Phồng Đĩa Đệm L4 – L5 Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Theo khảo sát, cứ 10 người có dấu hiệu phồng đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì có đến 8 người bị phồng đĩa đệm L4 – L5. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân.

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là gì? Ở đâu?

Cột sống là tập hợp của các đốt sống xếp chồng lên nhau theo một dãy cố định, bao gồm: 7 đốt sống cổ (ký hiệu từ C1 – C7), 12 đốt sống lưng (ký hiệu từ D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (ký hiệu từ L1 – L5), 5 đốt sống hông (ký hiệu từ S1 – S5) và 4 đốt sống cụt.

Trong đó, phần tiếp xúc giữa 2 đốt sống gần kề gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm làm giảm ma sát giúp cho các đốt sống vận động linh hoạt hơn. Để đảm nhiệm được nhiệm vụ này, đĩa đệm có một cấu trúc đặc biệt gồm lớp vỏ bao xơ ở phía ngoài và phần nhân chứa chất nhầy ở trung tâm.

Phồng đĩa đệm L4 - L5 ở vị trí cột sống thắt lưng
Phồng đĩa đệm L4 – L5 ở vị trí cột sống thắt lưng

Phồng đĩa đệm L4 – L5, hay còn gọi thoát vị đĩa đệm L4 – L5 thể nhẹ, là một dạng tổn thương cấu trúc đĩa đệm cột sống ở vị trí L4 – L5, làm cho tổ chức này chật ra khỏi vị trí bình thường và xuất hiện một bong bóng phình to ra phía ngoài.

Khác với thoát vị đĩa đệm tiến triển, phồng đĩa đệm L4 – L5 cũng như phồng đĩa đệm nói chung, chỉ tình trạng khi các vòng bao xơ phía ngoài suy yếu nhưng chưa đứt rời, phần nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và chưa gây tổn thương đến các dây thần kinh đi qua đốt sống.

Nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm L4 – L5

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là một chứng bệnh phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chính có thể kể đến là:

Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phồng đĩa đệm. Bước vào độ tuổi trung niên, xương khớp dần lão hoá, các đĩa đệm cũng thoái hóa dần. Phần chất nhầy bôi trơn sụn không còn được cơ thể sản xuất đầy đủ như trước làm cho tính đàn hồi của đĩa đệm và vòng xơ suy yếu dần theo thời gian.

Chấn thương

Các chấn thương liên quan đến cột sống như va đập mạnh trong trường hợp bị ngã, tai nạn xe, tai nạn lao động,… có thể khiến bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy từ đó thoát ra ngoài.

Tính chất công việc

Làm việc nặng nhọc trong thời gian dài, sinh hoạt sai tư thế,… làm vẹo cột sống, gây ra tình trạng phồng đĩa đệm. Đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5 nằm ở vị trí cuối cột sống, do vậy áp lực đè nén lên vị trí này cũng lớn hơn ở những vị khác. Lâu dần, áp lực này trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh và làm tổn thương cấu trúc đĩa đệm.

Người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc phồng đĩa đệm cao
Người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc phồng đĩa đệm cao

Yếu tố di truyền và bệnh lý bẩm sinh

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là bệnh di truyền. Gia đình có người thân bị bệnh là yếu tố nguy cơ cao cần dự phòng khi có các triệu chứng liên quan đến phồng đĩa đệm. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do chính bản thân người bệnh mắc phải các bệnh lý bẩm sinh, rồi từ đó tiến triển thành phồng đĩa đệm. Cụ thể là một số bệnh lý như:

  • Vẹo cột sống.
  • Gai cột sống.
  • Thoái hóa cột sống.
  • Gù cột sống (gù lưng).

Một số nguyên nhân khác

Thừa cân, béo phì hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích có hại như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… cũng là nguyên nhân gây phồng đốt sống thắt lưng. Do ở những trường hợp này, sức ép đè lên các đĩa đệm cũng như sự hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng vào xương khớp giảm, làm đẩy nhanh quá trình lão hoá và tổn thương đĩa đệm.

Triệu chứng nhận biết phồng đĩa đệm L4 – L5

Cấu trúc của đĩa đệm không bao gồm các dây thần kinh chi phối. Do vậy khi đĩa đệm bị phồng thường rất khó có biểu hiện đau để nhận biết. Người bệnh chỉ thực sự phát hiện ra bệnh khi đã xuất hiện tổn thương chèn ép lên các dây thần kinh đi qua cột sống. Lúc này các cơn đau bắt đầu xuất hiện ở lưng và từ lưng lan xuống chân.

