TOP 10 mẹo chữa sỏi mật đơn giản tại nhà không thể bỏ qua

Việc sử dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh đã và đang được nhiều người áp dụng. Trong đó phải kể đến các mẹo chữa sỏi mật đơn giản tại nhà. Mặc dù cách làm đơn giản nhưng hiệu quả mang lại được người bệnh đánh giá cao. Vậy bạn đã biết các mẹo chữa sỏi mật đơn giản tại nhà chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

TOP 10 mẹo chữa sỏi mật đơn giản, hiệu quả tại nhà

Sỏi mật là gì? Bệnh sỏi mật là tình trạng hình thành những viên sỏi dạng rắn, hoặc dạng bùn trong túi mật, làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và tuồn xuất dịch mật.

Sỏi mật là việc hình thành các viên sỏi trong túi mật
Sỏi mật là việc hình thành các viên sỏi trong túi mật

Sỏi mật thường gây đau cho người bệnh. Ở một số trường hợp nặng có thể biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Chữa sỏi mật bằng quả đu đủ xanh

Đu đủ (tên khoa học là Carica papaya) hay còn gọi là Mộc qua, thuộc họ Đu Đủ, thân thảo, có hoặc không có nhánh và cao từ 3-10m. Đu đủ có nhiều công dụng, đặc biệt là trong chữa các loại bệnh như: Sỏi thận, gout, trĩ… và sỏi mật vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 quả đu đủ xanh trọng lượng khoảng 400-600 gam. Đu đủ không quá non cũng không quá già, đặc biệt là còn nhiều nhựa trắng.
  • Rửa sạch, cắt bỏ đầu và đuôi của quả đu đủ xanh. Loại bỏ hết phần hột, cho một chút muối hạt vào trong quả đu đủ xanh vừa làm sạch.
  • Lưu ý, không cạo bỏ vỏ, để nguyên vỏ và nhựa của quả đu đủ xanh.
  • Cho quả đu đủ xanh đã sơ chế vào nồi. Đổ nước và hấp cách thủy trong vòng 30 phút đến khi quả chín mềm và ăn.
  • Mỗi ngày nên ăn một quả, và nên dùng sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến dạ dày.

Thông thường với người bệnh có các viên sỏi nhỏ (dưới 10mm) ăn khoảng 7 quả, sỏi to (trên 10mm) ăn nhiều hơn và liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh có thể chấm đường cho dễ ăn.

Đu đủ có nhiều công dụng, đặc biệt là chữa sỏi mật
Đu đủ có nhiều công dụng, đặc biệt là chữa sỏi mật

Chữa sỏi mật bằng hoa cây đu đủ đực

Cũng giống như quả đu đủ xanh, hoa của cây đu đủ đực cũng có rất nhiều công dụng, đặc biệt trong việc điều trị bệnh sỏi mật.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: Hoa cây đu đủ đực khoảng 300 gam và đem sao vàng hạ thổ còn 150 gam.
  • Đổ 4 bát con nước vào số hoa đu đủ xanh đã sao vàng, đun cho đến khi cạn còn 1 bát nước. Chia nhỏ số nước cốt đã đun được thành 5-7 phần, uống trong ngày.

Chữa sỏi mật bằng quả dứa

Quả dứa hay còn được gọi là quả thơm, vị ngọt và tính bình. Quả dứa có khả năng nhuận tràng và sản sinh tân dịch rất tốt. Ngoài ra cũng có tác dụng lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Chính vì vậy quả dứa được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh như: Sỏi thận, bí tiểu, sỏi đường tiết niệu và sỏi mật.

Việc sử dụng quả dứa trong điều trị bệnh sỏi mật sẽ giúp người bệnh đánh tan và đào thải các viên sỏi qua đường tiết niệu. Không những vậy dứa còn giúp người bệnh bổ sung vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Để sử dụng dứa trong điều trị bệnh sỏi mật có rất nhiều cách. Cụ thể:

Cách 1: Dứa nướng phèn chua

Cách thực hiện

Phèn chua có tính tẩy mạnh, kết hợp cùng dứa sẽ giúp quá trình đánh tan, đào thải sỏi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

