bệnh mắc đồng thời cả sỏi và polyp túi mật.
Mổ sỏi túi mật chính là phương pháp cắt bỏ túi mật
Mổ sỏi túi mật chính là phương pháp cắt bỏ túi mật

Mổ sỏi túi mật chính là phương pháp cắt bỏ túi mật. Hiện nay có 2 cách mổ sỏi túi mật:

Mổ nội soi sỏi mật

Đây là phương pháp hiện đang được nhiều bệnh viện áp dụng, mang lại hiệu quả tối ưu, ít xâm lấn, giảm thiểu biến chứng sau mổ. Theo đó, để thực hiện mổ nội soi túi mật người bệnh sẽ phải gây mê toàn thân, rơi vào trạng thái ngủ sâu.

Tiếp đó, phần bụng của người bệnh sẽ được thổi phồng lên bằng khí CO2 (carbon dioxide). Lúc này bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở phần rốn.

Sau đó đưa ống nội soi có lắp camera và nguồn sáng đi vào trong ổ bụng để quan sát và dễ dàng thực hiện phẫu thuật. Tiếp tục rạch một đường nhỏ để đưa dụng cụ phẫu thuật vào và thực hiện cắt bỏ túi mật, lấy ra ngoài.

Mổ nội soi sỏi mật là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu
Mổ nội soi sỏi mật là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu

Mổ hở túi mật

Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên trong việc mổ sỏi túi mật. Tuy nhiên, ngày nay ít được sử dụng vì những hạn chế mà nó mang lại, như vết mổ quá lớn, đau và chảy máu nhiều hơn, đồng thời quá trình phục hồi cũng lâu hơn.

Đối với phương pháp này bệnh nhân cũng phải gây mê, tiếp đó bác sĩ sẽ rạch một đường dài 15 cm ở phần thành bụng để lộ túi mật, tách rời túi mật và động mạch.

Bác sĩ tiếp tục tách túi mật ra khỏi gan, cuối cùng là cắt bỏ túi mật và đưa ra ngoài. Nếu người bệnh có thêm sỏi ở ống gan và ống mật chủ, trong quá trình phẫu thuật sẽ áp dụng song song nội soi để tìm và loại bỏ sỏi.

Đánh giá: Mặc dù phương pháp mổ nội soi túi mật có nhiều ưu điểm hơn (ít xâm lấn, tính thẩm mỹ cao, ít đau và giảm thiểu biến chứng sau mổ, ngăn ngừa tái phát).

Thế nhưng, ở một số trường hợp túi mật biến chứng nặng thành hoại tử, viêm phúc mạc, hay túi mật có nguy cơ vỡ… thì không thể thực hiện mổ nội soi, bắt buộc chuyển sang mổ hở túi mật.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Biến chứng sau mổ

Bệnh khi đã biến chứng thì việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật là bắt buộc, nếu không sẽ thực sự gây nguy hiểm cho người bệnh.

Việc cắt bỏ túi mật trong thời gian đầu người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau hạ sườn phải, trướng bụng, chán ăn hoặc chậm tiêu… Tuy nhiên sau một thời gian cơ thể thích ứng những triệu chứng này sẽ biến mất.

Mổ sỏi mật tuy đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng
Mổ sỏi mật tuy đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng

Cắt bỏ túi mật tuy là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng sau quá trình mổ. Một số biến chứng sau mổ như:

  • Đau đớn: Đây là triệu chứng thường gặp, vì vậy người bệnh nên hạn chế vận động mạnh sau phẫu thuật, nên đi lại, thể dục nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng thích ứng.
  • Nhiễm trùng, xuất huyết: Hầu hết các ca phẫu thuật đều có nguy cơ xảy ra biến chứng này, nhưng tỉ lệ xảy ra cũng rất thấp.
  • Rò rỉ dịch mật: Đây là biến chứng khi người bệnh thực hiện phẫu thuật, trong quá trình lấy túi mật ra khỏi cơ thể có thể có sai sót dẫn đến rò rỉ dịch mật ra ngoài và gây nhiễm khuẩn phúc mạc.
  • Tổn thương ống mật: Ống mật là phần khá nhạy cảm nên có thể bị tổn thương trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Tổn thương ruột và mạch máu: Việc sử dụng các dụng cụ phẫu thuật với đầu nhọn có thể gây tổn thương đến ruột và các mạch máu xung quanh.
  • Hình thành cục máu đông: Với những người bệnh có tiền sử bệnh huyết áp cao, hoặc tai biến khi thực hiện mổ sỏi túi mật có nguy cơ cao hình thành các cục máu đông, đây cũng là một biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần cân nhắc phương pháp mổ sỏi túi mật.
  • Rủi ro khi gây mê: Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Theo đó có một số bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng với thuốc gây mê, từ đó dẫn đến sốc phản vệ, sốc tim, ngừng tuần hoàn, tử vong.