Ở một số bệnh nhân, có triệu chứng xuất hiện nhưng không rõ ràng. Có thể căn cứ vào một số triệu chứng để nhận biết và chẩn đoán phồng đĩa đệm L4 – L5 như:

  • Cơn đau thắt lưng: Cơn đau có thể âm ỉ, sau đó tăng dần và xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Đau một hoặc cả hai chân: Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng sau đó lan xuống đùi, bắp chân và một phần bàn chân.
  • Tê mỏi hoặc ngứa ran: Bệnh nhân có cảm giác như kiến bò từ hông xuống đến chân và các ngón chân.
  • Yếu cơ: Đây cũng là một biểu hiện khá rõ ràng khi bệnh nhân mắc phồng đĩa đệm L4 – L5 ở giai đoạn nặng nhưng chưa tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.
Các cơn đau từ lưng lan xuống chân
Các cơn đau từ lưng lan xuống chân

Phồng đĩa đệm L4 – L5 có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?

Nhìn chung, bệnh phồng đĩa đệm không làm ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, bệnh diễn tiến sang giai đoạn thoát vị đĩa đệm mới được điều trị thì lại có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau rễ thần kinh: Đốt sống vị trí L4 và L5 có xu hướng trượt trên bề mặt nhau làm tác động đến các rễ thần kinh. Hậu quả là xuất hiện những cơn đau tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng tăng.
  • Rối loạn cảm giác: Các rễ thần kinh bị tổn thương khiến cho phần da tại khu vực này bị rối loạn cảm giác, đôi khi mất hẳn cảm giác nóng và lạnh.
  • Rối loạn cơ vòng: phần nhân nhầy ở trung tâm bị chèn ép, khi thoát ra ngoài gây áp lực lên các cơ quan bài tiết. Tình trạng thường thấy có thể kể đến như rối loạn cương dương, bí tiểu tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ.
  • Bại liệt: Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là bệnh nhân mất một phần khả năng vận động hoặc bại liệt hoàn toàn.

Hướng điều trị phồng đĩa đệm L4 – L5

Không như các bệnh lý về xương khớp khác, phồng đĩa đệm L4 – L5 hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Người bệnh thường được chỉ định áp dụng nhiều phương pháp điều trị cùng lúc để có hiệu quả tối đa.

Đối với trường hợp nhẹ

Chỉ định điều trị:

  • Sử dụng thuốc hỗ trợ như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau kháng viêm với cường độ đau nhẹ đến vừa như: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen,…
  • Kết hợp sử dụng thuốc với các liệu pháp vật lý như: Bấm huyệt, châm cứu, massage,… giúp cho các cơ được thư giãn và tăng cường lưu thông máu tới vùng khớp, cơ, đĩa đệm.
  • Khuyến khích tập luyện một số bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,… dưới sự theo dõi của các bác sĩ chuyên gia xương khớp.
Châm cứu làm tăng tuần hoàn máu tới đĩa đệm bị tổn thương
Châm cứu làm tăng tuần hoàn máu tới đĩa đệm bị tổn thương

Đối với trường hợp tiến triển

Chỉ định điều trị:

  • Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là cách nắn chỉnh nhẹ nhàng cột sống với mục đích khôi phục cấu trúc tự nhiên ban đầu của các đốt sống và đĩa đệm, giảm các chèn ép dây thần kinh, giúp người bệnh bớt đau đớn.
  • Khi các biện pháp vật lý không cái thiện được tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ can thiệp trực tiếp vào phần đĩa đệm để lấy lại cấu trúc ban đầu cho bệnh nhân.

[pr_middle_post]

Trị liệu thần kinh cột sống được chuyên gia khuyến khích áp dụng
Trị liệu thần kinh cột sống được chuyên gia khuyến khích áp dụng

Thực tế, phồng đĩa đệm L4 – L5 ban đầu không quá nguy hiểm, chỉ cần người bệnh tuân thủ chỉ định điều trị tại nhà, bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.

Phương án phòng ngừa phồng đĩa đệm

Để phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm hiệu quả, cần duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Áp dụng một chế độ ăn cân bằng nhiều rau xanh, củ quả, tăng cường các thực phẩm giàu omega 3, canxi và vitamin D,… Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu, mỡ cũng như rượu bia và các chất kích thích.
  • Rèn luyện thể dục: Tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ thích hợp. Không nên tập luyện quá sức và cần lưu ý đặc biệt khi tham gia các môn thể thao làm tăng áp lực cho đĩa đệm như đẩy tạ, tennis,…
  • Duy trì đúng tư thế: Không ngồi quá lâu, tránh ngồi vẹo cột sống hay vặn bẻ cột sống đột ngột. Người làm việc nặng nhọc, khi bê vác cần gập gối, thẳng lưng.
  • Nằm đúng tư thế: Không ngủ gục trên bàn hoặc nằm sấp. Hạn chế nằm đệm quá mềm hoặc nằm võng. Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để duy trì cột sóng đúng tư thế như nẹp lưng, gối đỡ thắt lưng, đai lưng,…

Phồng đĩa đệm L4 – L5 là giai đoạn đầu tiên và nhẹ nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 – L5. Nếu không được điều trị đúng lúc có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp liên quan khác. Vì vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng của phồng đĩa đệm, người bệnh nên liên hệ ngay các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời.

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?