  • Chuẩn bị 1 quả dứa và 0,3g phèn chua.
  • Gọt sạch dứa, cắt một miếng trên đầu quả dứa để làm thành nắp đậy. Phía dưới quả dưới khoét 1 lỗ khoảng 3cm.
  • Phèn chua đập nhỏ, bỏ vào trong lỗ vừa khoét trên quả dứa.
  • Đậy nắp quả dứa và dùng tăm cố định nắp để không bị rơi ra trong quá trình nướng.
  • Cho quả dứa đã cố định chặt lên bếp than và nướng. Lưu ý trong quá trình nướng lật liên tục để dứa chín đều mọi mặt, cũng như không bị cháy.
  • Sau khi nướng chín dứa, ép lấy nước cốt, uống đều đặn vào mỗi buổi sáng sau ăn 30 phút. Với những trường hợp không thể ép dứa, bạn có thể cắt thành miếng nhỏ và ăn.
Dứa giúp đánh tan và đào thải sỏi qua đường tiết niệu
Dứa giúp đánh tan và đào thải sỏi qua đường tiết niệu

Cách 2: Dứa hấp phèn chua

Cách thực hiện

Giống như dứa nướng phèn chua, dứa hấp phèn chua sẽ giúp làm mềm bàng quang và bào mòn các viên sỏi, từ đó tống chúng ra khỏi túi mật qua đường tiểu.

  • Chuẩn bị: 1 quả dứa và 0,3 gam phèn chua.
  • Gọt sạch dứa, cắt một miếng trên đầu quả dứa để làm thành nắp đậy. Phía dưới quả dưới khoét 1 lỗ khoảng 3cm.
  • Phèn chua đập nhỏ, bỏ vào trong lỗ vừa khoét trên quả dứa.
  • Đậy nắp quả dứa và dùng tăm cố định nắp để không bị rơi ra trong quá trình nướng.
  • Thay vì nướng dứa, bạn đem dứa đã sơ chế hấp cách thủy trong vòng 60 phút cho đến khi chín mềm.
    Dùng máy ép hoặc xay để lấy nước dứa, uống nước này trước khi ăn sáng 30 phút. Nên uống duy trì mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Cách 3: Hỗn hợp dứa, gừng và muối

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 1 quả dứa, 3 – 4 lát gừng tươi và một ít muối ăn, máy xay sinh tố.
  • Dứa gọt sạch vỏ và cắt nhỏ.
  • Cho dứa đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố, bỏ thêm gừng và muối ăn đã chuẩn bị và xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ phần bã, lấy nước uống sau khi ăn sáng 30 phút. Áp dụng trong ít nhất 10 ngày để thấy hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng dứa chữa bệnh sỏi mật:

  • Khi chọn dứa để chữa bệnh sỏi mật, bạn nên chọn dứa chín, không bị dập nát, vì trong dứa xanh có chất gây tiêu chảy, nôn mửa và một số tác hại khác, dứa dập thường nhiễm nấm.
  • Ngoài ra bạn nên đảm bảo ăn đầy đủ trong bữa sáng, không nên bỏ bữa. Vì trong dứa có chất khiến dạ dày nôn nao, hoặc bị đau dạ dày để để bụng đói.
  • Người bệnh cũng nên uống nhiều nước, hạn chế thịt đỏ và tập luyện thể dục thể thao trong thời gian sử dụng dứa để chữa bệnh sỏi mật.

Điều trị sỏi mật tại nhà bằng quả sung

Quả sung có chữa được sỏi mật không? Được biết, quả sung là một loại quả quen thuộc của người dân Việt Nam. Không chỉ góp mặt trong sinh hoạt đời thường mà quả sung còn là biểu tượng của sự sung túc trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Giống như dứa, và đu đủ, quả sung cũng có công dụng bất ngờ trong điều trị bệnh sỏi mật. Quả sung có vị ngọt, hơi chát, có khả năng giúp kiện tỳ, ích vị, giải độc…

Quả sung có vị ngọt, hơi chát, có khả năng giúp kiện tỳ, ích vị, giải độc… rất tốt trong điều trị sỏi mật
Quả sung có vị ngọt, hơi chát, có khả năng giúp kiện tỳ, ích vị, giải độc… rất tốt trong điều trị sỏi mật

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 250 gam sung tươi.
  • Rửa thành và thái miếng, đem sao vàng hạ thổ.
  • Đun số sung đã sao vàng cùng 4 bát con nước, đun đến khi cạn còn 1 bát nước. Lấy bát nước cốt chia thành nhiều phần và uống trong ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng phương pháp này trong khoảng 6 tháng để thấy hiệu quả.