Mổ sỏi mật ở bệnh viện nào tốt? Hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện thành công mổ sỏi túi mật, người bệnh có thể tham khảo một số bệnh viện dưới đây để thực hiện phẫu thuật.

Tại miền Bắc

  • Bệnh viện Bạch Mai (Địa chỉ số 78 đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội).
  • Bệnh viện TW quân đội 108 (Địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội).
  • Bệnh viện Xanh pôn (Địa chỉ số 12 Chu Văn An – Ba Đình – Hà Nội).
  • Bệnh viện Việt Đức (Địa chỉ số 40 Phố Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội).
  • Bệnh viện 103 (Địa chỉ số 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội).

Tại miền Trung

  • Bệnh viện TW Huế (Địa chỉ số 16 Lê Lợi – TP Huế).

[pr_middle_post]

"Bệnh

Tại miền Nam

  • Bệnh viện Bình Dân (Địa chỉ số 371 Điện Biên Phủ – Phường 4 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh).
  • Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh (Địa chỉ số 215 Hồng Bàng – Phường 11, Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh).
  • Bệnh viện Chợ Rẫy (Địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh).

Chi phí mổ cắt bỏ túi mật

Vậy mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền? Theo đó mỗi bệnh viện sẽ có giá phẫu thuật khác nhau. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm cũng sẽ khiến chi phí mổ sỏi túi mật không giống nhau. Bạn có thể tham khảo giá dưới đây:

  • Mổ nội soi sỏi túi mật (cắt bỏ túi mật): 5 – 6 triệu đồng
  • Mổ nội soi lấy sỏi ống mật chủ, sỏi gan: 4 – 5 triệu đồng.

Đây là mức giá chưa bao gồm tiền thuốc, tiền giường bệnh, hay phụ phí khác. Chính vì vậy bạn nên đến trực tiếp bệnh viện để tìm hiểu chi phí. Đồng thời thăm khám để bác sĩ biết rõ tình trạng sỏi và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

Mổ sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì? Lưu ý sau mổ

Sau khi gây mê, người bệnh sẽ mất một vài tiếng để tỉnh táo trở lại. Khoảng 8 tiếng sau khi mổ người bệnh có thể ăn cháo loãng, hoặc súp. Đồng thời uống nhiều nước để đào thải thuốc gây mê còn sót trong cơ thể.

Ăn gì sau khi mổ sỏi mật?

Sau khi mổ sỏi mật nên ăn gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần bổ sung thêm một số thực phẩm như:

  • Ăn uống nhẹ nhàng và chọn thực phẩm dễ tiêu
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no.
  • Tăng đạm.
  • Ăn chín uống sôi, ăn đủ bữa.
  • Bổ sung chất béo tốt từ dầu oliu, dầu đậu nành,…
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung vitamin D, K, A, E
Người bị sỏi mật nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học
Xây dựng chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của sỏi

Cắt bỏ túi mật nên kiêng ăn gì?

  • Hạn chế chất thịt đỏ, đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm giàu cholesterol
  • Tránh đồ uống nhiều chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà…

Lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, nếu bạn thấy cơ thể có những triệu chứng sau cần đến bệnh viện để kiểm tra:

  • Sốt nóng, sốt rét và đổ mồ hôi
  • Vết mổ phẫu thuật sưng đỏ, có dịch tiết ra
  • Bụng đau, co rút hoặc căng trướng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Vàng mắt, vàng da

Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về mổ sỏi mật. Bệnh sỏi mật có thể tái phát, việc mổ sỏi mật là phương pháp cắt bỏ nguồn gốc gây bệnh. Tuy nhiên để bệnh không tái phát, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp ký. Đồng thời kết hợp thể dục để nâng cao sức khỏe. Người bệnh thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5/5 - (18 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?