Chữa sỏi mật bằng dầu ô liu

Dầu ô liu là loại sản phẩm có nhiều dinh dưỡng, và thường được kết hợp với các loại thuốc khác để chữa bệnh, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt dầu ô liu làm giảm cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL) rất tốt trong điều trị bệnh sỏi mật. Có 3 cách dùng dầu oliu chữa bệnh sỏi mật.

Cách thực hiện:

Chữa đau bụng do bệnh sỏi mật

  • Chuẩn bị 100 – 200 g dầu ô liu và uống trong vài giờ khi lên cơn đau bụng.
  • Ngoài ra để tránh nôn bạn có thể thêm 0,3% menthol.
Có nhiều cách sử dụng dầu oliu để trị sỏi mật
Có nhiều cách sử dụng dầu oliu để trị sỏi mật

Đào thải sỏi mật

  • Chuẩn bị 100 – 200 g dầu ô liu và, uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
  • Duy trì việc này trong 3 ngày.
  • Tuy nhiên có một lưu ý khi sử dụng cách này đó là, đối với người bệnh đang bị viêm túi mật cấp không được sử dụng.

Dầu ô liu và chanh

Với sỏi có kích thước 10mm: Chanh chuẩn bị 6-7 quả và vắt lấy nước. Lấy nước cốt chanh hòa với 6-7 thìa dầu ô liu, trộn đều. Tiếp đó, lấy 3-4 bát nước đã đun sôi để nguội đổ vào hỗn hợp nước cốt chanh dầu ô liu, hòa đều và uống.

Lưu ý nên hứng nước tiểu vào bô để quan sát, để nước tiểu lắng lại, nếu thấy cặn trắng dưới đáy bô là phương pháp này có hiệu quả. Với trường hợp sỏi to hơn 100mm, thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ngày.

Chữa sỏi mật bằng rau ngổ

Rau ngổ hay còn gọi là rau om. Rau ngổ không còn xa lạ gì với người dân Việt nhưng lại ít người biết đến công dụng của nó, đặc biệt là trong trị sỏi mật.

Giống như rau diếp cá, việc dùng rau ngổ trong chữa bệnh sỏi mật rất đơn giản.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: Rau ngổ tươi hoặc rau ngổ khô.
  • Rau ngổ tươi: Chọn rau ngổ tươi non, rửa sạch. Đem rau ngổ đã rửa sạch giã nát hoặc xay nhuyễn, bỏ bã, lọc lấy nước cốt uống hàng ngày. Bạn có thể làm số lượng lớn bảo quản trong tủ lạnh và uống dần trong ngày.
  • Rau ngổ khô: Chọn rau ngổ tươi non, rửa sạch, phơi khô, bảo quản rơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần dùng đem một lượng rau ngổ phơi khô sắc cùng nước để uống hàng ngày thay trà, nước sôi. Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian 2-3 tháng để thấy hiệu quả.

[pr_middle_post]

Chữa sỏi mật bằng rau ngổ rất đơn giản
Chữa sỏi mật bằng rau ngổ rất đơn giản

Chữa sỏi mật bằng cây thài lài tía

Thài lài tía hay còn gọi là hồng trai, hoặc trai thài lài, đây là một loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta. Thài lài tía có vị ngọt mát, rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, trị các vết bỏng, đau mắt… Thài lài tía cũng rất tốt trong việc trị bệnh sỏi mật, nhất là khi kết hợp cùng các vị thuốc khác.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: Kim tiền thảo, màng mề gà phơi khô, chỉ xác, chi tử, nhân trần, bạch mao căn, trần bì, rễ bí đỏ, mỗi loại 20g.
  • Đem tất cả các loại thảo dược kể trên đổ vào nồi, thêm 3 bát con nước, đun sôi cho đến khi còn 1 bát nước. Lấy nước cốt hòa cùng nước đã đun sôi để nguội và uống dần trong ngày.

Chữa sỏi mật bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau rất phổ biến, có vị cay và tính lạnh. Rau diếp cá rất tốt trong thanh nhiệt, giải độc, và đặc biệt có lợi đối với những người bị viêm túi mật, sỏi mật đường mật. Việc sử dụng rau diếp cá trong trị bệnh sỏi mật khá đơn giản.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: Rau diếp cá tươi, rửa sạch
  • Có 2 cách dùng: Một là ăn sống, hai là sao vàng hạ thổ sắc uống thay nước hằng ngày.

Chữa sỏi mật bằng mề gà, mật vịt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: Mề gà, vịt.
  • Bóc lấy phần màng trong những cái mề đã chuẩn bị. Đem phần màng đi rửa sạch, phơi khô và tán nhỏ. Mật vịt rửa sạch đem ngâm rượu, sau 15 ngày có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày lấy một ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ ăn chung với 2 quả mật của con vịt đã ngâm rượu, dùng liên tục trong vòng 15 ngày.
Dùng bột mề gà, mật vịt để chữa sỏi mật rất hiệu quả
Dùng bột mề gà, mật vịt để chữa sỏi mật rất hiệu quả

Chữa sỏi mật tại nhà bằng chuối hột

Chuối hột là loại chuối có nhiều hột, và hột của nó có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh sỏi mật.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Chuối hột già, rửa sạch, phơi khô.
  • Đem chuối đã sơ chế đi xay thành bột và cất trong lọ để bảo quản, dùng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 1 thìa canh, đổ chung với nửa lít nước, đun sôi và chia thành nhiều lần để uống trong ngày. Duy trì dùng liên tục trong một thời gian để thấy hiệu quả tốt nhất.

Hạt đười ươi chữa sỏi mật

Trong Đông y người ra sử dụng hạt đười ươi như là một loại thức uống giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm… Với những bệnh nhân bị sỏi mật giai đoạn đầu có thể sử dụng hạt đười ươi để trị bệnh.

Trị bệnh sỏi mật bằng hạt đười ươi bạn cần kết hợp cùng một số loại thảo dược khác để đạt hiệu quả cao hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Chuối hột rừng đã qua sơ chế và thái lát mỏng, hạt đười ươi.
  • Sao vàng chuối hột rừng và hạt đười ươi.
  • Trộn đều 1g hạt đười ươi và 4g chuối hột rừng, nghiền thành bột. Đem bảo quản trong hộp đậy kín.
  • Buổi sáng: Lấy 1 thìa bột chuối hột rừng – hạt đười ươi hòa cùng nước ấm và uống sau khi ăn sáng. Buổi tối: Lấy 2 thìa bột chuối hột rừng – hạt đười ươi hòa cùng nước ấm và uống trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn để thấy hiệu quả.

Lưu ý khi chữa sỏi mật bằng mẹo tại nhà

Việc áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh sỏi mật được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế, để biết tình trạng bệnh trước khi áp dụng.

Không nên lạm dụng các bài thuốc dân gian trị sỏi mật
Không nên lạm dụng các bài thuốc dân gian trị sỏi mật

Đặc biệt nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi áp dụng không nên lạm dụng, dùng quá liều: Nhiều người cho rằng những mẹo vặt dân gian này thường lành tính và có thể sử dụng tùy ý. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, dù Đông y, Tây y hay bất cứ phương thuốc nào đều cần sử dụng có liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh những tác hại không đáng có.
  • Tránh kết hợp thuốc lung tung: Mỗi một loại thuốc hay bài thuốc đều có chỉ định sử dụng khác nhau. Khi kết hợp cũng có công dụng khác nhau. Vì vậy người bệnh không nên kết hợp thuốc tùy tiện tránh tác dụng phụ.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị bệnh. Vì vậy người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Sỏi mật nên kiêng ăn gì? Bạn nên hạn chế đồ ăn mặn, nhiều chất béo, bổ sung chất xơ… Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu…
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Tinh thần là một trong những yếu tố quyết định kết quả điều trị bệnh.

Trên đây là một số mẹo chữa sỏi mật đơn giản tại nhà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả người bệnh nên thường xuyên thăm khám theo dõi tiến triển của bệnh. Đồng thời thay đổi phương pháp điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?